Top 12 Dấu hiệu cho thấy trẻ thiếu canxi cha mẹ nên biết

Nguyễn Tăng Cường 1620 3 Báo lỗi

Với các bé sơ sinh khi cơ thể thiếu canxi rất dễ dẫn đến tình trạng bị biến dạng đầu, thường quấy khóc nhiều. Thiếu canxi là nguyên nhân gây ra 147 bệnh. Vậy ... xem thêm...

  1. Canxi là thành phần chính cấu tạo nên xương và răng, chiếm khoảng 70% thành phần cấu tạo của xương, ngoài ra canxi còn có vai trò giúp hệ miễn dịch cơ thể hoạt động tốt để bảo vệ cơ thể, giúp hệ thần kinh dẫn truyền tín hiệu. Đặc biệt với trẻ em đang trong giai đoạn phát triển thể chất, hoàn thiện xương khớp, nhu cầu canxi sẽ rất cao, việc bổ sung canxi đảm bảo nhu cầu cơ thể là điều rất cần thiết. Bé khó ngủ thiếu chất gì, làm sao để giúp bé ngủ ngon và sâu giấc hơn? Đây là vấn đề không ít các mẹ gặp phải mà chưa biết cách giải quyết. Khó ngủ không chỉ là tình trạng hay gặp ở người lớn mà cả trẻ nhỏ cũng có thể xảy ra. Nhiều bậc cha mẹ có quan niệm sai lầm rằng trẻ nhỏ sẽ không bị mắc chứng khó ngủ, mất ngủ. Tuy nhiên một số chuyên gia chỉ ra rằng có khoảng 1/4 số trẻ bị mắc chứng khó ngủ, mất ngủ ở các mức độ khác nhau.


    Thiếu canxi là tình trạng thường gặp ở các trẻ ít sử dụng các thực phẩm chứa canxi. Thiếu canxi sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của xương khớp. Từ đó, sẽ khiến bé gặp phải hiện tượng nhức mỏi cơ, mỏi xương khớp, hay trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc và thường hay giật mình, quấy khóc. Canxi giúp điều tiết sự cân bằng giữa trạng thái hưng phấn và ức chế của vỏ não, tham gia vào việc phóng thích chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine. Nên khi trẻ em bị thiếu canxi, sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến sự truyền tín hiệu xung thần kinh của hệ thần kinh trung ương, vỏ não liên tục trong trạng thái hưng phấn, khiến trẻ luôn trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ, ngủ không ngon giấc, hay giật mình tỉnh giấc, ngủ mơ màng, bất an, quấy khóc đêm. Khi mẹ thấy bé có các biểu hiện này, cần bổ sung canxi cho bé qua các thực phẩm như rau lá xanh, đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành, sữa chua, pho mát, sữa giàu canxi và đặc biệt là tôm, cua, ghẹ…

    Trẻ khó ngủ hoặc ngủ không ngon giấc
    Trẻ khó ngủ hoặc ngủ không ngon giấc
    Khó ngủ, ngủ không ngon giấc
    Khó ngủ, ngủ không ngon giấc

  2. Vitamin D có tác dụng tăng cường khả năng hấp thu canxi trong cơ thể vì thế trẻ bị thiếu vitamin D sẽ dẫn đến thiếu canxi. Trẻ mới sinh nếu thiếu vitamin D thường mắc chứng đổ mồ hôi trộm. Trẻ dưới 12 tháng tuổi hầu hết đều thiếu vitamin D do đây là giai đoạn hệ cơ, xương, khớp phát triển mạnh mẽ nhất, trường hợp trẻ sinh non, nhẹ cân, trẻ mắc các chứng bệnh nhiễm khuẩn, trẻ còi xương, trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài,... là những đối tượng bị thiếu hụt vitamin D trầm trọng. Một trong những dấu hiệu của trẻ bị thiếu canxi đó là giật mình, quấy khóc nhiều và đổ mồ hôi trộm ban đêm. Thiếu canxi có thể khiến trẻ dễ đổ mồ hôi hơn và rụng tóc, nhất là phần đầu phía sau, nơi tiếp xúc với gối ngay cả khi thời tiết mát mẻ, thậm chí lạnh nhưng trẻ bị thiếu canxi vẫn bị đổ mồ hôi, rụng tóc ở phần sau gáy.. Tuy nhiên, để chẩn đoán chính xác, trẻ cần được bác sĩ thăm khám, hoặc thậm chí là làm xét nghiệm kiểm tra.

    Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động. Việc ra mồ hôi trộm do thiếu canxi hay còi xương mà nhiều bố mẹ lo lắng là bệnh lý không có liên quan gì tới nhiệt độ phòng hay thời tiết. Trên thực tế, việc còi xương là do thiếu vitamin D chứ không đơn thuần chỉ thiếu mỗi canxi. Trong trường hợp này, nếu nhận thấy trẻ có những bất thường về xương và một số triệu chứng thần kinh, ngoài việc bổ sung canxi, bố mẹ cần cho trẻ tắm nắng và uống vitamin D.

    Trẻ đổ mồ hôi ban đêm
    Trẻ đổ mồ hôi ban đêm
    Đổ nhiều mồ hôi vào ban đêm
    Đổ nhiều mồ hôi vào ban đêm
  3. Ở trẻ nhỏ, canxi có vai trò giúp điều tiết sự cân bằng giữa trạng thái hưng phấn và ức chế của vỏ não. Mỗi khi cơ thể trẻ thiếu canxi sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động trao đổi chất của hệ thần kinh trung ương. Cơ thể trẻ chỉ có thể ngủ được nếu vỏ não ngừng hưng phấn thế nhưng sự thiếu hụt canxi lại làm tăng sự hưng phấn liên tục ở võ não, không nghỉ ngơi dẫn đến tình trạng trẻ đã đến giờ ngủ vẫn không tài nào ngủ được, thậm chí mất ngủ. Thiếu canxi làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của hệ thần kinh trung ương, hoạt chất làm chậm dẫn truyền thần kinh từ tryptophan sang melatonine làm thư giãn não, tạo giấc ngủ sâu bị ức chế, khiến trẻ hay giật mình khóc đêm. Ngoài ra, trẻ còn có thể bị co thắt thanh quản gây khó thở, bị ọc sữa do co thắt dạ dày… Do đó, trẻ thường xuyên ngủ không ngon giấc, quấy khóc.


    Trẻ thiếu canxi cũng làm chậm các quá trình trao đổi chất, khiến trẻ chậm lớn, suy dinh dưỡng thấp còi. Sức khỏe của trẻ không đảm bảo cùng với sự trằn trọc khi ngủ sẽ khiến trẻ dễ bị kiệt sức, quấy khóc, mệt mỏi khiến cho giấc ngủ chập chờn. Mẹ để ý nếu thấy tiếng khóc của bé không bình thường: khóc thét, mặt đỏ, tím, co cứng toàn thân, càng dỗ, càng ru trẻ lại càng khóc... với mỗi lần như vậy có thể kéo dài vài giờ hoặc thậm chí là suốt đêm. Thì đó là những biểu hiện của việc thiếu canxi. Khi trẻ khóc đêm không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ những người thân trong gia đình mà còn có gây hại đến sức khỏe của con. Nếu trẻ thiếu canxi nặng còn nguy hiểm đến tính mạng. Bởi vậy mẹ cần cung cấp đủ canxi cho bé bằng cách sử dụng đa dạng các thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày cho bé ngay nhé.

    Trẻ hay giật mình, khóc đêm
    Trẻ hay giật mình, khóc đêm
    Giật mình khóc đêm
    Giật mình khóc đêm
  4. Canxi là một trong những loại dưỡng chất ảnh hưởng rất lớn và đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của bé, giúp cho hệ xương, răng và tóc của bé luôn chắc khỏe. Việc thiếu hụt canxi sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng có thể kể đến như khiến trẻ chậm lớn, còi xương, răng yếu, mọc không đều, dễ bị sâu răng. Trẻ phát triển chậm cũng là một trong các dấu hiệu chứng tỏ trẻ thiếu canxi. Canxi là thành phần chính cấu tạo nên xương và răng, chiếm khoảng 70% thành phần cấu tạo của xương, ngoài ra canxi còn có vai trò giúp hệ miễn dịch cơ thể hoạt động tốt để bảo vệ cơ thể, giúp hệ thần kinh dẫn truyền tín hiệu. Nên nếu trẻ em bị thiếu canxi, trẻ thường bị nhận thức chậm, phản xạ kém, mọi hoạt động kém linh hoạt hơn so với những trẻ khác.

    Theo thống kê mới nhất của Viện Y xã hội học, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi của Việt Nam là 29,3%, một phần do trẻ bị thiếu canxi. Đặc biệt với trẻ em đang trong giai đoạn phát triển thể chất, hoàn thiện xương khớp, nhu cầu canxi sẽ rất cao, việc bổ sung canxi đảm bảo nhu cầu cơ thể là điều rất cần thiết. Khi bị thiếu canxi sẽ khiến cho trẻ dễ bị rối loạn tâm lý, phát triển chậm. Điều này có thể dẫn đến bé nhận thức chậm hơn so với các trẻ khác, có phản xạ cũng kém hơn. Ngoài ra, nhiều bé còn có biểu hiện không quan tâm đến mọi vật và những người xung quanh. Phương pháp bổ sung canxi hiệu quả nhất chính là thông qua các loại thực phẩm thiên nhiên đầy đủ dinh dưỡng, và thông qua món ăn bổ dưỡng nhất dành cho các bé là sữa mẹ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp mẹ không đủ sữa hoặc bé kém hấp thụ canxi mà phải bổ sung thêm canxi ngoài thì mẹ cần lưu ý phải được bác sĩ kê đơn và tư vấn cụ thể để tránh việc bé bị thừa canxi nhé.

    Trẻ chậm phát triển
    Trẻ chậm phát triển
    Trẻ phát triển chậm cũng là một trong các dấu hiệu chứng tỏ trẻ thiếu canxi
    Trẻ phát triển chậm cũng là một trong các dấu hiệu chứng tỏ trẻ thiếu canxi
  5. Trẻ biếng ăn, chán ăn hoặc chỉ ăn mỗi món mình yêu thích cũng là dấu hiệu dẫn đến việc thiếu canxi, khoáng tố canxi dung nạp vào trong cơ thể không đủ dễ dẫn đến ăn uống không ngon. Tình trạng biếng ăn ở trẻ kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn tới quá trình phát triển thể chất của trẻ, đồng thời gây tổn hại đến trí thông minh, khả năng nhận thức của trẻ. Biếng ăn, chán ăn làm cơ thể trẻ không hấp thụ được các dưỡng chất quan trọng sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch, sức đề kháng yếu kém, điều này sẽ dễ dàng “mở đường” cho các virus gây bệnh tấn công. Thiếu canxi ở trẻ gây tác động đến hệ thần kinh trung ương, còn gây những cơn co thắt thanh quản, gây khó thở và gây co thắt dạ dày gây hiện tượng ọc sữa ở trẻ. Những trường hợp nặng còn có thể ngưng thở và thở nhanh, bé xuất hiện các cơn tăng nhịp tim và có thể gây suy tim.

    Những đứa trẻ biếng ăn, chán ăn hoặc trẻ chỉ ăn mỗi món yêu thích như thịt, không thích ăn rau, tôm cua cá cũng có liên quan đến việc thiếu hụt canxi trong cơ thể dẫn đến ăn uống không ngon miệng. Khi biếng ăn ở trẻ kéo dài cơ thể không hấp thụ được các chất dinh dưỡng đầy đủ sẽ ảnh hưởng rất lớn tới quá trình phát triển của trẻ, đồng thời gây tổn hại đến trí thông minh, khả năng nhận thức của trẻ, làm suy giảm hệ miễn dịch, sức đề kháng yếu kém, trẻ sẽ dễ dàng mắc các bệnh nhiễm khuẩn, virut. Vì vậy, khi trẻ biếng ăn thì điều quan trọng là duy trì việc bổ sung dưỡng chất thông qua các bữa ăn hàng ngày và các sản phẩm chế biến từ sữa cho trẻ. Để bổ sung kịp thời nhu cầu canxi cho trẻ, giúp trẻ bắt kịp đà tăng trưởng và khỏe mạnh.

    Trẻ biếng ăn, chán ăn
    Trẻ biếng ăn, chán ăn
    Trẻ biếng ăn, chán ăn
    Trẻ biếng ăn, chán ăn
  6. Canxi là thành phần chính cấu trúc nên xương và răng, thiếu canxi làm cho xương của trẻ bị yếu, nhiệm vụ nâng đỡ cơ thể của xương cũng không thể hoàn thành nhiệm vụ, khiến cho bé thường có những biểu hiện hay bị nhức mỏi, đau chân. Do lượng canxi không được cung cấp đầy đủ gây thiếu hụt khiến xương của trẻ bị yếu, nhiệm vụ nâng đỡ cơ thể của xương cũng không thể hoàn thành nhiệm vụ và không đảm bảo được cho hoạt động linh hoạt của trẻ khiến cho bé thường có những biểu hiện đau nhức xương hay ở chân khu vực ống đồng, bàn chân và tay khu vực ống đồng trong khi di chuyển, lao động, phải mang vác một đồ vật. Một số trẻ hay bị chuột rút ở chân, đặc biệt rõ ở những trẻ từ 18 tháng tuổi trở lên bị chuột rút biểu hiện tình trạng trẻ đang bị thiếu canxi.


    Xương mềm và yếu làm cho trẻ lười vận động thích ngồi một chỗ. Do đó, trẻ trở nên yếu kém hơn và dễ mắc bệnh béo phì hơn trẻ khác. Còi xương là bệnh rất hay gặp ở trẻ nhỏ đang trong thời kỳ phát triển nhanh, nhẹ thì sẽ khiến trẻ tăng trưởng kém, chậm mọc răng. Ở thể nặng sẽ làm trẻ chậm phát triển chiều cao, biến dạng xương, chân vòng kiềng, vừa gây mất thẩm mỹ, vừa ảnh hưởng đến thể trạng, gây biến dạng khung xương chậu, nguy hiểm nhất là xảy ra ở bé gái, khi lớn lên việc sinh nở sẽ gặp khó khăn. Sở dĩ trẻ thường đau mỏi vào ban đêm vì đó là thời điểm xương phát triển nhanh nhất. Do bé đang ở thời kỳ xương phát triển quá nhanh trong khi các chất cần thiết cho sự phát triển của xương như sắt, canxi không được cung cấp kịp thời. Vì vậy ba mẹ cần bổ sung thêm canxi kịp thời cho bé.

    Trẻ hay nhức mỏi tay chân
    Trẻ hay nhức mỏi tay chân
    Bé hay bị nhức mỏi, đau chân
    Bé hay bị nhức mỏi, đau chân
  7. Thóp thở là một bộ phận rất quan trọng và nhạy cảm với trẻ sơ sinh. Có hai loại thóp là thóp trước và thóp sau. Tuy chỉ chiếm một diện tích nhỏ nhưng lại là bộ phận quan trọng phản ánh tình trạng sức khoẻ của bé. Thóp thở chỉ tồn tại trong 1 thời gian ngắn sau khi trẻ sinh ra, sau đó sẽ đóng lại tự động. Thóp được hiểu là vùng mềm giữa các xương sọ bên trên trán của trẻ sơ sinh. Thóp liền quá muộn hoặc quá sớm cũng đều không tốt. Nếu thóp liền lại quá sớm sẽ hạn chế sự phát triển của não làm ảnh hưởng đến trí tuệ. Còn thóp đóng lại muộn có thể là dấu hiệu trẻ thiếu canxi khiến còi xương, suy dinh dưỡng hoặc não to bất thường.


    Thông thường thóp sẽ khép lại khi trẻ được 12–18 tháng tuổi. Tốc độ khép lại trung bình của thóp thở 2,5 mm/tháng. Tốc độ quá nhanh mách bạn rằng cơ thể bé bị thừa canxi, tốc độ chậm cơ thể bé đòi hỏi bổ sung vitamin D. Nếu khoảng một tuổi, thóp của bé chưa liền, cần đưa bé đi khám. Thóp sẽ liền lại cùng sự phát triển của xương sọ. Ngoài ra, thóp trũng có thể là triệu chứng khi mất nước. Tuy nhiên, đây là dấu hiệu nặng khi mất nước. Bạn có thể kiểm tra dấu hiệu nhẹ của mất nước ở bé là khô miệng, giảm tần suất đi tiểu. Thóp rộng so với tuổi thường gặp trong bệnh còi xương. Phải tìm thêm các dấu hiệu khác của còi xương để chẩn đoán. Cần khám bác sĩ để bổ sung vitamin D và canxi. Phòng còi xương nên cho trẻ tắm nắng buổi sáng để ánh nắng tiếp xúc trực tiếp với da của trẻ, trong 10 - 15 phút.

