Top 5 Công thức toán chuyển động lớp 5 và bài tập có lời giải chi tiết nhất
Bài viết dưới đây tổng hợp các công thức toán chuyển động lớp 5 và bài tập có lời giải chi tiết nhất, các bạn cùng tham khảo nhé!... xem thêm...
-
Lý thuyết về toán chuyển động lớp 5
1. Các đại lượng thường gặp trong chuyển động đều:
- Quãng đường, kí hiệu là s
- Thời gian, kí hiệu là t
- Vận tốc, kí hiệu là v
2. Những công thức thường dùng trong tính toán:
- Công thức tính quãng đường: s = v x t
- Công thức tính vận tốc: v = s : t
- Công thức tính thời gian: t = s : v
Lưu ý:
- Trong cùng một khoảng thời gian, vận tốc và quãng đường tỉ lệ thuận với nhau.
- Ở cùng một vận tốc, thời gian và quãng đường tỉ lệ thuận với nhau.
- Trên cùng một quãng đường, vận tốc và thời gian tỉ lệ nghịch với nhau.
-
Công thức làm bài toán có một chuyển động tham gia
Các phép tính liên quan đến thời gian, vận tốc và quãng đường được thực hiện như sau:
- Thời gian đi từ một điểm đến một điểm khác có thể tính bằng cách chia quãng đường cần di chuyển cho vận tốc (t = s / v).
- Giờ khởi hành có thể tính bằng cách lấy giờ đến nơi trừ đi thời gian di chuyển và thời gian nghỉ (nếu có) (giờ khởi hành = giờ đến nơi - thời gian đi - giờ nghỉ).
- Giờ đến nơi có thể tính bằng cách cộng giờ khởi hành, thời gian di chuyển và thời gian nghỉ (nếu có) (giờ đến nơi = giờ khởi hành + thời gian đi - giờ nghỉ).
- Vận tốc có thể tính bằng cách chia quãng đường cho thời gian (v = s / t).
- Quãng đường có thể tính bằng cách nhân vận tốc với thời gian (s = v * t).
Ví dụ minh họa:
Giả sử một chiếc ô tô dự định đi từ điểm A đến điểm B với vận tốc dự kiến là 45 km/giờ và đến B lúc 12 giờ trưa. Tuy nhiên, do trời gió mạnh, nó chỉ di chuyển với vận tốc 35 km/giờ. Nhờ vậy, nó đến B trễ 40 phút so với dự kiến. Chúng ta cần tính quãng đường từ A đến B.
Lời giải:
Tỉ lệ giữa vận tốc dự định và vận tốc thực tế là: 45/35 = 9/7.
Vận tốc và thời gian trên cùng một quãng đường là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau, do đó tỉ lệ thời gian dự kiến và thời gian thực tế là 7/9.
Chúng ta xem xét thời gian dự kiến là 7 phần và thời gian thực tế là 9 phần.
Thời gian di chuyển từ A đến B là:
40 phút / (9 - 7) * 9 = 180 phút
Chuyển đổi: 180 phút = 3 giờ
Do đó, quãng đường từ A đến B là:
35 km/giờ * 3 giờ = 105 km
Đáp án: 105 km.
Ảnh minh hoạ (Nguồn internet) -
Công thức làm bài toán chuyển động cùng chiều - Công thức toán 5
1. Hai vật chuyển động cùng chiều, xuất phát cùng một thời điểm
Xe thứ nhất có vận tốc v1, xe thứ hai có vận tốc v2 (coi v1 > v2)
Hai xe xuất phát cùng lúc từ hai vị trí cách nhau quãng đường là S
- Tìm hiệu vận tốc v = v1 – v2
- Tìm thời gian để hai xe gặp nhau: t = S : v
- Hai xe gặp nhau lúc: Thời điểm khởi hành + thời gian đi đến chỗ gặp nhau
2. Hai vật chuyển động cùng chiều, xuất phát khác thời điểm ở cùng một vị trí
Hai xe chuyển động cùng chiều, xuất phát từ cùng 1 vị trí. Xe thứ hai xuất phát trước xe thứ nhất thời gian tO, sau đó xe thứ nhất đuổi theo thì thời gian đuổi kịp nhau là:
- Tìm hiệu vận tốc: v = v1 – v2
- Tìm quãng đường xe thứ hai đi trước: s = to x v2
- Thời gian hai xe gặp nhau là: t = s : v (khoảng cách hai xe : hiệu vận tốc)
Ví dụ 1: Lúc 12 giờ trưa một ô tô xuất phát từ A với vận tốc 60 km/giờ để đi đến B. Cùng lúc đó từ địa điểm C trên đường từ A đến B và cách A 40km, một người đi xe máy với vận tốc 45 km/giờ cũng đi về B. Hỏi lúc mấy giờ thì hai xe gặp nhau và chỗ gặp nhau cách A bao xa?Ví dụ 2: Lúc 6 giờ một ô tô chở hàng đi từ A với vận tốc 45 km/giờ. Đến 8 giờ một ô tô du lịch cũng đi từ A với vận tốc 60 km/giờ và đi cùng chiều với ô tô chở hàng. Hỏi đến mấy giờ thì ô tô du lịch đuổi kịp ô tô chở hàng?Giải:
Hiệu vận tốc của hai xe là60 – 45 = 15 (km)Thời gian để ô tô đuổi kịp xe máy là:40 : 15 = giờ = 2 giờ 40 phútThời điểm hai xe gặp nhau là:12 giờ + 2 giờ 40 phút = 14 giờ 40 phútĐổi 2 giờ 40 phút = 8/3 giờQuãng đường từ A đến địa điểm gặp nhau là:60 x 8/3 = 160 (km)Đáp số: 14 giờ 40 phút; 160kmGiải:
Thời gian ô tô chở hàng đi trước ô tô du lịch là
8 – 6 = 2 (giờ)
Quãng đường ô tô chở hàng đi trước ô tô du lịch là
45 x 2 = 90 (km)
Thời gian để 2 xe gặp nhau là
90 : (60 – 45) = 6 (giờ)
Thời điểm ô tô du lịch đuổi kịp ô tô chở hàng là
8 + 6 = 14 (giờ)
Đáp số: 14 giờẢnh minh hoạ (Nguồn internet) -
Công thức làm bài toán chuyển động ngược chiều - Công thức toán 5
Hai vật chuyển động ngược chiều với vận tốc v1 và v2, cùng thời điểm xuất phát và cách nhau quãng đường bằng s thì thời gian để chúng đi đến chỗ gặp nhau là:
t = s : (v1 + v2)
Ví dụ 1. Hai thành phố cách nhau 208,5 km, một xe máy đi từ thành phố A đến thành phố B với vận tốc là 38,6 km/h. Một ô tô khởi hành cùng một lúc với xe máy đi từ thành phố B đến thành phố A với vận tốc 44,8 km/h.a) Hỏi xe máy và ô tô gặp nhau lúc mấy giờ biết hai xe khởi hành lúc 8 giờ 30 phút
b) Chỗ gặp nhau cách thành phố A bao nhiêu km?Ví dụ 2: Lúc 5 giờ sáng bạn Nam đi xe đạp từ A về B với vận tốc 12 km/giờ. Đến 8 giờ, bạn Việt đi xe đạp từ B về A với vận tốc 15 km/giờ. Hỏi 2 người gặp nhau lúc mấy giờ? Biết quãng đường AB dài 117 km. Địa điểm gặp nhau cách A bao nhiêu ki-lô-mét?Giải
Tổng vận tốc hai xe là:
38,6 + 44,8 = 83,4 (km/giờ)
Thời gian hai xe đi đến chỗ gặp nhau là:
208,5 : 83,4 = 2,5 (giờ)
Đổi: 2,5 giờ = 2 giờ 30 phút
Vậy hai xe gặp nhau lúc:
8 giờ 30 phút + 2 giờ 30 phút = 11 giờ
Chỗ gặp nhau cách thành phố A là:
38,6 x 2,5 = 96,5 (km)
Đáp số:11 giờ
96,5 kmGiải
Thời gian bạn Nam đi trước là:
8 – 5 = 3 (giờ)
Sau 3 giờ bạn Nam đi được quãng đường là:
12 x 3 = 36 (km)
Khi đó, hai người còn cách nhau:
117 – 36 = 81 (km)
Thời gian hai bạn đi đến lúc gặp nhau là:
81 : (12 + 15) = 3 (giờ)
Thời điểm hai bạn gặp nhau là:
8 + 3 = 11 (giờ)
Địa điểm gặp nhau cách A số ki-lô-mét là:
36 + 12 x 3 = 72 (km)
Đáp số:
11 giờ
72 kmẢnh minh hoạ (Nguồn internet) Ảnh minh hoạ (Nguồn internet) -
Công thức tính vật chuyển động trên dòng nước
1. Các công thức cần nhớ
- Thời gian đi = quãng đường : vận tốc = giờ đến – giờ khởi hành – giờ nghỉ (nếu có).
- Giờ khởi hành = giờ đến nơi – thời gian đi – giờ nghỉ (nếu có).
- Giờ đến nơi = giờ khởi hành + thời gian đi + thời gian nghỉ (nếu có).
- Vận tốc = quãng đường : thời gian (v = s:t)
- Quãng đường = vận tốc × thời gian (s = v.t)
Phương pháp giải:
- Nếu vật chuyển động ngược dòng thì có lực cản của dòng nước.
- Nếu vật chuyển động xuôi dòng thì có thêm vận tốc dòng nước.
+Vxuôi = Vvật + Vdòng.
+Vngược = Vvật – Vdòng.
+Vdòng = (Vxuôi - Vngược) : 2
+ Vvật = (Vxuôi + Vngược) : 2
+ Vxuôi – Vngược = Vdòng x 2
Chú ý: nếu chuyển động có sức của gió thì cũng tương tự như thuyền chuyển động trên dòng nước.
Ví dụ 1: Vận tốc dòng chảy của một con suối là 4 km/h. Vận tốc của một chiếc thuyền (khi nước đứng yên) là 12 km/h . Tính vận tốc thuyền khi xuôi dòng và khi ngược dòng?Ví dụ 2: Lúc 8 giờ, một ca nô đi xuôi dòng từ bến A đến bến B. Vận tốc của ca nô khi nước yên lặng là 20km/h, và vận tốc của dòng nước là 4km/h. Đến 9 giờ 15 phút thì ca nô đến B. Tính độ dài của quãng sông AB?Lời giải:
Vận tốc thuyền khi xuôi dòng là:
12 + 4 = 16 (km/h)
Vận tốc của thuyền khi ngược dòng là:
12 – 4 = 8 (km/h)
Đáp số: 16 km/h ; 8 km/hLời giải:Vận tốc ca nô khi xuôi dòng là:
20 + 4 = 24 (km/h)Thời gian ca nô đi từ A đến B là:
9 giờ 15 phút – 8 giờ = 1 giờ 15 phút = 1,25 (giờ)
Quãng sông AB dài là
24x1,25 = 30 (km)
Đáp số: 30 kmẢnh minh hoạ (Nguồn internet)