Top 5 Dấu hiệu cho thấy cha mẹ đang bao bọc con quá mức
Tình yêu của cha mẹ dành cho con cái là không giới hạn. Tuy nhiên, việc bao bọc con quá mức lại chưa hẳn là chuyện tốt. Chính vì thế trong bài viết này, ... xem thêm...TopList sẽ điểm qua các dấu hiệu cho thấy cha mẹ đang bao bọc con quá mức.
-
Giúp con làm hết tất cả mọi thứ
Nếu ba mẹ giúp đỡ con trong mọi trường hợp, chúng sẽ không bao giờ học được cách làm và có xu hướng ý lại, thụ động, không có tinh thần trách nhiệm vì mọi thứ luôn được làm sẵn. Bố mẹ dọn dẹp phòng, giặt quần áo, nấu ăn, rửa chén… làm hết mọi việc thay con vì nghĩ rằng con còn bé chưa thể giúp đỡ, nên phụ huynh tự làm tất cho nhanh và đỡ mất thời gian. Tuy nhiên, việc để trẻ nhỏ phụ giúp gia đình chính là những bài học đầu đời bạn nên dạy con.
Nhưng bạn cũng cần dạy con về trách nhiệm. Ngay cả trẻ nhỏ cũng có thể phụ giúp việc nhà và học được những bài học đầu đời về trách nhiệm. Hãy dành thời gian dạy con cách dọn dẹp phòng, phân công việc nhà phù hợp lứa tuổi cho mọi thành viên trong gia đình.
-
Bạn xây dựng "hàng rào" bao quanh con
Nếu bạn tạo ra rất nhiều khu vực an toàn nhằm mục đích bảo vệ con như không cho chúng ra ngoài, cản trở con tham gia các hoạt động cộng đồng... bạn chắc chắn thuộc nhóm bố mẹ thích bao bọc. Trẻ em đang trong giai đoạn phát triển cần tương tác với nhiều hoàn cảnh, môi trường, kiểu người khác nhau để mở rộng kiến thức của mình về thế giới. Vì thế, đừng bảo vệ chúng bằng cách xây dựng một thành trì kiên cố và nhốt con vào đó nhé.
Thay vào đó, chúng ta có thể tìm những phương pháp khác để giúp con trẻ phát triển một cách toàn diện và tự tin hơn. Tham gia các khóa học dạy kỹ năng sống có thể là một cách tuyệt vời để con tiếp xúc với xã hội và học hỏi từ những người khác. Những khóa học này không chỉ giúp con trẻ rèn luyện kỹ năng sống mà còn giúp con tự tin hơn trong việc giao tiếp và giải quyết vấn đề. Ngoài ra, việc tham gia các hoạt động ngoại khóa ở trường lớp cũng là một cách tuyệt vời để con tiếp xúc với xã hội và rèn luyện kỹ năng xã hội. Thông qua các hoạt động như thể thao, nghệ thuật hay âm nhạc, con trẻ có thể học cách làm việc nhóm, rèn luyện sự kiên nhẫn và sáng tạo.
-
Không cho con thất bại
Không ai muốn thất bại. Thất bại là điều cực kì khó chịu, thậm chí là mang đến cảm giác khổ sở mà không ai mong muốn. Thế nhưng, có một sự thật là tất cả chúng ta đều phải đối mặt với nhiều kiểu thất bại khác nhau rồi mới lớn lên được. Vì thế, đừng ép con chỉ thành công mà hãy cho con được một lần nếm trải sự thất bại để con được cảm nhận cuộc sống một cách đầy đủ nhất.
Đôi khi chúng ta hoài nghi bản thân vì mong muốn trở nên hoàn hảo khiến chúng ta nghĩ rằng mình đang thất bại trong việc làm cha mẹ. Nỗi sợ thất bại đó có nghĩa là chúng ta đôi khi cố gắng đảm bảo con mình không thất bại. Hãy để con trải qua thất bại và nhìn con đứng lên. Sự nuông chiều, bảo vệ, bao bọc quá kỹ lưỡng của cha mẹ dành cho con cái khiến chúng không chịu được những áp lực của cuộc đời trong tương lai. -
Chọn bạn cho con chơi
Trẻ bị cha mẹ kiểm soát quá mức thường không được phép giao du, kết bạn và đi chơi với bạn bè. Hơn nữa, trẻ còn bị bố mẹ la nắng nếu kết bạn một cách tùy tiện, chưa hỏi ý kiến người lớn. Ba mẹ giúp con giới thiệu với những trẻ khác không có hại gì nhưng điều đó không có nghĩa là cha mẹ có thể bắt con chơi với đứa trẻ nào đó. Tuy nhiên cha mẹ có thể can thiệp khi cần thiết nếu tình bạn đó có hại, ví dụ đứa trẻ đó gây tổn thương cho con bạn về thể chất hay tinh thần, thì bạn cần chỉ ra cho con biết ngay lập tức, để con mình biết đưa ra quyết định.
Nếu bạn không cho phép trẻ đưa ra quyết định của mình mà luôn luôn là người đứng ra giải quyết thay, sau này bé sẽ trở thành người khiếm khuyết kỹ năng sống trầm trọng. Khi lớn lên trẻ không thể đưa ra các quyết định quan trọng của đời mình, luôn sợ sệt và thiếu tự tin luôn chờ đợi vào người khác. Liệu một người như thế có vững vàng trong cuộc sống không nhỉ.
-
Bạn kiểm soát chúng quá nhiều
Có thể hiểu một cách đơn giản, kiểm soát con cái chính là bố mẹ thường xuyên theo dõi, theo sát các con một cách quá mức về mọi khía cạnh trong sinh hoạt và cuộc sống của trẻ. Cụ thể hơn, bố mẹ lúc nào cũng đi theo con cái 24/24, không rời mắt khỏi bé.
Tuy nhiên, nếu như bạn kiểm soát chúng quá chi tiết mỗi ngày, nhiều phiền toái sẽ xảy ra. Đây cũng là một dấu hiệu của việc bao bọc con cái quá mức. Nó có thể tạo ra suy nghĩ rằng bạn chỉ coi chúng là trẻ con và không hề có niềm tin vào chúng. Ngoài ra, việc dạy dỗ con theo cách này còn vô tình làm cho trẻ sống dựa dẫm và phụ thuộc vào bố mẹ, mặc dù đã trưởng thành. Khi gặp khó khăn, trở ngại trong cuộc sống, trẻ không biết phải làm thế nào để vượt qua.