    Thóp trẻ liền quá muộn
    Thóp trẻ liền quá muộn
    Thóp liền quá muộn
    Thóp liền quá muộn
  8. Hầu hết, ở trẻ dưới 1 tuổi tình trạng thiếu hụt canxi đều biểu hiện ở vùng chân. Biểu hiện là trẻ biết đi muộn, bị biến dạng xương và khớp cụ thể chân thường biến dạng cong hình chữ O, chữ X, cơ bắp lỏng lẻo, yếu mềm. Xương mềm khiến các bé biết lẫy, bò, đứng, đi rất muộn so với các bạn đồng trang lứa. Tăng sinh và biến dạng xương là hậu quả của sự mềm xương và là những biểu hiện muộn của bệnh còi xương. Những biến dạng trên thường để lại những di chứng vĩnh viễn, không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, mà đối với trẻ gái còn gây nên những khó khăn trong sinh đẻ sau này do sự biến dạng của khung chậu. Ngoài việc nắm được những nguyên nhân cơ bản khiến trẻ bị thiếu canxi thì cha mẹ cũng cần biết cách kiểm tra trẻ thiếu canxi để có thể phát hiện và can thiệp kịp thời, tránh tình trạng để bé thiếu canxi ở mức độ nặng, gây ra những biến nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và vóc dáng của trẻ.


    Để xác định chính xác cơ thể trẻ có bị thiếu canxi hay không, thiếu nhiều hay ít, ngoài xem xét triệu chứng, cần phải làm các xét nghiệm. Xét nghiệm mật độ xương có thể giúp cha mẹ kiểm tra trẻ thiếu canxi, vì nó sẽ phản ánh xương dày hay mỏng. Tuy nhiên, mật độ xương được quyết định bởi ít nhất hai thứ là canxi và sức mạnh của cơ bắp. Vì vậy, ngoài việc bổ sung canxi, cha mẹ cũng cần chú ý đến vận động của trẻ. Bổ sung canxi cho bé thông qua những thực phẩm giàu canxi: tôm, cua, cá, sữa, vừng, đậu tương, rau ngót, rau dền, rau đay... Khi trẻ bắt đầu làm quen với món ăn thì mẹ cần ưu tiên những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và canxi nhé.

    Trẻ chậm biết đi, bị biến dạng xương, khớp
    Trẻ chậm biết đi, bị biến dạng xương, khớp
    Trẻ biết đi muộn, bị biến dạng xương và khớp
    Trẻ biết đi muộn, bị biến dạng xương và khớp
  9. Rụng tóc vành khăn là hiện tượng xảy ra ở trẻ sơ sinh thường gặp ở trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi, khi tóc rụng nhiều ở phần sau gáy và tạo thành hình vành khăn xung quanh đầu. Đi kèm với triệu chứng bé sơ sinh rụng tóc hình vành khăn, một số trường hợp xuất hiện tình trạng khó ngủ, quấy khóc, đổ mồ hôi trộm và vận động kém. Vậy nên khả năng rất cao bé đang có tình trạng thiếu canxi. Hiện tượng bé rụng tóc hình vành khăn (tóc đằng sau gáy không mọc) có thể là dấu hiệu sớm của còi xương mà nguyên nhân chính là do thiếu vitamin D dẫn đến rối loạn chuyển hóa canxi. Vitamin D có vai trò khá quan trọng đối với việc hình thành lông và tóc. Vitamin D được cung cấp từ chế độ ăn uống hoặc tổng hợp ở da dưới tác động của ánh nắng mặt trời. Khi sinh ra, lượng vitamin D có sẵn trong cơ thể trẻ khá ít, trong khi đó hàm lượng vitamin D từ sữa mẹ hầu như không đủ cho nhu cầu của trẻ.

    Trẻ sơ sinh cũng thường bị hạn chế không tiếp xúc ánh nắng thường xuyên được. Vì vậy trẻ rất dễ bị thiếu hụt dưỡng chất này. Tình trạng này không chỉ xảy ra ở những trẻ suy dinh dưỡng mà những trẻ mập mạp cũng rất dễ mắc. Do đó, con bị rụng tóc vành khăn cha mẹ không nên chủ quan để tránh những tác động tiêu cực đến sự phát triển của trẻ. Đặc biệt là những tình trạng rụng tóc ở độ tuổi trên 6 tháng như rụng tóc vành khăn ở trẻ 1 tuổi, bé 15 tháng rụng tóc hình vành khăn, bé 2 tuổi rụng tóc vành khăn. Việc tìm ra nguyên nhân cốt lõi gây bệnh và điều trị theo nguyên nhân đó là điều mấu chốt giúp trẻ khỏi bệnh. Vì vậy phụ huynh nên đưa trẻ đến các chuyên khoa để thăm khám và tham khảo ý kiến bác sỹ về cách điều trị trẻ bị rụng tóc vành khăn.

    Trẻ rụng tóc nhiều
    Trẻ rụng tóc nhiều
    Hiện tượng bé rụng tóc hình vành khăn
    Hiện tượng bé rụng tóc hình vành khăn
  10. Trẻ chậm mọc răng là tình trạng mọc răng sữa chậm ở trẻ nhỏ, nếu trẻ được trên 12 tháng mà răng sữa chưa bắt đầu mọc là chậm mọc răng. Chậm mọc răng và sâu răng là những bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ, nhiều ông bố bà mẹ không biết đến cách chữa trị hoặc lơ là sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của trẻ về sau. Canxi là một trong những thành phần quan trọng của răng, việc thiếu hụt canxi trong cơ thể sẽ ảnh hưởng đến răng, gây sâu răng. Trẻ em nếu bị thiếu canxi có thể mọc răng muộn hơn so với trẻ cùng tuổi. Một số trẻ khác răng mọc đúng thời điểm nhưng lại mọc so le, bố trí không đều, răng lỏng, sớm rụng cũng là do trẻ bị thiếu canxi và chế độ ăn nghèo phospho...


    Để trẻ không bị thiếu hụt canxi bố mẹ cần biết cách bổ sung đầy đủ canxi cho trẻ. Mẹ có thể bổ sung canxi cho bé bằng cách thực đơn hàng ngày của bé có chứa hàm lượng canxi vừa đủ cho bé. Còn đối với trẻ sơ sinh việc tắm nắng cho bé hàng ngày cũng là cách hữu hiệu giúp bé hấp thụ canxi thông qua quá trình tổng hợp vitamin D. Nếu như các bà mẹ đang trong giai đoạn cho trẻ bú sữa hàng ngày thì tuyệt đối không nên kiêng khem mà hãy ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để con trẻ có nguồn sữa tốt nhất. Bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, thức ăn chứa Collagen, vitaminD, canxi, khoáng chất,… có trong thực phẩm hoặc chế phẩm bổ sung. Việc bổ sung vitamin D và canxi dưới dạng thuốc là cần thiết nhưng bạn phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Bạn không nên tự ý cho bé dùng vitamin nói chung và canxi nói riêng vì trẻ có thể bị rối loạn tiêu hóa, chán ăn... do uống vitamin quá liều hoặc trong thời gian dài.

    Trẻ chậm mọc răng hay sâu răng
    Trẻ chậm mọc răng hay sâu răng
    Sâu răng, chậm mọc răng
    Sâu răng, chậm mọc răng
  11. Nấc cụt là hiện tượng xuất hiện những cơn co thắt bất ngờ không thể tự chủ từ cơ hoành, các cơn này bị ngắt quãng liên tục và lặp đi lặp lại nhiều lần. Cơ chế này này buộc không khí thoát ra thông qua dây thanh âm bị đóng lại, tạo nên âm thanh nấc cụt. Trẻ có thể trớ ra sữa vừa bú cũng có thể trớ ra cả sữa bú ở cữ trước. Tuy nhiên, nếu việc bé nôn trớ, ọc sữa kéo dài hoặc kèm theo một số dấu hiệu khác thì đó có thể là biểu hiện của một bệnh trạng của trẻ. Vì vậy, bố mẹ cần theo dõi bé và có phương án giải quyết phù hợp. Triệu chứng bé hay có những cơn co thắt thanh quản gây khó thở, nấc cụt, ọc sữa…cũng là những biểu hiện của chứng thiếu canxi. Những trường hợp nặng còn có thể ngưng thở và thở nhanh, bé xuất hiện các cơn tăng nhịp tim và có thể gây suy tim.


    Nôn trớ kèm với các triệu chứng như hay vặn mình, ưỡn mình, ngủ không sâu giấc hoặc hay giật mình là biểu hiện của bệnh thiếu canxi và cần được bổ sung (có thể thông qua dinh dưỡng của mẹ). Sữa mẹ là nguồn cung cấp canxi tốt nhất cho bé vì vậy mẹ hãy ăn uống đủ chất, có một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Tình trạng ọc sữa hay xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sau 6 tháng tuổi, tình trạng này sẽ giảm bớt. Khi đó bẽ chuyển qua giai đoạn ăn dặm các đồ ăn đặc, cứng hơn nên hạn chế được tình trạng nôn trớ. Đồng thời bé cũng đã ngồi được cũng làm giảm thiểu khả năn này. Triệu chứng này gần như mất hẳn khi bé được 1 tuổi. Tuy nhiên, nếu tình trạng nôn trớ kéo dài và kèm theo các triệu chứng khác như: sốt, ho, phát ban, đau bụng quằn quại, co giật… thì mẹ nên cho bé đi khám ngay ở cơ sở khám chữa bệnh uy tín.

    Trẻ hay bị nấc cụt và ọc sữa
    Trẻ hay bị nấc cụt và ọc sữa
    Dấu hiệu thiếu canxi ở trẻ
    Dấu hiệu thiếu canxi ở trẻ
  12. Canxi có tác động lớn đến hệ thống miễn dịch của cơ thể. Canxi giữ vai trò dẫn truyền thông tin giúp tế bào bạch cầu phát hiện ra, bao vây, tiêu diệt vi khuẩn và các độc tố gây bệnh. Vì thế, thiếu canxi làm suy giảm sức đề kháng của trẻ, trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp và hệ tiêu hóa. Ngoài ra, trẻ thiếu canxi thường hay bị ra mồ hôi trộm, đặc biệt là về đêm khi ngủ. Nếu không được lau khô người, trẻ rất dễ bị nhiễm lạnh, làm tăng nguy cơ viêm phổi. Nhiều bố mẹ chủ quan cho rằng, bệnh viêm phổi ở trẻ chỉ xảy ra trong mùa đông và do vi khuẩn, vi rút,… gây bệnh. Nhưng thực tế không phải vậy, trẻ nhỏ rất hay bị viêm phổi ngay trong thời tiết nắng nóng, nhiều trẻ bị đi bị lại nhiều lần trong năm. Và một trong những nguyên nhân ít bố mẹ chú ý đến là trẻ bị thiếu canxi.


    Các chuyên gia chỉ ra rằng: Tình trạng thiếu canxi ở trẻ sẽ dẫn đến trương lực cơ giảm, cơ hô hấp hoạt động kém. Nếu không được săn sóc tốt trẻ có thể bị nhiễm khuẩn đường hô hấp, và nặng hơn là dẫn đến việc trẻ bị viêm phế quản, viêm phổi. Tình trạng viêm phổi sẽ tái phát nhiều lần trong năm, nếu như bố mẹ không có biện pháp cải thiện kịp thời cho trẻ, và hậu quả là khiến cho trẻ luôn mệt mỏi, chậm phát triển. Canxi đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển thể chất và tình thần của trẻ nhỏ. Vì thế, bố mẹ cần chú ý bổ sung canxi đầy đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ. Trong bữa ăn hàng ngày, mẹ cần tăng cường các thực phẩm giàu canxi như sữa, tôm, cá, rau đậm màu, hoa quả tươi,…Tận dụng thời điểm nhiều nắng, mẹ cần tắm nắng cho trẻ hàng ngày để trẻ hấp thu canxi tốt cũng như tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho trẻ.

    Trẻ hay bị viêm phổi.
    Trẻ hay bị viêm phổi.
    Trẻ hay viêm phổi
    Trẻ hay viêm phổi




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy