Top 9 Chương trình truyền hình Việt Nam dừng sản xuất gây nhiều tiếc nuối cho khán giả

Thi 2507 0 Báo lỗi

Cách đây khoảng 20 năm, khi mà mạng xã hội chưa thật sự phổ biến như hiện nay, không có các thiết bị di động hiện đại thì người ta thường dành thời gian nhiều ... xem thêm...

  1. Ở nhà chủ nhật là một trong những trò chơi truyền hình có tuổi đời "già" trên kênh VTV3 của Đài Truyền hình Việt Nam. Nhà báo Tạ Bích Loan là người dẫn chương trình đầu tiên, sau đó nhà báo Bùi Thu Thủy đã đồng hành dẫn dắt chương trình và đã tạo nên dấu ấn sâu đậm cho khán giả. Những năm cuối cùng, nhà báo Vũ Thanh Hường đảm nhiệm vai trò người dẫn. Chương trình lên sóng lần đầu tiên năm 1998, khung giờ 12:00 trưa chủ nhật hàng tuần, dưới hình thức là một trò chơi truyền hình với sự tham gia của các gia đình. Từ khi MC Thanh Hường dẫn, chương trình được dựa theo bản quyền từ Đức. Sau số phát sóng ngày 30/12/2007, ê kíp sản xuất chương trình thông báo là tạm ngừng phát sóng. Cũng kể từ đây, Ở nhà chủ nhật chính thức dừng lại sau 9 năm phát sóng. Thay vào đó, VTV lại phối hợp với công ty BHD thực hiện sản xuất chương trình tương tự mang tên Ô cửa bí mật.


    Chương trình diễn ra vào các ngày chủ nhật, khi mà mỗi tuần lại giới thiệu về 2 gia đình khác nhau với đủ độ tuổi, cá tính... Cùng với nhau tham gia các trò chơi và trả lời câu hỏi mà chương trình đưa ra để vượt qua gia đình bên kia giành chiến thắng. Chương trình Ở nhà chủ nhật được phát sóng trên kênh truyền hình quốc gia VTV3 từ năm 1999. Chương trình trong suốt quá trình phát triển có sự thay đổi nhiều lần về MC dẫn dắt. Ban đầu là nhà báo Tạ Bích Loan, nhà báo Bảo Vân, nhà báo Minh Vũ, nhà báo Bùi Thu Thủy lần lượt giữ vai trò MC chương trình từ năm 1999 đến 2004. Năm 2005 đến lượt nhà báo Thanh Hường đảm nhận. Ngày 30/12/2007, chương trình thông báo ngừng phát sóng, kết thúc 9 năm trên sóng truyền hình Quốc gia, gây nhiều tiếc nuối cho người xem vì đã mất đi một món ăn tinh thần không thể thiếu vào các dịp cuối tuần.

    Nhà báo Tạ Bích Loan - Chương trình ở nhà chủ nhật
    Nhà báo Tạ Bích Loan - Chương trình ở nhà chủ nhật
    Chương trình Ở nhà chủ nhật

  2. Gặp nhau cuối tuần là tên gọi một chương trình hài kịch và thực tế của hãng phim Truyền hình Việt Nam (Nay là Trung tâm sản xuất phim Truyền hình) - VFC, một đơn vị trực thuộc Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện từ tháng 4 năm 2000 đến năm 2006. Ra mắt từ ngày 1 tháng 4 năm 2000, Gặp nhau cuối tuần do các nhà làm phim và truyền hình của Hãng phim Truyền hình Việt Nam (Nay là Trung tâm Sản xuất Phim Truyền hình - Đài Truyền hình Việt Nam) lấy ý tưởng từ các chương trình hài kịch từng xuất hiện trước đó như Góc thư giãn, Gặp nhau và... cười, Những người thích đùa... Sau khi "Gặp nhau cuối tuần" kết thúc, thì vào khoảng 3/2007 chương trình Gala cười - một phần của Gặp nhau cuối tuần đã quay trở lại và được phát sóng mỗi 3 tháng 1 lần đến 30/12/2007, từ năm 2010 Gala cười được phát sóng vào mùng 2 tết Nguyên đán trên VTV3 đến hiện nay.


    Năm 2010, chương trình Gặp nhau cuối tuần được kế thừa với một phiên bản mới mang tên Thư giãn cuối tuần. Số đầu tiên của chương trình được phát sóng vào 21h thứ 7, ngày 28 tháng 08 năm 2010 trên kênh VTV3 và các số tiếp theo được phát sóng đều đặn vào 21h ngày thứ 7 hàng tuần cũng trên kênh VTV3. Năm 2013, sau hơn 2 năm phát sóng thì VFC đã cho ra mắt format mới của Thư giãn cuối tuần với tên gọi Chém chuối, số đầu tiên của Chém chuối được phát sóng vào lúc 11 giờ ngày 05 tháng 01 năm 2013. Ngày 18 tháng 4 năm 2015, chương trình Thư giãn cuối tuần ngừng phát sóng. Có lẽ đây là chương trình khi mà nó kết thúc gây nhiều tiếc nuối nhất cho khán giả. Rất nhiều nghệ sĩ với nhiều cái tên trong chương trình mà sau này trở thành nghệ danh đi theo hết cuộc đời sự nghiệp nghệ thuật của họ như "Quang Tèo - Giang Còi" của NSƯT Nguyễn Tiến Quang - NS Lê Hồng Giang, "Thắng mũi to" của NS Đặng Quang Thắng, "Hiệp gà" của NS Dương Đức Hiệp, Sếp Bằng của NSƯT Phạm Bằng...

    Những gương mặt nghệ sĩ hài tạo nên sức hút của chương trình
    Những gương mặt nghệ sĩ hài tạo nên sức hút của chương trình
    Chương trình Gặp nhau cuối tuần
  3. Hành trình văn hóa là chương trình truyền hình Việt Nam có nội dung tìm hiểu văn hóa Việt Nam và thế giới trên truyền hình, được phát sóng trên kênh VTV3 vào 19h50 thứ năm (trước 2003 là thứ 7) hàng tuần. Dẫn chương trình là MC Hoa Thanh Tùng, sau đó là MC Bạch Dương. Từ ngày chương trình Hành trình văn hoá ra mắt thì đã có khoảng 4 người dẫn chương trình: Bạch Dương, Hoa Thanh Tùng, Hồng Phúc, Lam Kiều. Nhưng người để lại ấn tượng sâu đậm nhất trong khán giả là Bạch Dương và Hoa Thanh Tùng.


    Rất hiếm có chương trình nào mà nội dung tập trung chủ yếu về việc khám phá nền văn hóa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới nên khi mà Hành trình văn hóa nói lời chia tay với khán giả sau 6 năm trên sóng truyền hình quốc gia VTV3, đã gây không ít sự tiếc nuối và lưu luyến của khán giả. Phát sóng lần đầu tiên vào năm 2001, đều đặn vào lúc 20:00 thứ năm hàng tuần, chương trình gồm 6 người tham gia chia làm 3 đội với 4 phần thi, nội dung chủ yếu liên quan tới hành trình khám phá phong tục, tập quán của các quốc gia trên thế giới.

    MC Bạch Dương - Người dẫn chương trình để lại ấn tượng sâu đậm nhất với khán giả
    MC Bạch Dương - Người dẫn chương trình để lại ấn tượng sâu đậm nhất với khán giả
    Chương trình Hành trình văn hóa
  4. Rung chuông vàng là một cuộc thi kiến thức dành cho sinh viên các trường đại học tại Việt Nam do Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) thực hiện. mua bản quyền từ Hàn Quốc với format gốc được thực hiện dưới tên 도전! 골든벨 phát sóng trên kênh KBS. Tập đoàn công nghệ thực phẩm Orion là nhà tài trợ chính trong suốt thời gian phát sóng. Ban đầu cuộc thi này dành cho các sinh viên trong cùng một trường đại học thi đấu loại với nhau, về sau chuyển sang hình thức thi đấu giữa hai trường đại học, vẫn với hình thức trả lời câu hỏi đấu loại để tìm ra người trụ lại cuối cùng. Sang năm 3, phần thi chỉ dành cho một trường đại học (như năm 1) nhưng mỗi trường sẽ có ít nhất 2 người vào chung kết năm. Ở mỗi trường, chương trình sẽ cho một chủ đề khác nhau trong 10 câu hỏi đầu (trừ cuộc thi năm), từ câu 11 trở đi sẽ là kiến thức chung dưới dạng câu hỏi dữ liệu, hình, clip.


    Chắc bạn không thể quên được bài hát Rung chuông vàng do nhóm Bức Tường trình bày đã phần nào thể hiện nhiệt huyết, đam mê kiến thức của các bạn trẻ sinh viên. Chương trình này không chỉ dành cho các bạn sinh viên mà thầy cô còn được tham gia vào các trò chơi cứu trợ giúp các bạn sinh viên trường mình quay lại tiếp tục. Ban đầu cuộc thi này dành cho các bạn sinh viên cùng một trường đại học. Sau này để tăng tính cạnh tranh, phát huy tính kiên trì giữa các sinh viên với nhau, cuộc thi chuyển đổi trở thành tổ chức thi đấu giữa hai trường đại học khác nhau. Nội dung chương trình là bao gồm 100 bạn sinh viên, cùng trải qua các câu hỏi mà chương trình đưa ra, trả lời bằng cách giơ bảng để tìm ra người cuối cùng rung được chuông vàng. Sau lần phát sóng cuối cùng trên VTV3 vào ngày 6 tháng 11 năm 2011, bắt đầu từ năm thứ 6 trở đi, chương trình đã được chuyển đối tượng xuống học sinh Trung học phổ thông, với kênh phát lần này là VTV9. Bản thân VTV3 cũng có sự thay thế chương trình. Đó là sự trở lại của SV-2012.

    Người chiến thắng giành đươc giải thưởng từ chương trình
    Người chiến thắng giành đươc giải thưởng từ chương trình
    Chương trình Rung chuông vàng
    Chương trình Rung chuông vàng
  5. Hỏi Xoáy Đáp Xoay là một chuyên mục rất thú vị trong chương trình Thư giãn cuối tuần của VTV3, Cực kỳ bổ ích nhưng lại rất hài hước và dí dỏm, tuy chỉ xoay quanh các câu hỏi-đáp nhưng không hề nhàm chán chút nào. Đặc biệt gần đây chương trình này hầu như ai cũng biết, ban biên tập cũng tạo cho chương trình những nét riêng rất hay, cụ thể là cá tính của MC lẫn vị Giáo sư đều trở nên rất đặc trưng và buồn cười: Một giáo sư uyên bác nhưng thích chém gió và thích đá đểu MC có thêm bệnh lan man lạc đề, còn MC thì hơi khuôn phép - dễ bị chọc quê, dễ cáu, không bì được với giáo sư về khoản chém gió và đá đểu nhưng vẫn cứ thích gân cổ lên.


    Chuyên mục hỏi xoáy đáp xoay rất được khán giả biết đến trong chương trình Thư giãn cuối tuần phát sóng vào lúc 21h thứ 7 hàng tuần, được coi là phiên bản mới của chương trình gặp nhau cuối tuần đã kết thúc. Nội dung chương trình xoay quanh việc đưa ra câu hỏi của anh Xoáy (do Xuân Bắc thủ vai) đưa ra, các câu hỏi được giới thiệu là do các khán giả truyền hình gửi về để cho Giáo sư Cù Trọng Xoay (Đinh Tiến Dũng thủ vai) trả lời. Chuyên mục này dẫn được sự hưởng ứng nhiệt tình từ khán giả bởi sự dí dỏm, hài hước nhưng không kém phần thâm sâu qua cách hỏi và trả lời của hai nhân vật. Nhất là vai diễn Giáo sư Cù Trọng Xoay đã đưa Đinh Tiến Dũng từ con người vô danh, trở nên nổi tiếng và đông đảo người xem biết đến. Sau một khoảng thời gian gắn bó với chương trình, Đinh Tiến Dũng nói lời chia tay với chương trình. Chuyên gia Xoáy Trọng Chấm (Phạm Dũng) thay vị trí của Giáo sư nhưng sức hút không còn được như trước.

    Chuyên mục Hỏi xoáy đáp xoay
    Chuyên mục Hỏi xoáy đáp xoay
    Chuyên mục Hỏi xoáy đáp xoay
    Chuyên mục Hỏi xoáy đáp xoay
  6. Chiếc nón kỳ diệu là một trò chơi truyền hình được phát sóng trên kênh VTV3 - Đài Truyền hình Việt Nam. Chương trình do Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp cùng Vietba Media thực hiện dựa trên trò chơi Wheel of Fortune (tạm dịch: Vòng quay may mắn) phát sóng từ ngày 6 tháng 1 năm 1975 tại Mỹ. Từ ngày 03/01/2004, chiếc nón của Chiếc nón kỳ diệu có nhận diện mới thay cho nhận diện cũ từ năm 2001 - 27/12/2003, nhưng sườn nón màu đỏ với các ô 100, 300 - 900 điểm, các ô đặc biệt ở trên sườn nón màu đỏ vẫn được giữ nguyên như thời kỳ từ năm 2001 - 27/12/2003, tuy nhiên, màu của tên các ô trên thay đổi, thay cho màu cũ của tên các ô trên tồn tại từ năm 2001 - 27/12/2003, được áp dụng cho đến ngày 27/05/2006 và cho cả format 29/05/2006 - 10/02/2007. Kể từ năm 2012, ngoài phiên bản mới, Chiếc nón kỳ diệu còn có sân khấu mới, các nhạc hiệu của chương trình (bao gồm nhạc hiệu mở đầu, nhạc tính giờ, âm thanh lật ô chữ...) cũng được làm mới hoàn toàn (được sáng tác và biên soạn bởi nhạc sĩ Lưu Hà An) và được áp dụng cho đến khi chương trình kết thúc.


    Chương trình mới đây nhất nói lời chia tay với khán giả sau chặng đường gắn bó 16 năm. Chiếc nón kỳ diệu là trò chơi truyền hình phát sóng trên đài VTV3, được mua bản quyền và dựa trên trò chơi Wheel of Fortune (Vòng quay may mắn) phát sóng từ ngày 6 tháng 1 năm 1975 tại Mỹ. Chương trình phát sóng lần đầu tiên vào năm 2001 và kết thúc vào ngày 24 tháng 12 năm 2016 với tổng số tập là 811 số. Nội dung chương trình sẽ gồm 3 người chơi bằng cách lần lượt quay một mặt phẳng hình tròn chia làm các ô để giành quyền đoán chữ cái trong một cụm từ cho trước và ghi điểm. Điểm số của từng người chơi sẽ quyết định phần thưởng bằng tiền mặt hay hiện vật. Đây có lẽ là chương trình lập kỉ lục về số năm phát sóng đến khi kết thúc và quãng đường 15 năm gắn bó với khán giả là quãng thời gian dài khiến ta không thể nào quên.

    Chiếc nón kì diệu được phát sóng trên đài VTV3
    Chiếc nón kì diệu được phát sóng trên đài VTV3
    Chương trình Chiếc nón kỳ diệu
    Chương trình Chiếc nón kỳ diệu
  7. Top 7

    SV 2012

    SV 2012 là một trò chơi truyền hình dành riêng cho các bạn sinh viên trên toàn quốc được phát sóng từ ngày 1 tháng 1 năm 2012 kể từ lúc 10 giờ sáng chủ nhật hàng tuần trong suốt năm 2012 Với nhiều trò chơi trí tuệ, hấp dẫn, tập hợp những cá nhân tài năng của tất cả các trường đại học ở Việt Nam, SV 2012 là nơi các bạn sinh viên có thể thỏa trí sáng tạo, thể hiện đam mê, khiếu hài hước và thông thái của mình. Trước SV 2012 có các phiên bản SV 96 và SV 2000 đã rất thành công, tạo bước đệm cho chương trình được đón nhận và tham gia của tất cả các trường đại học.


    Với khẩu hiệu "Sự trở lại của những nhà thông thái vui tính", dù có nhiều thay đổi so với phiên bản SV 96 và SV 2000 trước đây nhưng SV 2012 vẫn hướng tới hai tiêu chí đó là sự thông minh và dí dỏm của các bạn sinh viên. Sau quãng thời gian từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2012, vào ngày 30 tháng 12 năm 2012, SV 2012 tổ chức đêm chung kết hoành tráng với sự tham gia của bốn trước đại học xuất sắc nhất đại diện cho ba miền cả nước hội ngộ tranh tài: ĐH Yersin Đà Lạt (giải nhất và giải bình chọn qua mạng), Đại học Xây dựng (giải nhì), ĐH Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (giải ba), ĐH Bách khoa Đà Nẵng (đồng giải ba). Chiến thắng của trường ĐH Yersin Đà Lạt cũng đã kết thúc chương trình SV 2012. Có lẽ chúng ta sẽ còn phải chờ lâu nữa để thấy chương trình trở lại với khán giả truyền hình.

    SV 2012
    SV 2012
    Chung kết SV 2012
  8. Trò chơi âm nhạc là chương trình trò chơi truyền hình về âm nhạc, do Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất và phát sóng trên kênh VTV3. Đây được xem là sự kế thừa từ chương trình Thế kỷ âm nhạc phát trên VTV3 từ năm 2001. Từ khi lên sóng Trò chơi âm nhạc đã trải qua 3 phiên bản với hình thức thể hiện, luật chơi khác biệt. Đây là format thuần Việt, mỗi chương trình gồm 3 đội chơi. Thành phần tham gia chủ yếu là sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng trong cả nước, có niềm đam mê, yêu thích âm nhạc. Nội dung chỉ đơn giản là phần hỏi đáp kiến thức âm nhạc. Các đội tham dự thi đấu với nhau theo hình thức đấu loại trực tiếp. Đội chiến thắng trong trận chung kết (được truyền hình trực tiếp) sẽ giành được giải thưởng là một chuyến đi du lịch nước ngoài.


    Trò chơi âm nhạc là gameshow truyền hình rất ăn khách. Ban đầu chương trình dành cho các bạn sinh viên có đam mê về lĩnh vực âm nhạc. Nhưng về sau chương trình tổ chức dành riêng cho đối tượng khán giả và nghệ sĩ. Trong phiên bản mới của chương trình sẽ bao gồm 2 đội chơi do hai nhạc sĩ là đội trưởng, sẽ lần lượt giới thiệu bốn người chơi 2 người chơi đội mình. Các đội lần lượt mở các ô trên màn hình chương trình, nếu mở được ô xanh thì bắt đầu hát bài hát có câu nằm trong ô xanh, nếu mở ô đỏ thì mất lượt. Chương trình cũng ghi dấu sự thành công của các MC nổi tiếng như Diễm Quỳnh, Anh Tuấn, Ngọc Linh...Sau này chương trình lấy format Don’t forget the Lyrics!, do Anh phát minh từ năm 2008, bắt đầu phát sóng từ ngày 7 tháng 11 năm 2012 với Nguyên Khang là người dẫn chương trình. Ngày 30 tháng 12 năm 2015, chương trình chính thức nói lời chia tay với khán giả.

    Đội trưởng và khách mời chương trình Trò chơi âm nhạc
    Đội trưởng và khách mời chương trình Trò chơi âm nhạc
    Trò chơi âm nhạc
    Trò chơi âm nhạc
  9. Người đương thời là chương trình talkshow (cuộc trò chuyện trên truyền hình) với những con người nổi bật, có nhiều đóng góp cho cuộc sống trong xã hội Việt Nam. Chương trình Người đương thời ra đời vào năm 2001 và được phát sóng trên kênh VTV3, Đài Truyền hình Việt Nam. Đến năm 2004 thì được chuyển sang phát sóng trên VTV1, tuy nhiên vẫn được phát sóng lại trên VTV3. Đến năm 2007, chương trình này được phát sóng trên 2 kênh VTV1 và VTV6. Từ năm 2001 đến 2006, chương trình này do Ban Thể thao - Giải trí - Thông tin Kinh tế (VTV3) thực hiện, nhưng từ năm 2007 đến 2012 thì chương trình này lại do Ban Thanh Thiếu niên VTV6 thực hiện. MC của chương trình này là Nhà báo Tạ Bích Loan.


    Chương trình Người đương thời là chương trình Talkshow được phát sóng trên đài truyền hình quốc gia VTV3 và VTV1. Mỗi tuần giới thiệu một nhân vật nổi bật do Nhà báo Tạ Bích Loan dẫn chương trình. Bắt đầu phát sóng từ năm 2001, trải qua 12 năm với sự gặp gỡ hơn 500 nhân vật khách mời là những con người thành đạt, tài năng trẻ, người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật...Có nhiều đóng góp cho xã hội. Ngày 08/02/2013, chương trình phát sóng lần cuối chính thức khép lại quãng đường dài 12 năm đồng hành cùng khán giả truyền hình. Từ ngày 09/03/2013 chương trình Chuyện đương thời lên sóng thay thế cho Người đương thời.

    MC Tạ Bích Loan trong chương trình Người đương thời
    MC Tạ Bích Loan trong chương trình Người đương thời
    Người đương thời




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy