Top 10 bộ phim về tình phụ tử hay nhất mọi thời đại
Tình cảm gia đình là một chủ đề luôn được nhiều nhà làm phim lựa chọn làm đề tài để khai thác. Trong đó có tình phụ tử, tình phụ tử là tình cảm thiêng liêng và ... xem thêm...quý giá không gì có thể sánh được. Điện ảnh trong và ngoài nước không hiếm những bộ phim chứa đựng thông điệp ý nghĩa về tình phụ tử. Những thước phim về tình phụ tử luôn lấy đi nước mắt của không ít khán giả. Hãy cùng toplist điểm lại những bộ phim về tình phụ tử từng "làm mưa làm gió" màn ảnh khắp thế giới và được xếp vào danh sách hay nhất mọi thời đại.
-
Là bộ phim Hàn Quốc được sản xuất vào năm 2013. Bộ phim điều kì diệu ở phòng giam số 7 xoay quanh tình cảm của Yong Goo người cha mắc bệnh thiểu năng bị nghi oan giết người đang trong trại giam chờ tử hình và cô con gái nhỏ Ye Seung. Yong Goo chẳng có gì cho con gái ngoài một tình yêu thương vô bờ bến. Biết được tình cảm của hai cha con những người bạn tù đã giúp đỡ để hai cha con gặp nhau bằng cách bí mật đưa Ye Seung vào phòng giam. Mọi chuyện nhanh chóng bị phát hiện bởi người quản lí trại giam nhưng qua điều tra biết Yong Goo bị oan bất chấp các quy định người quản lí vẫn đưa Ye Seung vào trại giam. Từ một phòng giam ảm đạm lúc ban đầu đã biến thành một phòng giam với đầy ắp tiếng cười. Chuyện diễn ra không bao lâu thì Yong Goo bị tử hình. Phòng giam số 7 như một quả bóng bay chứa đầy mơ ước về cuộc sống đơn giản, bình yên, không chỉ của hai cha con ông bố thiểu năng, mà còn của cả những tù nhân từng một thời lầm lỡ, của người trưởng trại tù luôn chứa chất trong lòng nỗi đau và lòng căm hận.
Trên tất cả, phim tôn vinh tình cảm gia đình thiêng liêng, tình bạn giữa những người cùng cảnh ngộ. Bộ phim “Điều kỳ diệu ở phòng giam số 7” chứa đựng nhiều cung bậc cảm xúc từ niềm vui đến nỗi buồn, đủ để người xem có cái nhìn sâu sắc hơn về tình phụ tử. Tuy gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, đặc biệt là kinh tế, nhưng hai bố con vẫn yêu thương và luôn bên nhau. Bộ phim có nhiều cảnh làm khán giả phải rơi lệ. Đặc biệt là cảnh chia tay của hai cha con trước lúc tử hình. Điều kì diệu đã không xảy ra khi người cha bị tử hình là một nỗi buồn khó có thể quên của những khán giả theo dõi. Phim từng tạo nên cơn sốt lớn ở Hàn Quốc khi công chiếu hồi đầu năm. Số lượt người đến rạp xem Phòng giam số 7 vượt quá 12,3 triệu (dân số Hàn Quốc là 50 triệu người). Tác phẩm được xếp vào hàng những phim dẫn đầu xứ sở kim chi về lượt người xem và doanh thu phòng vé.
-
Phim bố của cô dâu xoay quanh câu chuyện của người đàn ông trung niên George Bank đang chuẩn bị đám cưới cho cô con gái nhỏ 21 tuổi của mình. Ông vẫn nghĩ rằng mình sẽ sống cùng con gái lâu hơn nữa. Ông không thể tưởng tượng được mình sẽ phải sống như thế nào nếu thiếu con gái. Mặc dù đã được vợ mình động viên quan tâm rất nhiều nhưng ông vẫn có những hành động kì quặc. Bộ phim bố của cô dâu mang đến cho người xem những cảm nhận chân thực nhất về tình cảm của người cha dành cho con gái. Trong bộ phim ta cũng có thể thấy được sự bảo vệ thầm lặng của người cha dành cho con khi còn nhỏ và niên thiếu. Bộ phim đã thu về 15 triệu đô la khi ra mắt. Phim thu được 89,3 triệu đô la tại Hoa Kỳ và Canada và 40 triệu đô la quốc tế, với tổng doanh thu 129 triệu đô la trên toàn thế giới.
Father of the Bride là một bộ phim hài của Mỹ năm 1991 với sự tham gia của Steve Martin, Diane Keaton, Kimberly Williams (trong bộ phim đầu tay của cô), George Newbern, Martin Short, BD Wong và Kieran Culkin. Đây là phiên bản làm lại của bộ phim cùng tên năm 1950. Martin miêu tả George Banks, một doanh nhân và chủ sở hữu của một công ty giày thể thao (có tên là Side Kicks), khi biết con gái mình sắp kết hôn, ông không muốn cho con gái mình đi. Bộ phim đã mở màn cho những đánh giá tích cực, và trở thành một thành công phòng vé. Với thành công của nó, phần tiếp theo, Father of the Bride Part II, được phát hành vào năm 1995. Đây là bộ phim thứ hai trong số bốn bộ phim của Nancy Meyers và Keaton, bộ phim đầu tiên là Baby Boom (1987); những người khác là Father of the Bride Part II và Something's Gotta Give (2003).
-
Big Fish là một bộ phim chính kịch giả tưởng của Mỹ năm 2003 dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên năm 1998 của Daniel Wallace. Bộ phim được đạo diễn bởi Tim Burton và dàn diễn viên bao gồm Ewan McGregor, Albert Finney, Billy Crudup, Jessica Lange, và Marion Cotillard. Các nhân vật khác được thực hiện bởi Steve Buscemi, Helena Bonham Carter, Matthew McGrory, Alison Lohman và Danny DeVito. Phim cá lớn xoay quanh câu chuyện của Wiliam Bloom. Khi còn nhỏ anh thường được cha của mình kể cho những câu chuyện cổ tích trước khi đi ngủ. Bộ phim Big fish (Cá lớn) đi sâu vào một tình cảm cha con cụ thể nhưng tiêu biểu cho hàng triệu tình cảm cha con khác. Người cha Edward Bloom được nhiều người yêu mến với những câu chuyện kể về những cuộc phiêu lưu của cuộc đời mình.
Từ thị trấn nhỏ Alabama, Edward thích ngao du đã bước chân vào thế giới sôi động và rộng lớn của thành phố… Trong những câu chuyện của người cha luôn có những nhân vật phi thường: người khổng lồ, phù thủy, người sói, những chiến công kỳ ảo… Những câu chuyện của ông đã ru người con trai William Bloom của mình vào những giấc ngủ êm đềm. Khi lớn lên anh có mâu thuẫn với chính cha của mình anh không còn tin vào những câu chuyện mà cha đã kể nữa. Đến một ngày, khi người cha hấp hối, William cùng người vợ trẻ của mình trở về bên ngôi nhà của cha mẹ để hòa giải với cha. Nhưng trong lúc này, William đã khám phá ra rằng những câu chuyện của cha anh được dựa trên chính thực tế mà cha anh đã trải qua.và cũng chính những sự thật đằng sau ấy khiến anh thấy hối hận và thương bố nhiều hơn. Edward chỉ đẩy những câu chuyện của mình thêm phần thú vị và hấp dẫn.
-
Phim hy vọng dựa trên một câu chuyện có thật. Tại một thị trấn nhỏ bình yên nơi mà những đứa trẻ đi học mà không cần người lớn đưa đón. Vào một ngày mưa tầm tã cô bé So Won gặp cú sốc về tinh thần và thể xác lớn nhất đời. Cô bé bị một người đàn ông lớn tuổi cưỡng hiếp bị rách cả hậu môn và buộc phải sử dụng hậu môn nhân tạo. Câu nói của cô bé tỉnh lại khi ở bệnh viện là “con đã làm g sai" khiến cho bao khán giả không thể kìm được nước mắt. Từ khi bị cưỡng hiếp cô bé
thu mình lại không còn vui tươi hoạt bát như trước đây. Thậm chí cô bé còn sợ hãi với chính cả cha ruột của mình. Để có thể lại gần con gái mình ông bố đã không ngại khó khăn mệt mỏi hàng ngày theo con tới trường trong bộ đồ đồ gấu bông cho đến một ngày So Won nhìn bố mình và không còn sợ nữa. Hàng nghìn những lời động viên được gửi đến nhân vật cô bé Sowon, “Sowon hãy cố gắng lên, hãy sống hạnh phúc. Sowon! yêu em gái”…Tiếng nói cổ vũ chính là hiện thực hóa của niềm cảm động và những giọt nước mắtBộ phim đã đạt được giải thưởng Rồng Xanh danh giá lần thứ 34. Wish đã đánh bật rất nhiều những ứng cử viên sừng sỏ khác để trở thành bộ phim điện ảnh xuất sắc nhất của màn bạc Hàn. Không PR rầm rộ, không đầu tư kinh phí khủng, dàn sao không thuộc diện mỹ nam, mỹ nữ nhưng bộ phim đã làm nên một kỳ tích khiến cả xứ sở Kim chi phải khóc. So sánh với những ứng cử viên khác như Chuyến tàu băng giá hút hơn 9 triệu lượt khán giả, The Berlin hơn 7 triệu lượt xem, Thế giới mới đột phá hơn 4,5 triệu lượt thì Wish tuy chỉ đạt con số 2,7 triệu lượt khán giả tới rạp xem nhưng đã được chọn là bộ phim xuất sắc nhất. Kỳ tích không dựa trên con số về doanh thu hay số lượng người xem khủng. Kỳ tích đạt được vì một câu chuyện đầy tính nhân văn. Một người trong ban giám khảo của Giải thưởng Rồng xanh nhận xét về bộ phim: “Chúng ta đã có được cái nhìn mới về những nạn nhân bị bạo lực tình dục mà trước nay chúng ta vẫn nhớ đến họ như những người chịu hy sinh, giờ đây chúng ta cần nhìn họ như những người đang sống sót”. Một vị khác trong ban giám khảo đánh giá: “Bộ phim thôi thúc chúng ta đến suy nghĩ muốn được giúp đỡ họ. Nêu bật lên vấn đề cần thiết của sự chia sẻ và giúp đỡ trong cộng đồng, đó chính là trách nhiệm mang tính xã hội của một bộ phim điện ảnh”.
-
Chuyến tàu sinh tử với sự tham gia các diễn viên Gong Yoo, Jung Yu-mi và Ma Dong-seo. Bộ phim đã được công chiếu trước tại khu vực Midnight Screenings tại Liên hoan phim Cannes 2016 vào ngày 13 tháng 5. Ngày 7 tháng 8, bộ phim lập kỷ lục phòng vé với hơn 10 triệu vé được bán ra. Train to Busan kể về một nhóm người đấu tranh để giành lấy sự sống trên chuyến tàu đi đến Busan. Trên tàu có những người bị nhiễm virus lạ biến họ thành Zombie. Những Zombie ấy luôn tìm kiếm những nạn nhân mới cắn xé họ để họ cũng biến thành đồng loại như mình. Cuộc hành trình giành lấy sự sống của những người còn sót lại trên tàu diễn ra vô cùng hấp dẫn với những pha hành hành động gay cấn bên cạnh đó còn ẩn chứa câu chuyện về lòng tham, sự bao dung của con người với nhau.
Đây là một bộ phim về Zombie đầu tiên của điện ảnh Hàn Quốc. Bộ phim đã được đạo khiến khéo léo léo xây dựng lồng ghép giữa việc tranh giành sự sống giữa Zombie và tình người giữa những người còn sống với nhau. Bộ phim như một lời cảnh tỉnh cho khán giả. Khi đại dịch xảy ra, cả thế giới loạn lạc ta mới thấu được lòng người. Sau tất cả cũng chỉ có tình đoàn kết giữa người với người mới có thể giúp chúng ta vượt qua được khó khăn, cùng nhau mới tìm ra được con đường sống. Trong khoảnh khắc sinh tử ta cũng thấy được hết lòng tin, sự giúp đỡ và cả sự ích kỉ trong con người. Đặc biệt là tình cảm cha con. Để đảm bảo cho con được an toàn người cha có thể hy sinh cả mạng sống của mình.
-
Phim I am Sam là bộ ph im tình cảm gia đình đã lấy đi nhiều nước mắt của khán giả. Bộ phim kể về người cha bị mắc chứng tự kỉ và thiểu năng nhưng tình yêu mà ông dành cho con gái là một điều phi thường khiến bao người nể phục. I am Sam ra mắt công chúng vào năm 2001 do bà Jessie Nelson làm đạo diễn kiêm biên kịch và nhà sản xuất của bộ phim. Sau khi hoàn thành I Am Sam, bà dành nhiều thời gian cho gia đình, tạm thời rời khỏi chiếc ghế đạo diễn. Bộ phim có sự tham gia của Sean Penn, ông thủ vai Samuel John “Sam” Dawson, một ông bố bị khiếm khuyết về trí tuệ. Sean Penn trong vai Sam Sean Penn là một diễn viên kì cựu, đạo diễn và ông cũng là một nhà hoạt động chính trị. Ông từng tham gia Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên, Taps, Sean Penn đã nhận được hai giải Oscar cho nam diễn viên chính xuất sắc nhất.
I Am Sam còn có sự góp mặt của Dakota Fanning trong vai Lucy Diamond Dawson. Thời điểm vào vai Lucy, lúc đó cô mới có 7 tuổi, bộ phim là bước mở màn cho sự nghiệp diễn xuất rực rỡ của cô, Dakota Fanning đã nhận được rất nhiều giải thưởng điện ảnh danh giá trên thế giới. Bộ phim còn có sự tham gia của Michelle Pfeiffer trong vai Rita Harrison Williams, bà từng tham gia các phim Scarface, Dangerous Liaisons và Love Field và bà Dianne Wiest, một diễn viên kì cựu trong làng phim Hollywood từng hai lần đoạt giải Oscar cho giải thưởng nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất. Bộ phim đã diễn tả trọn vẹn thành công tình yêu bao la của Sam dành cho con gái, đó là một tình yêu cao quý và hoàn hảo nhất trên đời. Bất chấp khó khăn từ căn bệnh của mình, Sam vẫn cố gắng làm tất cả mọi thứ vì Lucy. Có thể thấy rằng, cô bé chính là động lực và niềm tin sống của ông. Tôi là Sam đã đi nước mắt của biết bao khán giả bởi kịch bản cảm động, mạch phim trôi qua tuy nhẹ nhàng nhưng đã len lỏi vào từng góc khuất trong trái tim, khơi dậy những cảm xúc sâu lắng nhất trong mỗi con người.
-
Bố già là một bộ phim hình sự sản xuất năm 1972 dựa theo tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Mario Puzo và do Francis Ford Coppola đạo diễn. Phim xoay quanh diễn biến của gia đình mafia gốc Ý Corleone trong khoảng 10 năm từ 1945 đến 1955. Bộ phim có dàn diễn viên nổi tiếng gồm Marlon Brando, Al Pacino, Robert Duvall, Diane Keaton và James Caan. Đây được xem là một trong những bộ phim có dàn diễn viên hùng hậu nhất trong lịch sử điện ảnh Hoa Kỳ, với bốn diễn viên chính là Marlon Brando, Al Pacino, Robert Duvall và Diane Keaton đều từng dành giải Oscar cho diễn viên chính xuất sắc nhất. Bộ phim được coi là một trong những phim hay nhất của lịch sử điện ảnh, nó luôn xếp ở các vị trí dẫn đầu trong các bảng xếp hạng phim hay uy tín. Bố già được bình chọn là bộ phim xếp thứ 2 trong Danh sách 100 phim hay nhất của Viện phim Mỹ và cũng đứng thứ 2 trong danh sách 250 phim hay nhất của trang web dữ liệu điện ảnh uy tín IMDb. Đây cũng là bộ phim đầu bảng trên các danh sách phim hay nhất của Metacritic và Rotten Tomatoes.
Bộ phim được cả giới phê bình và công chúng mong đợi từ khi chưa ra mắt. Khi phát hành, Bố già đã trở thành bộ phim ăn khách nhất tính cho đến thời điểm đó (kỷ lục này bị phá bởi phim Hàm cá mập ra đời năm 1975) với doanh thu hơn 5 triệu USD trong tuần đầu và hơn 81 triệu USD cho lần phát hành đầu tiên, 134 triệu USD cho lần phát hành tiếp theo. Bố già đã giành các giải Oscar: Phim hay nhất, Vai nam chính (Marlon Brando từ chối nhận giải) và Kịch bản chuyển thể (Francis Coppola và Mario Puzo). Ngoài ra bộ phim còn giành được 5 giải Quả cầu vàng, một giải Grammy và nhiều giải khác. Nhạc phim do Nino Rota viết ban đầu cũng được đề cử giải Oscar nhưng phải rút lại vì Rota đã sử dụng lại một phần nhạc của ông được viết cho bộ phim Fortunella. Bài hát chủ đề của phim, Speak Softly Love, đã trở nên nổi tiếng và cũng được công chúng hâm mộ.
-
Phim kể về câu chuyện vượt lên số phận của Chris Gardner và đứa con trai bé bỏng, bộ phim bắt đầu vào thời điểm mà mọi thứ tồi tệ nhất sắp xảy đến với anh. Khi xưa lúc mới khởi nghiệp, Chris cùng vợ mình là Linda dồn tất cả những gì họ có vào một thứ gọi là “Máy soi xương di động”, một thiết bị y tế tốt hơn máy chụp x-quang đôi chút nhưng lại đắt gấp đôi. Và thời gian đã chứng minh sự đầu tư của họ có phần sai lầm. Không thể trả tiền nhà đúng hạn, những xung đột trong tình cảm vợ chồng, những khó khăn mà hầu như gia đình trung lưu nào ở Mỹ cùng phải trải qua. Vợ anh, Linda bỏ đi để lại cho anh cậu con trai Christopher. Tài khoản ngân hàng của Chris bị khóa sau cùng bị đuổi ra khỏi chính căn nhà của mình. Chris phải cùng con lang thang ngoài đường vì không thể kiếm được một công việc ổn định. Có những lúc cả hai cha con đều phải chui vào toilet công cộng để tìm chỗ ngủ. Cùng nhau trải qua nhiều khó ăn như vậy cả hai cha con cũng đã hiểu nhau hơn. Con trai chính là động lực có được thành công trong công việc vào sau này của Chris. Tạo nên thành công của của bộ phim một kịch bản hoàn hảo bên cạnh đó cũng sẽ thiếu sót khi không nhắc tới sự diễn xuất ăn ý của hai cha con Chris và Christopher.
Mưu cầu hạnh phúc không có những cảnh rộng lớn choáng ngợp, không sở hữu những góc máy độc đáo, âm nhạc cũng không phải là một điểm mạnh của bộ phim, nhưng có những trích đoạn mà đã xem một lần là mãi mãi không bao giờ quên. Ngoài cảnh quay xúc động khi hai cha con phải ngủ lại một phòng vệ sinh tại trạm tàu điện ngầm, khán giả sẽ phải lặng người khi xem tới phân đoạn gần cuối. Khi trong ví không còn một xu, Chris dành nốt những đồng ít ỏi của mình để sửa chiếc máy soi xương bị hỏng, mà không biết rằng có thành công hay không. Và khi ánh đèn từ chiếc máy lóe lên, nó như một điềm báo, như một lời chỉ dẫn cho anh, trong thời điểm khốn cùng nhất, như tia hy vọng thắp sáng và cứu rỗi tâm hồn Chris. Rồi cho đến cảnh quay cuối cùng của bộ phim, nơi Chris được nhận chính thức vào công ty môi giới, thực sự thành công với con đường chông gai anh đã lựa chọn. Anh lạc giữa dòng người, dòng đời tấp nập, nở một nụ cười xen lẫn giọt nước mắt, giọt nước mắt của hạnh phúc, hạnh phúc tột cục khi những hy sinh của mình được đền đáp xứng đáng.
-
Đi tìm Nemo là một bộ phim hoạt hình của Hoa Kỳ được công chiếu vào năm 2003. Phim do Andrew Stanton viết kịch bản, Stanton và Lee Unkrich đạo diễn, hai hãng Walt Disney và Pixar đồng sản xuất. Một bộ phim với nội dung kể về việc thất lạc của chú cá hề con Nemo và cá cha Martin đã vượt qua rất nhiều khó khăn, thử thách để tìm con mình. Với doanh thu 936 triệu USD trong khi chi phí sản xuất chỉ có 96 triệu USD và là bộ phim có bản DVD bán chạy nhất, câu chuyện “Đi tìm Nemo” không khó để trở thành bộ phim ưa thích của hàng triệu trẻ em và cả người lớn. Trải qua 16 năm, nay câu chuyện “đi tìm” càng lôi cuốn và hấp dẫn hơn trong Finding Dory. Như đã xem phần trước, Dory là một cô cá đáng yêu và tốt bụng nhưng nàng ta lại mắc chứng bệnh “trí nhớ ngắn hạn”. Điều này có nghĩa mọi điều cô đã làm hay chứng kiến chỉ trong một tích tắc là bị quên mất. Nhưng bỗng nhiên một ngày nọ cô lại nhớ được một kí ức về gia đình mình. Thế là không ngần ngại, cô liền bơi đi kiếm họ.
Bộ phim nhận được rất nhiều lời nhận xét tốt và giành giải cho bộ phim hoạt hình hay nhất. Vào năm 2008, Viện hàn lâm điện ảnh Mĩ điền tên bộ phim vào danh sách 10 bộ phim hoạt hình hay nhất từng được quay. Đây cũng là bộ phim đầu tiên Pixar không cho ra mắt vào tháng 11. Ở bộ phim, nếu ví Dory như một đứa trẻ hồn nhiên, vô tư vô lo thì chú bạch tuộc Hank lại là một người lớn với những suy nghĩ được định sẵn theo khuôn khổ. Cũng vì thế mà Hank xuýt chút nữa bỏ lỡ đi những trải nghiệm cuộc sống thú vị nếu không gặp được Dory. Suốt 16 năm từ phần đầu đến phần sau, “Just keep swimming” luôn là thông điệp mà Pixar muốn truyền tải đến người xem, “hãy cứ bơi” để khám phá “cuộc sống tuyệt vời”. -
Cưỡng đoạt là một bộ phim điện ảnh hành động hồi hộp năm 2008 của Pháp do Luc Besson và Robert Mark Kamen viết kịch bản và Pierre Morel đảm nhiệm vị trí đạo diễn. Phim có sự tham gia của Liam Neeson, Maggie Grace, Famke Janssen, Katie Cassidy, Leland Orser và Holly Valance. Trong phim, Neeson vào vai Bryan Mills, một cựu đặc vụ CIA tìm kiếm cô con gái Kim và đứa bạn thân Amanda sau khi cả hai cô bé bị bắt cóc trong chuyến du lịch tại Pháp. Cựu đặc vụ CIA Bryan Mills là người vô cùng yêu thương con gái của mình, anh muốn dùng những thời gian sau khi nghỉ hưu để bù đắp cho con. Cưỡng đoạt đã thu về hơn 226 triệu USD trên toàn cầu. Nhiều phương tiện thông tin đại chúng gọi đây là bước ngoặt trong sự nghiệp diễn xuất của Neeson, giúp anh trở thành một ngôi sao phim hành động. Phim có hai phần tiếp nối là Taken 2 (2012) và Taken 3: Dứt điểm (2014). Năm 2017, loạt phim truyền hình cùng tên được phát sóng trên kênh NBC, với Clive Standen đảm nhiệm vai diễn Bryan Mills.
Cưỡng đoạt được sản xuất bởi công ty EuropaCorp của Luc Besson. Pierre Morel trước đó cũng từng đảm nhiệm vai trò đạo diễn hình ảnh cho Besson và cả hai cũng từng hợp tác với nhau trong phim điện ảnh đầu tiên mà Morel đạo diễn, District 13. Besson nghĩ ra những ý tưởng về Cưỡng đoạt sau một buổi ăn tối với Morel và nhanh chóng bị cuốn hút bởi ý tưởng về một người bố chiến đấu để bảo vệ con gái. Jeff Bridges là diễn viên đầu tiên được thử vào vai Bryan Mills, nhưng sau khi ông rời bỏ dự án, Liam Neeson đã đồng ý tham gia thay thế với mong muốn được thử sức với một vai diễn cần nhiều thể lực hơn các vai diễn ông từng tham gia. Neeson ban đầu cho rằng bộ phim cũng không hơn gì một "con đường ven biển" đối với sự nghiệp của ông, thậm chí còn cho rằng phim chỉ được phát hành qua các định dạng băng đĩa.