Thóp liền quá muộn

Thóp thở là một bộ phận rất quan trọng và nhạy cảm với trẻ sơ sinh. Có hai loại thóp là thóp trước và thóp sau. Tuy chỉ chiếm một diện tích nhỏ nhưng lại là bộ phận quan trọng phản ánh tình trạng sức khoẻ của bé. Thóp thở chỉ tồn tại trong 1 thời gian ngắn sau khi trẻ sinh ra, sau đó sẽ đóng lại tự động. Thóp được hiểu là vùng mềm giữa các xương sọ bên trên trán của trẻ sơ sinh. Thóp liền quá muộn hoặc quá sớm cũng đều không tốt. Nếu thóp liền lại quá sớm sẽ hạn chế sự phát triển của não làm ảnh hưởng đến trí tuệ. Còn thóp đóng lại muộn có thể là dấu hiệu trẻ thiếu canxi khiến còi xương, suy dinh dưỡng hoặc não to bất thường.


Thông thường thóp sẽ khép lại khi trẻ được 12–18 tháng tuổi. Tốc độ khép lại trung bình của thóp thở 2,5 mm/tháng. Tốc độ quá nhanh mách bạn rằng cơ thể bé bị thừa canxi, tốc độ chậm cơ thể bé đòi hỏi bổ sung vitamin D. Nếu khoảng một tuổi, thóp của bé chưa liền, cần đưa bé đi khám. Thóp sẽ liền lại cùng sự phát triển của xương sọ. Ngoài ra, thóp trũng có thể là triệu chứng khi mất nước. Tuy nhiên, đây là dấu hiệu nặng khi mất nước. Bạn có thể kiểm tra dấu hiệu nhẹ của mất nước ở bé là khô miệng, giảm tần suất đi tiểu. Thóp rộng so với tuổi thường gặp trong bệnh còi xương. Phải tìm thêm các dấu hiệu khác của còi xương để chẩn đoán. Cần khám bác sĩ để bổ sung vitamin D và canxi. Phòng còi xương nên cho trẻ tắm nắng buổi sáng để ánh nắng tiếp xúc trực tiếp với da của trẻ, trong 10 - 15 phút.

Thóp trẻ liền quá muộn
Thóp trẻ liền quá muộn
Thóp liền quá muộn
Thóp liền quá muộn

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy