Top 9 Dẫn chứng về tình yêu thương hay nhất

Hà Ngô 86232 0 Báo lỗi

Yêu thương đó là sự sẻ chia mà mỗi người dành cho nhau, một thứ tình cảm thiêng liêng xuất phát từ nơi con tim. Đó chính là sự đồng cảm, và một tinh thần đồng ... xem thêm...

  1. Trong cuộc sống mỗi chúng ta không thể sống mà không có tình thương, tình thương là sự rung động trong trái tim của mỗi con người, đúng như ngạn ngữ đã từng viết: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương”, bởi chính những điều đó đã giúp cho mỗi chúng ta hiểu được tầm quan trọng của tình thương.


    Trong cuộc sống chúng ta hiện nay ta có thể bắt gặp những biểu hiện của tình thương ở khắp mọi nơi, từ trong văn học ra đến thực tế. Trong văn học Việt Nam, ta dễ dàng thấy được biểu hiện của tình thương một cách rõ nét qua tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao. Nhờ tình thương của Thị Nở mà Chí Phèo, một tên chuyên “rạch mặt ăn vạ” đã tìm lại được chính bản thân mình, tìm được ước mơ mà hắn đã lãng quên từ lâu. Chính tình thương đã cho hắn cảm thấy được hạnh phúc dù rất nhỏ nhoi.


    Hay trong cuộc sống của tôi tình thương thường được tôi tìm thấy nhiều nhất trong gia đình. Đó chính là tình cảm của tôi đối với ông bà, với bố mẹ và tôi cũng nhận lại rất nhiều tình thương từ họ. Như ông bà tôi luôn luôn cảm thấy hạnh phúc khi con cháu quan tâm, thăm hỏi mình thế nên tôi luôn cố gắng về quê, thăm ông bà, để nhìn thấy ông bà vui mừng. Thế là hạnh phúc.


    Hay bạn chỉ cần hỏi thăm bố mẹ mình sau một ngày làm việc mệt nhọc. Chỉ cần một cử chỉ quan tâm nhỏ của mình đã làm cho bố mẹ bạn hạnh phúc và quên đi cảm giác mệt mỏi rồi. Thế nên thể hiện tình thương của mình để làm mọi người xung quanh hạnh phúc là không hề khó, vậy hãy cố gắng thể hiện càng nhiều để chính mình cũng nhận lại được hạnh phúc.


    Nhưng thật ra, không phải tình thương nào cũng đúng đắn. Có nhiều tình thương không chỉ mang lại hạnh phúc mà còn mang lại đau khổ cho mọi người. Có những người mẹ vì quá thương con mà không nhìn ra được những sai trái của con mình. Hay những người giàu có lại ngoảnh mặt làm ngơ khi bắt gặp một mảnh đời cơ cực, một cụ già neo đơn. Họ trái ngược với những người mẹ ở trên, họ là những người ích kỷ, vô cảm đối với mọi người.


    Thế nên để mọi người xung quanh được hạnh phúc thì tình thương của chúng ta cần thể hiện đúng chỗ và ở một mức độ nào đó mà thôi. Quá nhiều tình thương sẽ gieo rắc tội ác và không có tình thương sẽ bị xã hội lên án. Hãy cố hiểu biết để thể hiện tình thương đúng cách và hãy để “tình thương là hạnh phúc của con người”.

    Dẫn chứng số 1: Từ văn học ra thực tế
    Dẫn chứng số 1: Từ văn học ra thực tế
    Dẫn chứng số 1: Từ văn học ra thực tế
    Dẫn chứng số 1: Từ văn học ra thực tế

  2. Lòng yêu thương là một trong những phẩm chất cao đẹp của không chỉ mỗi cá nhân mà của cả nhân loại. Đối với tuổi trẻ, những con người đang bước vào ngưỡng cửa cuộc đời, cần trau dồi trí tuệ nhưng nhất định không thể bỏ quên một giá trị cơ bản nhất khi làm người, đó là biết trân trọng giá trị của tình yêu thương.


    Tình yêu thương là những xúc cảm phát ra tự đáy tâm hồn biểu hiện sự chia sẻ, thấu hiểu, đồng cảm với đồng loại. Nếu không biết yêu thương những cảnh đời bất hạnh; nếu không biết trân trọng những người có phẩm chất, tình cảm cao đẹp và không biết nghiêm khắc rèn luyện, trau dồi nhân phẩm mình; không biết để cho trái tim mình trỗi lên những xúc cảm yêu thương thì đó là người có trái tim “tật nguyền” về cảm xúc hay nói cách khác là vô cảm.


    Từ muôn đời nay, mối quan hệ giữa mẫu tử, phụ tử bao giờ cũng thiết lập bởi tình yêu thương và vì thế nó trở thành những tình cảm thiêng liêng bậc nhất của nhân loại. Cũng chính vì thế, mà mối tình cảm ấy đã đi vào đời sống văn chương và nó trở thành những vần thơ, những câu chuyện giàu tính nhân văn nhất. Bài thơ “Thư gửi mẹ” của Ê-xê-nhin - thi hào Nga đã lay động biết bao nhiêu trái tim con người.


    Câu chuyện Chử Đồng Tử trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam làm ta nhớ mãi về tấm lòng của Chử Cù Văn - người cha hết mực thương con. Và còn biết bao câu chuyện về tình yêu thương khác nữa đã làm ngời sáng giá trị của tình người, tình đời. Mỗi mùa hè đến, những sinh viên với chiếc áo xanh của niềm tin và hi vọng đã lặn lội khắp nơi giúp đỡ những đồng bào khó khăn trên khắp dải đất này đã trở thành biểu tượng sáng đẹp về tình yêu thương, biết sống vì yêu thương.


    Câu chuyện Nguyễn Hữu Ân đã chia “Chiếc bánh thời gian” của mình để chăm sóc những bệnh nhân là hình ảnh đẹp mà tuổi trẻ cần học tập. Bên cạnh những thanh niên biết vun đắp, biết đối nhân xử thế bằng tình yêu thương, thì vẫn còn một số ít đang sống hờ hững, lạnh lùng, vô cảm với xung quanh. Lối sống ích kỉ ấy là một hiện tượng cần lên án, vì nó đi ngược lại với truyền thống trọng tình, quý nghĩa của cha ông ta.


    Ngày nay, sống trong xã hội văn minh hơn, thì tình thương càng phải được, đề cao hơn. Đó là điều tuổi trẻ cần ý thức và nhận ra trách nhiệm sống của mình. Tuổi trẻ là đối tượng phải mang cho mình nhiều trọng trách nhất đối với chính bản thân, gia đình và xã hội. Vì thế, trong muôn vàn điều phải học trong kho tàng tri thức của nhân loại phải nhận thức đúng đắn tình thương là đỉnh cao của văn minh nhân loại. Hãy biết sống sẻ chia, cảm thông, thấu hiểu và hướng về cộng đồng, để hoàn thiện nhân cách mình và trở thành những công dân có ích.

    Dẫn chứng số 2: Người cha hết mực thương con
    Dẫn chứng số 2: Người cha hết mực thương con
    Dẫn chứng số 2: Người cha hết mực thương con
    Dẫn chứng số 2: Người cha hết mực thương con
  3. Tình yêu thương là một trong những giá trị tinh thần, tình cảm tốt đẹp của con người và được thể hiện qua việc biết quan tâm, sẻ chia, giúp đỡ người khác vượt qua những khó khăn, hoạn nạn trong cuộc sống. Như vậy, tình thương chính là biểu hiện của lối sống vị tha, lòng bác ái, sự thấu hiểu và luôn “sống vì người khác”, sẵn sàng hi sinh lợi ích, quyền lợi cá nhân để nâng đỡ người khác vượt qua những hoạn nạn. Chính những điều lớn lao này sẽ giúp con người chạm tay đến hạnh phúc.


    Tại sao tình thương lại được xem là một trong những cội nguồn dẫn con người đến với hạnh phúc? Bởi khi biết thương yêu cũng chính là lúc con người mở rộng tấm lòng mình để lắng nghe, thấu hiểu, những khó khăn của người khác, từ đó hình thành những hành động hết sức cao đẹp.


    Bằng tinh thần trách nhiệm của một lương y và sự đồng cảm đối với các bệnh nhân ung thư, bác sĩ Nguyễn Duy Thăng đã ngày đêm nghiên cứu phương pháp ghép tế bào gốc, tìm ra một con đường và hướng đi trị liệu mới để tiếp thêm sức mạnh để họ vượt qua những nỗi đau về thể xác và tinh thần.


    Ông đã góp phần sưởi ấm và thắp lên hi vọng cho những con người đang mang trên mình căn bệnh ung thư quái ác bằng tấm lòng nhân ái và sự sẻ chia sâu sắc. Khi mang lại nụ cười cho bệnh nhân và giúp họ ra viện cũng chính là niềm vui lớn nhất của ông. Đó chính là một trong những minh chứng tiêu biểu thể hiện rằng: “Tình thương chính là hạnh phúc của con người”.


    Tình yêu thương không chỉ giúp người khác vượt qua khó khăn, hoạn nạn mà còn đem lại hạnh phúc cho chính người trao đi, bởi “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” (Tố Hữu). Chính vì thế, có rất nhiều người đã giúp đỡ, cống hiến cho những mảnh đời bất hạnh bằng những nghĩa cử hết sức cao đẹp. Để giúp đỡ các em nhỏ vùng cao có thể đến gần hơn nữa với con chữ, vị kiến trúc sư Phạm Đình Quý đã tình nguyện xây dựng 105 điểm trường cho trẻ em vùng cao, thể hiện rõ nét đẹp của lối sống vì người khác.


    Ngoài ra, tình yêu thương còn giúp đỡ con người tránh xa chủ nghĩa vị kỉ, vô tâm - căn bệnh đang lan truyền mạnh mẽ trong xã hội. Tốc độ phát triển của xã hội với vòng quay không ngừng nghỉ của thời gian làm cho nhịp sống trở nên nhanh, hối hả, vội vã hơn và khiến con người mất đi sự quan tâm, đồng cảm, thấu hiểu, sẻ chia đối với tất cả những điều vốn rất thân thuộc, gần gũi xung quanh. Chỉ khi biết yêu thương, con người mới chống lại được căn bệnh vô cảm và chủ nghĩa cá nhân.


    Thực tế đã chứng minh rằng, trong xã hội hiện nay, có rất nhiều người sống thờ ơ, vô cảm và chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân. Dư luận vẫn chưa hết bàng hoàng trước những sự việc như cha mẹ đánh đập con cái một cách tàn nhẫn, hay một bà chủ quán cơm dội nước sôi vào người một ông lão ăn xin để xua đuổi vì sợ ông lão sẽ làm ảnh hưởng xấu đến công việc làm ăn, buôn bán của mình,… Những hành vi mất nhân tính đó đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về giá trị nhân đạo và mối quan hệ giữa người với người.


    Để tình thương trở thành niềm hạnh phúc, mỗi chúng ta cần phát huy sức mạnh của nó bằng hành động cụ thể như biết lắng nghe, quan tâm, sẻ chia, giúp đỡ những người xung quanh. Hãy làm cho sức mạnh ấm áp của tình thương lan tỏa hơn nữa trong xã hội thông qua việc tích cực tham gia vào các hoạt động quyên góp, ủng hộ, “nhường cơm sẻ áo”,…


    Như vậy, để chạm tay đến hạnh phúc, chúng ta cần biết quan tâm, sẻ chia và nâng đỡ nhau bằng sức mạnh của tình thương, bởi “Cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi nó được tưới mát bằng dòng nước của thương yêu. Không có thương yêu, thế giới này lập tức biến thành địa ngục” (Việt Quang - “Trở lại thiên đường”).

    Dẫn chứng số 3: Nghĩa cử cao đẹp
    Dẫn chứng số 3: Nghĩa cử cao đẹp
    Dẫn chứng số 3: Nghĩa cử cao đẹp
    Dẫn chứng số 3: Nghĩa cử cao đẹp
  4. Trong những năm qua, các chương trình tình nguyện tại các trường đại học như: Mùa hè xanh, Thanh niên hiến máu tình nguyện….đang diễn ra với tốc độ cao. Những hành động đó thật cao cả mà các bạn sinh viên dành cho những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Họ sẵn sàng đánh đổi những mùa hè về bên gia đình để xách ba lô, mang theo tuổi trẻ đến những vùng cao để giúp đỡ người dân có hoàn cảnh khó khăn. Đó chính là sự sẻ chia, một sự sẻ chia thật ý nghĩa và được mọi người ủng hộ.


    Đối với một xã hội, sự sẻ chia yêu thương là điều vô cùng cần thiết. Nó chính là sợi dây nối liền tình cảm giữa người với người. Nó khiến cho chúng ta cảm thấy cho đi yêu thương không bao giờ là điều lãng phí. Lãng phí nhất là chúng ta để thừa yêu thương trong lòng mà không biết gửi gắm nơi đâu.


    Khi trao đi yêu thương với người khác, bản thân mình sẽ nhận lại được yêu thương từ ánh mắt ấm áp, từ nụ cười chân thành và lời cảm ơn nặng nghĩa tình. Chỉ như vậy thôi chúng ta cũng đã thấy được rằng sẻ chia chưa bao giờ “lỗ” với trái tim mình. Xã hội cần những tấm lòng biết yêu thương, biết cho đi mà không đòi hỏi nhận lại.


    Hằng năm có rất nhiều tấm lòng đã đến với nhân dân miền Trung trong những cơn bão. Sự mất mát, đau thương đè nặng lên đôi vai gầy của những người còn sống. Họ cần yêu thương, cần giúp đỡ và cần sẻ chia. Vậy hà cớ gì chúng ta không thể san sẻ bớt gánh nặng lớn lao ấy.


    Tuy nhiên có rất nhiều người sống ích kỉ, chỉ biết nhận lại chứ không biết cho đi. Họ chỉ biết đến lợi ích của bản thân mình mà không quan tâm đến người khác muốn gì, nghĩ gì, cần giúp đỡ gì. Những người như vậy sẽ bị xa lánh, cô độc trong xã hội. Đối với những người trẻ thì chúng ta cần phải rèn luyện tấm lòng biết sẻ chia để sau này trở thành người công dân tốt cho xã hội. Sự sẻ chia chính là một trong những điều giúp hoàn thiện bản thân mình hơn. Không ngừng cố gắng, không ngừng phấn đấu vì bản thân và vì những người xung quanh mình

    Dẫn chứng số 4: Những tấm lòng gửi đến người dân miền Trung trong mùa lũ
    Dẫn chứng số 4: Những tấm lòng gửi đến người dân miền Trung trong mùa lũ
    Dẫn chứng số 4: Những tấm lòng gửi đến người dân miền Trung trong mùa lũ
    Dẫn chứng số 4: Những tấm lòng gửi đến người dân miền Trung trong mùa lũ
  5. “Khó khăn là một phần của cuộc sống, và nếu bạn không chia sẻ nó, bạn sẽ không cho những người yêu thương bạn, cơ hội để yêu bạn nhiều hơn…:” Trong cuộc sống, một trong những điều làm nên hạnh phúc của một con người không chỉ là sự thành công, không chỉ là khi đạt được ước mơ, mà dường như đó còn chính là sự yêu thương chăng? Tình yêu thương cũng là vấn đề luôn được bàn luận xuyên suốt qua thời gian.


    Tình yêu thương là một khái niệm mang tính trừu tượng. Yêu thương - là quan tâm, chăm sóc, là mang đến cho ai đó những điều tốt đẹp nhất, muốn khiến cho họ được vui vẻ, hạnh phúc. Tình yêu thương còn được hiểu chính là sự sẻ chia săn sóc, là một tình cảm thiêng liêng xuất phát từ trái tim.


    Tình yêu thương được thể hiện trên nhiều phương diện. Đó có thể là tình cảm giữa những thành viên trong gia đình, trong các mối quan hệ như tình yêu thương giữa ông bà, cha mẹ và con cháu, giữa anh chị em, giữa họ hàng thân thiết,… Nhìn thấy mẹ vất vả nấu từng bữa cơm trong gia đình, ta xúc động và tìm cách phụ giúp mẹ. Nhìn thấy bố đi làm vất vả lưng áo đổ đầy mồ hôi, ta cảm thấy xót xa và yêu thương bố nhiều hơn. Thấy tóc của ông bà ngày bạc, lưng càng còng dần xuống, tự nhiên ta thấy lo lắng và quan tâm đến ông bà.


    Hay đó cũng có thể là tình yêu nam nữ, tình yêu thương giữa thầy cô và học sinh, giữa đồng nghiệp, bè bạn…. Và nó cũng có thể là tình người, tình yêu thương diễn ra đối với những người xa lạ, thoáng lướt qua nhau trên đường. Thấy một cháu bé lạc đường, ta tốt bụng giúp cháu bé tìm về nhà. Hay chỉ đơn giản là một câu chỉ đường với một người xa lạ trên đường.

    Khi nhận được sự chia sẻ giúp đỡ từ mọi người không chỉ về vật chất mà còn về tinh thần giúp cho họ cảm thấy được an ủi có thêm niềm tin để vượt qua khó khăn. Và biết đâu sau này chính những người nhận được sự giúp đỡ ấy sẽ lại giúp đỡ những người khác. Đồng thời người cho đi yêu thương cũng sẽ cảm thấy được thanh thản, vui vẻ khi mang đến hạnh phúc và niềm vui cho người khác.


    Và điều này đã được làm rõ qua những minh chứng thực tế. Câu chuyện về cô bé Hải An mất lúc 7 tuổi chính là một điển hình cho tình yêu thương. Hải An phải mất sớm do bệnh của em mà ra. Ấy vậy mà trước khi mất, em có mong muốn những bộ phận trên cơ thể mình sẽ sống trên cơ thể người khác.


    Với một cô bé 7 tuổi mà có một trái tim nhân hậu như thế đều làm cho mọi người khâm phục. Dù Hải An đã đi nhưng tấm lòng và tâm hồn của cô bé sẽ luôn sống và sáng mãi trong trái tim của mọi người. Viết đoạn văn về tình yêu thương con người sẽ thấy đó chính câu chuyện điển hình cho tình yêu thương lan tỏa…


    Qua câu chuyện này đã cho thấy được sức mạnh của việc lan tỏa yêu thương trong xã hội. Không chỉ khiến cho người người nể phục mà còn là tấm gương điển hình , khiến cho xã hội phát triển ngày một tốt hơn. Một ví dụ điển hình khác chính là Quán cơm “Nụ cười”. Quán cơm “Nụ cười” chỉ với 1000đ đến 2000đ một suất cơm nhằm giúp cho những người nghèo không đủ điều kiện có thể thưởng thức bữa ăn bổ dưỡng vừa ngon và rẻ xem như giảm bớt gánh nặng về miếng ăn cho họ, từ quản lí cho đến nhân viên thái độ đều đặc biệt thân thiện và lịch sự.


    Quán cơm này đã có rất nhiều người đến ăn và hiện giờ mọi người đều ủng hộ cho quán cơm “Nụ cười” dù là người nghèo hay người giàu, từ các người dân đều ủng hộ và chung tay giúp “Nụ cười” xuất hiện ở mọi nơi, có nhiều chi nhánh. Tình yêu thương lại lần nữa được chứng minh thông qua thông tin dẫn chứng thực tế. Và điều đó đã khẳng định được vai trò quan trọng của tình yêu thương đối với con người lẫn xã hội là vô cùng thiết yếu.


    Tình yêu thương giúp xây dựng nên nhân cách con người, là cả quá trình cảm nhận cuộc sống này tốt đẹp hơn, ý nghĩa hơn nếu con người nhận ra được vai trò thực sự của tình yêu thương. Nhờ có nó mà xã hội đã có những người ý thức được yêu thương là gì.

    Dẫn chứng số 5: Tình yêu thương tiêu biểu
    Dẫn chứng số 5: Tình yêu thương tiêu biểu
    Dẫn chứng số 5: Tình yêu thương tiêu biểu
    Dẫn chứng số 5: Tình yêu thương tiêu biểu
  6. Dù mơ hồ hay rõ ràng, ai cũng có thể nhận ra rằng tình thương là những tình cảm đẹp đẽ và nồng nhiệt của con người, gắn kết những trái tim đồng cảm. Nó có thể là tình cảm lứa đôi, tình cảm gia đình, bè bạn và cao hơn cả là tình người nói chung. Đó có thể là những tình cảm bình dị nhất, gần gũi nhất từ sự quan tâm, chăm sóc nhau trong cuộc sống đến những tình cảm lớn lao hơn mang tính giai cấp, cộng đồng.


    Tình thương - đó là tấm lòng yêu thương chân thành và trong sáng - là tình cảm chỉ trao đi mà không cần nhận lại, không vụ lợi, không toan tính. Có thể nói, tình thương là một thứ tình cảm đẹp đẽ luôn tồn tại trong bản chất của mỗi con người. Và kết quả của sự yêu thương đó là sự thỏa mãn của con tim - cái được gọi là niềm hạnh phúc.


    Tự bao đời nay, con người luôn khao khát yêu thương, luôn kiếm tìm hạnh phúc. Người ta có thể cảm nhận được hạnh phúc nhưng để mô tả nó một cách rõ ràng thì không phải là một điều đơn giản. Chỉ có thể nói về hạnh phúc như là một trạng thái sung sướng vì cảm thấy thỏa mãn ý nguyện. Nhưng đó không chỉ đơn thuần là ước muốn vật chất hay sự thành công, mà là cả một tổng thể bao gồm những khái niệm hết sức trừu tượng, nhưng cũng thật đơn giản biết bao.


    Có đôi lúc, hạnh phúc chỉ đơn giản là giọt nước mắt nóng hổi của mẹ và tiếng cười ấm áp của cha khi nhìn con ra đời khỏe mạnh. Hạnh phúc có khi chỉ đơn giản là niềm xúc động khi nhận được một sự giúp đỡ hay một lời chia sẻ chân thành. Đối với nhiều người, hạnh phúc bắt đầu từ điều đơn giản nhất, khi mỗi sớm mai thức dậy, thấy mình sống có ích trên cõi đời.


    ”Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
    Ta có thêm ngày nữa để yêu thương”
    (Trịnh Công Sơn)


    Hạnh phúc đôi khi chỉ đơn giản và bình dị thế thôi. Sự thật là có một mối liên hệ không thể tách rời giữa hạnh phúc và tình thương. Con người không thể sống hạnh phúc mà không có tình thương. Tình thương mang lại hạnh phúc cho người nhận nó, giúp họ có thêm nghị lực để vượt qua mọi thử thách, khó khăn; là động lực giúp họ ngày càng hoàn thiện hơn.


    Trong ”Những người khốn khổ” (V.Huy-gô), triết lí tình thương của nhân vật Giăng-Van-Giăng đã có ý nghĩa lớn lao,thay đổi số phận và giáo hóa con người. Giăng-Van-Giăng đã thay lời Huy-gô để nói lên một triết lí: ”Trong đời chỉ có một điều, ấy là yêu thương nhau”. Không chỉ với người nhận, sự trao đi tình thương cũng là điều mang lại hạnh phúc.


    Khi bạn giúp đỡ một bà cụ đi qua đường thì bạn cảm thấy thế nào? Câu trả lời nằm trong tim bạn, có phải bạn đang vui…??. Thế có nghĩa là bạn đang hạnh phúc đấy. Trao đi yêu thương một cách tự nhiên, chúng ta sẽ nhận lại hạnh phúc xứng đáng. Bởi: khổ đau được san sẻ sẽ vơi nửa, còn hạnh phúc được san sẻ sẽ nhân đôi.


    Thomas Merton đã từng nhận xét: ”Nếu chúng ta chỉ biết tìm hạnh phúc cho riêng mình thì có thể chúng ta sẽ chẳng bao giờ tìm thấy. Hạnh phúc đích thực là biết sống vì người khác - một tình yêu không vị kỉ, không đòi hỏi phải được đền đáp”.


    Đúng vậy, được yêu thương là một hạnh phúc, nhưng yêu thương người khác còn là một hạnh phúc lớn hơn. Tình thương mang lại hạnh phúc cho con người. Đó chính là lí do tại sao mỗi người, đặc biệt là thế hệ trẻ chúng ta phải biết rèn luyện bản thân, để tạo nên hạnh phúc cho bản thân, cho gia đình và xã hội. ”Cái đẹp cứu vớt thế giới” (Đốtx-tôi-ép-xki). Tình thương là nét đẹp tiềm ẩn sức mạnh vĩ đại, là niềm hạnh phúc quý giá của con người. Cần biết trân trọng những gì ta đang có, yêu thương và san sẻ để cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn.


    Ngày nào ta còn sống, tức là ta còn có cơ hội để cảm nhận hạnh phúc của cuộc đời. Vì vậy, chúng ta hãy chia sẻ lòng tốt và lòng nhiệt tình đối với người khác. Một câu ngạn ngữ của Scotland nói rằng: ”Hãy sống thật hạnh phúc khi bạn còn đang sống - Bởi vì bạn chỉ có một lần sống duy nhất mà thôi!”.


    Thế còn bạn thì sao? Tôi thì sao? Liệu chúng ta có biết nhận ra những điều tương tự? Mỗi ngày chúng ta có 24h để sống, để yêu thương, để phát hiện những điều tuyệt vời nhất trong cuộc sống. Hãy cho đi tình thương để có thể cảm nhận cuộc sống một cách đầy đủ nhất, tuyệt vời nhất, trọn vẹn nhất.

    Dẫn chứng số 6: Những triết lí yêu thương
    Dẫn chứng số 6: Những triết lí yêu thương
    Dẫn chứng số 6: Những triết lí yêu thương
    Dẫn chứng số 6: Những triết lí yêu thương
  7. Từ xưa đến nay, dân tộc Việt Nam được biết đến với lòng nhân ái. Đó là một phẩm chất quý báu của con người. Tình yêu thương con người cũng có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của nhân loại. Có lẽ chưa bao giờ, truyền thống “thương người như thể thương thân” lại được truyền đi rộng khắp và nhân lên mạnh mẽ như trong thời gian này. Hai tiếng “đồng bào” đã thôi thúc trái tim mỗi người con đất Việt, để cùng nhau đùm bọc, sẻ chia, cùng nhau vượt qua những khó khăn của dịch bệnh.


    Lòng yêu thương là tình cảm giữa cảm giữa con người với con người. Đó là sự quan tâm và chăm sóc lẫn nhau trong cuộc sống. Một trái tim tràn đầy lòng yêu thương sẽ biết đồng cảm với những bất hạnh của người khác. Từ đó họ biết chia sẻ, giúp đỡ mọi người xung quanh bằng tấm lòng, chứ không phải với mục đích vụ lợi. Khi biết trao đi yêu thương, con người cũng sẽ nhận lại yêu thương từ những người xung quanh.


    Thật dễ để thấy được biểu hiện của một tấm lòng nhân ái. Những ngày vừa qua có lẽ là những ngày không quên của đất nước khi chúng ta phải đối mặt với đại dịch Covid-19, con người Việt Nam lại bộc lộ được tinh thần tương thân tương ái vốn có. Rất nhiều những cây ATM gạo, ATM khẩu trang… miễn phí được xây dựng. Dịch bệnh mỗi ngày thêm phức tạp, do vậy, những hoàn cảnh khó khăn mỗi ngày lại tăng lên và tấm lòng nhân ái cứ thế được kích hoạt tự nhiên và lan tỏa.


    Nhiều người dân tích cực tham gia giải cứu nông sản cho bà con nông dân. Các y bác sĩ đang căng mình ngày đêm cứu chữa cho những người bệnh không kể họ là người Việt Nam hay người nước ngoài. Những hành động đó có lẽ được xuất phát từ một tấm lòng nhân ái. Có biết bao chuyến xe nghĩa tình từ các tỉnh, thành đã chuyên chở lương thực thực phẩm, rau củ, cá tươi, đồ khô, trứng… về vùng tâm dịch hỗ trợ người dân an tâm chống dịch.


    Nghĩa đồng bào gửi gắm cả vào từng mớ rau, quả trứng; tình yêu thương và niềm tin chiến thắng gửi vào từng hộp cá, từng trái bầu, trái bí vườn nhà. Chúng ta cảm nhận rõ hơn bao giờ hết chính là những giá trị nhân văn, là tình thương yêu của con người với con người. Người có điều kiện thì chia sẻ nhiều, người khó khăn thì chia sẻ ít nhưng điểm chung ở họ là trái tim ấm áp, là nghĩa tình.


    Nhưng vẫn có những người ích kỷ, chỉ biết nghĩ đến bản thân. Những hành vi như trốn khỏi khu cách ly, tăng giá khẩu trang, bán các trang thiết bị y tế đã qua sử dụng… không chỉ thể hiện được sự thiếu trách nhiệm với đất nước mà còn thể hiện sự vô cảm trước những khó khăn của con người. Đó quả thật là những hành vi đáng lên án. Nếu trái đất không có tình yêu thương giữa con người với con người, thì nơi đây sẽ trở thành hành tinh lạnh lẽo nhất của vũ trụ.


    Tinh thần tương thân tương ái, thương người như thể thương thân đã là truyền thống cao quý, tốt đẹp và có ý nghĩa của người Việt ta từ bao đời nay. Tinh thần ấy sẽ luôn được phát huy hơn nữa, để ngày càng nhiều hoàn cảnh khó khăn được giúp đỡ, được sẻ chia, để chúng ta nhanh chóng chiến thắng dịch bệnh, góp phần vì một đất nước tươi đẹp hơn.

    Dẫn chứng số 6: Những triết lí yêu thương
    Dẫn chứng số 6: Những triết lí yêu thương
    Dẫn chứng số 6: Những triết lí yêu thương
    Dẫn chứng số 6: Những triết lí yêu thương
  8. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng dùng ngòi bút ngân lên câu hát: ” Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng. Để làm gì, em biết không? Để gió cuốn đi…”, và tôi hiểu, tấm lòng mà gió ôm trọn bao yêu thương vào lòng để cuốn đi ấy chính là lòng nhân ái. Cũng như bao thứ tình cảm khác, lòng nhân ái chân thành xuất phát từ chính trái tim của mỗi người. Ấy là lòng bao dung, thương người, thương đồng loại.


    Lòng nhân ái ấm áp như bao trái tim yêu thương, nó xóa bỏ khoảng cách giữa những lớp lớp người trong xã hội, khiến tình cảm của đồng bào trở nên gắn kết hơn. Nhà thơ Tố Hữu đã từng viết: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”, thật vậy, lòng nhân ái chính là sự cho đi không màng nhận lại, cho đi là còn mãi, cho đi để lấp kín những mảnh khuyết cô đơn trong số phận của những người cùng khổ. Người cho đi tình thương là những người cho đi sức sống, họ luôn xứng đáng được nhận lại sự yêu thương, quý mến từ người khác.


    Tuy không thể nhìn thấy nhưng lòng nhân ái luôn lặng thầm hiện hữu xung quanh ta. Đó là một cậu bé 11 tuổi tên Andy Đào Nguyên đã xin mẹ dùng hết số tiền tiết kiệm là 10 triệu đồng của mình để đóng góp vào quỹ phòng, chống dịch Covid. Đó là những cây ATM gạo mọc lên ở khắp nơi để cứu trợ cho những người dân nghèo trong hoàn cảnh khó khăn…


    Ấy thế nhưng bên cạnh đó, vẫn còn những con người ích kỉ, lợi dụng tình hình dịch bệnh để tăng giá khẩu trang, vì đồng tiền cá nhân mà đưa 127 người Trung Quốc từ vùng dịch sang nước ta nhập cảnh trái phép. Họ đã để cái “của” chiếm lấy cái “tình” và phải chịu những hình phạt cả về pháp luật lẫn tinh thần cho những hành động sai trái ấy.


    Lòng nhân ái không bao giờ mất đi, nhưng tình thương đang ngày càng bị mai một bởi loài người hiện nay luôn cắm chữ “tiền” làm rễ cho cuộc sống. Chúng ta cần sống chậm lại để nhận ra dòng chảy thời gian đã ban tặng cho ta món quà gì, đó là lòng nhân ái. Chúng ta cần thực sự hiểu và trân trọng nó như chính với cái ý nghĩa cao cả mà chỉ ta mới cảm nhận được.

    “Còn gì trên đời đẹp hơn thế
    Người yêu người sống để yêu nhau”

    Dẫn chứng số 8: Lòng nhân ái trong đại dịch
    Dẫn chứng số 8: Lòng nhân ái trong đại dịch
    Dẫn chứng số 8: Lòng nhân ái trong đại dịch
    Dẫn chứng số 8: Lòng nhân ái trong đại dịch
  9. Có lẽ rằng niềm hạnh phúc nhất của một người con là được lớn lên bằng lời ru của mẹ:


    “À a à ơi
    Trưa hè bên chiếc võng đưa
    Mẹ ru con ngủ ơ, ơ giữa trưa bóng tròn
    À a à à ơi”


    Từng câu hát chẳng biết tự bao giờ thấm vào tâm hồn nuôi, trở thành nguồn sữa mát trong nuôi dưỡng tôi lớn lên từng ngày. Cội nguồn của dòng sữa ấy là tình mẹ, lòng mẹ. Tình mẫu tử là một điều gì đó quá đỗi thiêng liêng và lớn lao, bao bọc tôi trước những giông bão cuộc đời. Những giông bão, mỏi mệt ngoài kia chỉ có thể lùi bước trước tình cảm của một người mẹ.


    Tình mẫu tử chính là tình mẹ con, tình cảm đặc biệt của người phụ nữ dành cho đứa con của mình (mẫu: mẹ, tử: con). Chẳng phải ngẫu nhiên mà Bersot nói: “Trong vũ trụ có lắm kì quan, nhưng kì quan đẹp nhất là trái tim người mẹ”. Kì quan ấy thiêng liêng và đáng trân trọng hơn bất cứ kì quan nào. Đây là sự minh chứng tuyệt vời nhất cho sự yêu thương, gắn bó khăng khít giữa mẹ và con. Tấm lòng người mẹ chắc có lẽ rằng không tạo vật nào sánh bằng. Ơn nghĩa mẹ nuôi dưỡng con bằng trời bằng bể mà không gì có thể cân đo đong đếm được.


    Đừng kiếm tìm tình mẫu tử trong những điều gì xa xôi hay quá đỗi lớn lao. Ngay đây thôi, nó hiển hiện trong cuộc sống hàng ngày, hàng giờ. Đó là sự vất vả, khó nhọc mẹ mang nặng đẻ đau con suốt chín tháng mười này để con có một hình hài vẹn tròn và đủ đầy; là những đêm mất ngủ bên giường con ốm; những giọt nước mắt mẹ rơi cùng con khi con phạm sai lầm,…


    Người ta hay nói “ở đời có vay có trả” nhưng riêng với mẹ, mọi sự hi sinh không bao giờ đòi hỏi bất cứ sự đền đáp nào, có chăng chỉ là mẹ mong nhìn thấy nụ cười trên môi con mỗi ngày. Ơn sinh thành dưỡng dục ấy bảo ta làm sao trả hết:


    “Ta đi trọn kiếp con người
    Cũng không đi hết những lời mẹ ru”
    (Nguyễn Duy)


    Tình mẫu tử chính là một trong những đạo lí ngàn đời của dân tộc ta, dù thời nào đi chăng nữa thứ tình cảm ấy thật đáng ngưỡng mộ và khắc ghi trong lòng mỗi người con.


    Và quả thật, nhìn lại từ xưa đến nay, có biết bao tấm lòng người mẹ làm ta thêm thổn thức. Chắc hẳn bạn vẫn còn nhớ câu chuyện cổ tích sự tích cây vú sữa được nghe kể ngày ấu thơ. Câu chuyện kể về đứa con hư vì bị mẹ mắng mà bỏ nhà đi, khi quay lại nhà mẹ đã mất vì thương nhớ con. Người mẹ hóa thành cây vú sữa. Lá cây một mặt xanh bóng, một mặt đỏ hoe như mắt người mẹ khóc chờ con. Hương vú sữa cũng ngọt ngào tựa dòng sữa mẹ. Thế mới thấy, mẹ sẵn sàng bao dung, vị tha trước những hành vi sai trái của con.


    Cũng ngược về hơn nửa thế kỉ trước là tấm gương những bà mẹ Việt Nam anh hùng tuy mất hết con ruột trong chiến trận nhưng sẵn sàng nhận và cưu mang những người chiến sĩ khác. Họ sẵn sàng dùng cái chết của bản thân để đảm bảo an toàn cho những “đứa con chiến sĩ” thoát khỏi sự truy lùng ráo riết của giặc.


    Còn một bông hoa nữa nở giữa đời bình mang tên Đậu Thị Huyền Trâm. Chị mang trong mình sự kiên cường, quyết đoán của chính người chiến sĩ công an nhân dân khi từ chối điều trị hóa chất dù đang ung thư ở giai đoạn cuối để kéo dài sự sống cho đứa con trong bụng.


    Đó là những tấm gương rõ ràng nhất là lòng mẹ, tình mẹ đang bao bọc lấy từng mảnh đời: “Tình yêu của mẹ dành cho con không giống bất kì điều gì khác trên thế giới. Nó không biết đến luật lệ hay sự thương hại. Nó thách thức tất cả và không khoan nhượng tiêu diệt tất cả những gì cản đường nó.”(Agatha Christie)


    Tình mẫu tử giúp vạch ra những con đường đi rõ ràng cho một đứa trẻ bằng tất cả sự dìu dắt và chăm lo của người mẹ. Nó còn là nơi để người con tìm về sau những mệt mỏi, vấp ngã cuộc đời. Bàn tay mẹ tần tảo sớm hôm vẫn ở đấy, sẵn sàng dang rộng đón con về với ấm êm của gia đình, để lại sau cánh cửa ngoài kia là bao bụi trường đeo bám gót chân con. Đến bao giờ lòng con mới thấu được hết công lao ấy:


    “Lòng mẹ như bát nước đầy,
    Mai này khôn lớn, ơn này tính sao”


    Nghĩa mẹ chính là liều thuốc bách bệnh, đánh tan mọi muộn phiền trong con. Sẽ thật là đáng thương cho ai không có cơ hội sống trong tình yêu thương ấy.


    Vậy mà vẫn có những “nghịch tử” (đứa con hư) làm bận lòng cha mẹ, bất hiếu, không có thái độ phụng dưỡng cha mẹ khi họ về già. Thử hỏi sợi tóc bạc trên đầu kia là vì ai? Nếp nhăn kéo mất thanh xuân kia là bởi ai? Nhưng cũng lại có những người mẹ không biết trân quý thiên chức cao cả mà tạo hóa ban cho mình mà bỏ rơi con, ra sức hành hạ, đánh đập con:


    “Mẹ nuôi con biển bờ lai láng
    Con nuôi mẹ kể tháng kể ngày”


    Và đáng trách gấp trăm ngàn lần là những kẻ lợi dụng tình mẫu tử để mưu lợi cá nhân: quảng cáo những chương trình, thực phẩm, đánh vào ước muốn lo cho con của mẹ để chiếm đoạt tiền bạc. Những kẻ đó chắc chắn sẽ không có được sự vẹn đầy yêu thương trong cuộc sống. Là người con trong xã hội hiện đại, chúng ta càng phải hiểu rõ trách nhiệm bản thân trước tình mẫu tử ấy. Hãy cố gắng tu dưỡng, rèn luyện để đền đáp công ơn cha mẹ: biết giúp đỡ việc gia đình, phấn đấu trong học tập, biết yêu thương người khác.


    Cuộc đời của con chính là những trang nhật kí của người mẹ, nơi mẹ gửi trọn bao vui buồn, bao hi vọng. Tình mẫu tử là mạch nguồn bất tận, không bao giờ vơi cạn. Vậy nên, ai đang được sống trong niềm may mắn đó hãy biết trân trọng từng ngày.

    Dẫn chứng số 9: Tình yêu của mẹ
    Dẫn chứng số 9: Tình yêu của mẹ
    Dẫn chứng số 9: Tình yêu của mẹ
    Dẫn chứng số 9: Tình yêu của mẹ




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy