Top 10 Dàn ý phân tích bài thơ "Tự tình" của Hồ Xuân Hương hay nhất

Hà Ngô 3465 0 Báo lỗi

Hồ Xuân Hương được mệnh danh là "Bà chúa thơ Nôm". Các sáng tác của bà đa số đều viết về người phụ nữ với tiếng nói thương cảm cũng như lời khẳng định đề cao ... xem thêm...

  1. I. Mở bài

    • Giới thiệu những nét khái quát về tác giả Hồ Xuân Hương (đặc điểm con người, cuộc đời, vị trí văn học sử, sự nghiệp sáng tác,…)
    • Giới thiệu những nét khái quát về bài thơ “Tự tình” (xuất xứ, cảm hứng, đề tài, những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật,…)


    II. Thân bài

    a. Nỗi cô đơn, trống vắng, bẽ bàng cho số phận mình của nhân vật trữ tình (2 câu đề):

    • Đêm khuya” vừa là thời gian tả thực nhưng đồng thời cũng chính là thời gian nghệ thuật, là dụng ý nghệ thuật của nhà thơ.
    • “Hồng nhan” để chỉ người phụ nữ vẫn còn xuân sắc, xuân tình.
    • Nghệ thuật đảo ngữ “trơ”: Đó vừa là sự phơi bày vẻ đẹp của người phụ nữ nhưng đồng thời đó còn chính là sự chai sạn khi phải khoe sắc đẹp của mình trước không gian rộng lớn.
    • Nghệ thuật đối giữa “cái hồng nhan” với “nước non”, giữa cái nhỏ bé của con người với cái rộng lớn của không gian đã làm bật nổi sự cô đơn, trống vắng của nhân vật trữ tình.

    b. Nỗi buồn, sự bế tắc, cay đắng, xót xa cho số phận (2 câu thực):

    • Uống rượu để quên đời, để quên đi nỗi cô đơn của bản thân nhưng không quên được, “say lại tỉnh”
    • Vầng trăng: vừa là vầng trăng thực nhưng đồng thời đó cũng chính là vầng trăng của tình duyên, của hạnh phúc lứa đôi mà nhân vật trữ tình khao khát có được.
    • Nhân vật trữ tình cảm thấy buồn tủi, cay đắng, xót xa cho số phận mình khi tuổi xuân đã dần qua đi mà hạnh phúc, tình yêu vẫn còn dang dở, chưa vẹn tròn

    c. Sự phẫn uất, phản kháng của nhân vật trữ tình trước số phận (2 câu luận):

    • Nghệ thuật đảo ngữ kết hợp với các động từ mạnh “xiên ngang”, “đâm toạc”, tác giả đã vẽ nên trước mắt người đọc khung cảnh thiên nhiên như đang cố gắng cựa quậy bứt phá, không chịu đầu hàng trước số phận.
    • Sự phẫn uất, phản kháng của nhân vật trữ tình trước số phận.

    d. Sự ngán ngẩm, buông xuôi, bất lực trước số phận của nhân vật trữ tình (2 câu kết):

    • Hai chữ “xuân” được sử dụng độc đáo: Mùa xuân quay trở lại cũng có nghĩa đó là lúc tuổi xuân trôi đi, con người không thể nào níu giữ.
    • Nghệ thuật tăng tiến: Mảnh tỉnh đã bé nay lại còn phải san sẻ để rồi chỉ còn lại “tí con con”.
    • Nỗi buồn, chán nản và bất lực buông xuôi của nhân vật trữ tình.


    III. Kết bài

    “Tự tình”: Khái quát những đặc điểm đặc sắc về giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của bài thơ “Tự tình” và nêu cảm nghĩ của bản thân.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
    Hình minh họa
    Hình minh họa

  2. I. Mở bài

    • Trình bày những nét tiêu biểu về nữ sĩ Hồ Xuân Hương: Nữ sĩ được mệnh danh: “Bà chúa thơ Nôm” với rất nhiều những bài thơ thể hiện sự trân trọng vẻ đẹp và niềm cảm thông, thương xót cho số phận những người phụ nữ.
    • Giới thiệu đối tượng cần phân tích - bài thơ Tự tình II: Đây là một trong số 3 bài thơ trong chùm thơ Tự tình thể hiện nỗi niềm buồn tủi trước cảnh ngộ lỡ làng.


    II. Thân bài

    1. Phân tích hai câu đề “Tự tình”: Nỗi niềm buồn tủi, chán chường

    • Câu 1: Thể hiện qua việc tái hiện bối cảnh:
      • Thời gian: Đêm khuya, trống canh dồn – nhịp gấp gáp, liên hồi của tiếng trống thể hiện bước đi thời gian gấp gáp, vội vã ⇒ Con người chất chứa nỗi niềm, bất an
      • Không gian: “văng vẳng”: lấy động tả tĩnh ⇒ không gian rộng lớn nhưng tĩnh vắng
      • Con người trở nên nhỏ bé, lạc lõng, cô đơn
    • Câu 2: Diễn tả trực tiếp nỗi buồn tủi bằng cách sử dụng từ ngữ gây ấn tượng mạnh:
      • Từ “trơ” được nhấn mạnh: nỗi đau, hoàn cảnh “trơ trọi”, tủi hờn, đồng thời thể hiện bản lĩnh thách thức, đối đầu với những bất công ngang trái.
      • Cái hồng nhan: Kết hợp từ lạ thể hiện sự rẻ rúng
      • Hai vế đối lập: “cái hồng nhan” đối với “với nước non”
      • Bi kịch người phụ nữ trong xã hội

    2. Phân tích hai câu thực “Tự tình”: Diễn tả rõ nét hơn tình cảnh lẻ loi và nỗi niềm buồn tủi

    • Câu 3: Hình ảnh người phụ nữ cô đơn trong đêm khuya vắng lặng với bao xót xa
      • Chén rượu hương đưa: Tình cảnh lẻ loi, mượn rượu để giải sầu
      • Say lại tỉnh: vòng luẩn quẩn không lối thoát, cuộc rượu say rồi tỉnh cũng như cuộc tình vương vít cũng nhanh tàn, để lại sự rã rời
      • Vòng luẩn quẩn ấy gợi cảm nhận duyên tình đã trở thành trò đùa của số phận
    • Câu 4: Nỗi chán chường, đau đớn ê chề, hình tượng thơ chứa hai lần bi kịch:
      • Vầng trăng bóng xế: Trăng đã sắp tàn, tuổi xuân đã trôi qua
      • Khuyết chưa tròn: Nhân duyên chưa trọn vẹn, chưa tìm được hạnh phúc viên mãn, tròn đầy ⇒ sự muộn màng dở dang của con người
      • Nghệ thuật đối tô đậm thêm nỗi sầu đơn lẻ của người muộn màng lỡ dở
      • Niềm mong mỏi thoát khỏi hoàn cảnh thực tại nhưng không tìm được lối thoát.

    3. Phân tích hai câu luận “Tự tình”: Nỗi niềm phẫn uất, sự phản kháng của Xuân Hương

    • Cảnh thiên nhiên qua cảm nhận của người mang niềm phẫn uất và bộc lộ cá tính:
      • Rêu: sự vật yếu ớt, hèn mọn mà cũng không chịu mềm yếu
      • Đá: im lìm nhưng nay phải rắn chắc hơn, phải nhọn hoắt lên để “đâm toạc chân mây”
      • Động từ mạnh xiên, đâm kết hợp với bổ ngữ ngang, toạc: thể hiện sự bướng bỉnh, ngang ngạnh
      • Nghệ thuật đối, đảo ngữ thể hiện sự phản kháng mạnh mẽ dữ dội, quyết liệt
      • Sức sống đang bị nén xuống đã bắt đầu bật lên mạnh mẽ vô cùng
      • Sự phản kháng của thiên nhiên hay cũng chính là sự phản kháng của con người

    4. Phân tích hai câu kết “Tự tình”: Quay trở lại với tâm trạng chán trường, buồn tủi

    • Câu 7:
      • Ngán: chán ngán, ngán ngẩm
      • Xuân đi xuân lại lại: Từ “xuân” mang hai ý nghĩa, vừa là mùa xuân, đồng thời cũng là tuổi xuân
      • Mùa xuân đi rồi trở lại theo nhịp tuần hoàn còn tuổi xuân của con người cứ qua đi mà không bao giờ trở lại ⇒ chua chát, chán ngán.
    • Câu 8:
      • Mảnh tình: Tình yêu không trọn vẹn
      • Mảnh tình san sẻ: Càng làm tăng thêm nỗi chua xót ngậm ngùi, mảnh tình vốn đã không được trọn vẹn nhưng ở đây còn phải san sẻ
      • Tí con con: tí và con con đều là hai tính từ chỉ sự nhỏ bé, đặt hai tính từ này cạnh nhau càng làm tăng sự nhỏ bé, hèn mọn
      • Mảnh tình vốn đã không được trọn vẹn nay lại phải san sẻ ra để cuối cùng trở thành tí con con
      • Số phận éo le, ngang trái của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, phải chịu thân phận làm lẽ

    5. Phân tích giá trị nghệ thuật trong “Tự tình”:

    • Ngôn ngữ thơ điêu luyện, bộc lộ được tài năng và phong cách của tác giả:
    • Sử dụng từ ngữ, hình ảnh giàu sức tạo hình, giàu giá trị biểu cảm, đa nghĩa
    • Thủ pháp nghệ thuật đảo ngữ: câu hỏi 2, câu 5 và câu 6
    • Sử dụng động từ mạnh: xiên ngang, đâm toạc.


    III. Kết bài

    • Khẳng định lại những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
    • Thông qua bài thơ thể hiện giá trị hiện thực và bộc lộ tấm lòng nhân đạo sâu sắc của một nhà thơ “phụ nữ viết về phụ nữ”
    Hình minh họa
    Hình minh họa
    Hình minh họa
    Hình minh họa
  3. I. Mở bài

    • Hồ Xuân Hương được mệnh danh là “Bà Chúa Thơ Nôm”
    • Tự tình II nằm trong chùm thơ Tự tình gồm 3 bài của Hồ Xuân Hương.


    II. Thân bài

    a. 2 câu đầu

    • Thời gian: đêm khuya, vắng vẻ, tĩnh lặng.
    • Không gian: tiếng trống dồn canh, nữ thi sĩ lẻ loi, đơn chiếc một mình.
    • Âm thanh: “văng vẳng”: lấy động tả tĩnh nhằm nhấn mạnh sự tĩnh lặng của đêm khuya.
    • “Trơ”: từ tượng hình mạnh mẽ diễn tả nỗi cô đơn, lẻ bóng pha chút cay đắng của người phụ nữ lẻ loi trong chính tình cảm của mình với một trái tim khao khát yêu thương.

    b. 2 câu tiếp

    • “say lại tỉnh” trong nỗi buồn, nỗi cô đơn ấy người phụ nữ đã tìm đến chén rượu để giải sầu nhưng rượu không những không làm cho bà say mà còn khiến cho bà thêm tỉnh táo hơn, sự bất hạnh của cuộc đời lại hiện ra rõ nét hơn.
    • “Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”: Mượn hình ảnh ánh trăng để nói về chuyện tình cảm còn dang dở, chưa được trọn vẹn của mình.
    • Con người chơi vơi giữa một thế giới mênh mông hoang vắng – bất lực trước nỗi cô đơn trơ trọi của chính mình.

    c. 2 câu tiếp

    • Động từ mạnh “xiên ngang, đâm toạc”: mạnh mẽ pha chút ngang ngược, độc lập → khát vọng “nổi loạn”: phá tung đạp đổ tất cả những trói buộc đang đè nặng lên thân phận mình.
    • “rêu từng đám, đá mấy hòn” ít ỏi nhỏ nhoi trên nền không gian rộng lớn mênh mông của chân mây mặt đất.
    • Nghệ thuật đảo ngữ diễn tả cá tính mạnh mẽ của tác giả trước số phận lẻ loi đơn chiếc của mình.

    d. 2 câu cuối

    • “Ngán” tâm trạng chán chường.
    • “xuân đi xuân lại lại”: sự tuần hoàn của tự nhiên nhưng trong bối cảnh cô đơn của tác giả, sự tuần hoàn, trôi chảy này dường như thêm trở nên vô nghĩa. “Xuân” cũng chính là tuổi trẻ của nữ thi sĩ đang trôi đi lững lờ, khao khát tình yêu nhưng không có được tình yêu.
    • “Mảnh tình san sẻ tí con con”: mối tình duyên nhỏ bé của riêng mình nhưng phải san sẻ với người khác khiến cho mảnh tình ấy càng thêm nhỏ bé chẳng còn đáng bao nhiêu để sưởi ấm trái tim thi sĩ.
    • Nỗi bất hạnh, buồn sầu của thi sĩ đồng thời thể hiện niềm khát khao hạnh phúc trong tình yêu.

    e. Khái quát chung

    • Nội dung: thể hiện tâm trạng vừa đau buồn, vừa phẫn uất trước duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch của nữ thi sĩ.
    • Nghệ thuật: đảo ngữ, sử dụng từ ngữ táo bạo


    III. Kết bài

    Khẳng định lại giá trị của tác phẩm

    Hình minh họa
    Hình minh họa
    Hình minh họa
    Hình minh họa
  4. I. Mở bài

    • Giới thiệu tác giả: Thơ Hồ Xuân Hương có nghệ thuật điêu luyện, nội dung nhiều sắc thái. Giọng điệu chân thành, ý tứ sâu sắc nhằm giải bày tâm sự của mình.
    • Giới thiệu bài thơ: Tự tình II là bài thơ Hồ Xuân Hương viết về thân phận nhỏ bé cùng thân phận dang dở của chính mình, nhưng qua những tâm sự ấy người đọc lại thấy được những thân phận chung của rất nhiều phụ nữ trong xã hội đương thời.

    II. Thân bài

    • Trong sự hoang vắng, tịch mịch của không gian, nhân vật trữ tình xuất hiện với những tâm sự, suy tư chất chồng về sự nhỏ bé của bản thân và sự lỡ làng của duyên phận.
    • Âm thanh tiếng trống trong đêm không làm lòng người thôi khắc khoải mà dường như càng làm đậm thêm nỗi buồn, sự lạc lõng giữa cuộc đời.
    • “Hồng nhan” là gương mặt đẹp, thường được dùng để chỉ những người con gái đẹp.
    • Động từ trơ được đảo lên đầu câu lại gợi ấn tượng về sự nhỏ bé, lạc lõng của thân phận người phụ nữ trước cuộc đời rộng lớn.
    • Tâm trạng chất chứa những suy tư, bế tắc khôn nguôi nhưng người phụ nữ ấy lại chẳng có lấy một người để giãi bày những tâm sự mà phải tìm đến rượu như một cách để thoát li với thực tại đau khổ.
    • Đối diện với thân phận hẩm hiu, tình duyên dang dở nữ sĩ đã muốn mượn rượu giải sầu, muốn say để quên đi tất cả nhưng dường như càng uống càng tỉnh.
    • “Say lại tỉnh” gợi ra trạng thái say – tỉnh bất phân, hơi rượu không làm cho nữ sĩ quên đi mà càng khắc sâu nỗi đau về thân phận.
    • Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn là vầng trăng sắp tàn khi ngày đến, trạng thái khuyết chưa tròn cũng như tình duyên dang dở, lỡ làng của duyên phận.
    • Nghệ thuật đảo ngữ được sử dụng vô cùng hiệu quả để hiện sự bất bình, bức bối của tác giả trước tình sự bất công của số phận đồng thời thể hiện khát khao vượt thoát khỏi hoàn cảnh.
    • Người phụ nữ dùng cả tuổi xuân của mình để chờ mong, khát cầu một hạnh phúc dù là nhỏ bé, đơn giản nhưng chờ cả tuổi xuân hạnh phúc khát cầu ấy cũng chẳng thể trọn vẹn.
    • “Ngán” là trạng thái của nhà thơ Hồ Xuân Hương trước sự mất mát của tuổi xuân nhưng không thể một lần chạm đến hạnh phúc.
    • Tình duyên vốn mỏng manh, nhỏ bé “mảnh tình” cũng không được trọn vẹn mà phải san sẻ càng khiến cho độc giả thêm xót xa về thân phận hẩm hiu của kiếp chồng chung, lẽ mọn.


    III. Kết bài

    Tự tình 2 - một trong những bài thơ tiêu biểu nhất cho tâm hồn, tài năng và phong cách của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
    Hình minh họa
    Hình minh họa
  5. I. Mở bài

    • Giới thiệu tác giả Hồ Xuân Hương và tác phẩm Tự Tình I.
    • Giới thiệu khái quát nội dung trong bài Tự tình I.

    II. Thân bài

    a. Phân tích 2 câu đề

    • Mở đầu bài thơ, hai câu đề gợi ra một không gian bao la, mờ mịt từ bom thuyển ở nơi dòng sổng đến khắp mọi chòm xóm, thôn làng.
    • Người phụ nữ thao thức suốt những canh dài. Tiếng gà gáy “văng vẳng” trên bom thuyền từ xa đưa tới.
    • Nghệ thuật lấy động (tiếng gà gáy) để diễn tả cái tĩnh lặng vắng vẻ của đêm dài nơi làng quê đã góp phần làm nổi bật tâm trạng “oán hận” của người phụ nữ thao thức suốt những canh trường.
    • Nàng ngồi dậy, lắng tai nghe tiếng gà gáy sang canh, rồi “trông ra” màn đêm mịt mùng. Màn đêm như bủa vây người phụ nữ trong nỗi buồn cô đơn, oán hận

    b. Phân tích 2 câu thực

    • Tác giả tạo ra hai hình ảnh “mổ thảm” và “chuông sầu” đối nhau, hô ứng nhau, cực tả nỗi đau khổ, sầu tủi của riêng mình đang sống trong cảnh ngộ quá lứa lỡ thì, trắc trở trong tình duyên.
    • Phủ định để khẳng định tiếng “cốc” của “mổ thảm”, tiếng “om” của “chuông sầu”.
    • Nữ sĩ đã và đang trải qua những đêm dài thao thức và cô đơn, đau cho nỗi đau của đời mình
    • Nỗi oán hận, đạu buồn sầu tủi như thấm vào đáy dạ, tê tái xót xa, như đang toả rộng trong không gian “khắp mọi chòm”, như kéo dài theo thời gian của những đêm dài.
    • “Om” là tiếng tượng thanh, tiếng chuông sầu, cũng là gợi tả nỗi thảm sầu tê tái, đau đớn đến cực độ.
    • Câu hỏi tu từ đã làm cho giọng thơ thảm thiết, xoáy sâu vào lòng người như một lời than, như một tiếng thở dài tự thương mình trong nỗi buồn ngao ngán

    d. Phân tích 2 câu luận

    • Lời than tự tình trong cô đơn được khơi sâu trong phần luận, để mà “rầu rĩ’ thêm, giận hờn thêm cho duyên phận hẩm hiu.
    • “Trước nghe” đối với “sau giận”, “tiếng” hô ứng với “duyên”; “rầu rĩ” là tâm trạng đối với “mõm mòm” là trạng thái.
    • Giữa canh khuya thao thức, càng nghe càng thêm “rầu rĩ”, buồn tủi.
    • Giữa lúc tàn canh thao thức, càng nghe càng “giận”, càng hờn về tình duyên bẽ bàng.
    • Duyên “mõm mồm” là duyên phận hẩm hiu, quá lứa lỡ thì!
    • Trong câu thơ như có nhiều lệ, nhiều tiếng thở dài, vừa than thân trách phận, vừa buồn tủi về con đường tình duyên.
    • Tiếng thơ tự tình của Hồ Xuân Hương là lời than tự thương mình, đồng thời thương cho những người đàn bà cùng cảnh ngộ đã luống tuổi mà vẫn cô đơn lẻ bóng.

    e. Phân tích 2 câu kết

    • Phần kết xuất hiện một tứ thơ rất lạ. Vừa nghi vấn, vừa cảm thán, hai câu kết đầy nghịch lí.
    • Nữ sĩ như vẫn còn tin vào tài năng của mình có thể làm xoay chuyển được duyên phận, vẫn hi vọng tìm được bạn đòi trăm năm trong đám tài tử văn nhân.
    • “Già tom ” nghĩa là rất già, già hản, khô quắt đi! ! Đó là một cách “nói cứng” thể hiện một thái độ “bướng bỉnh”, một bản lĩnh cứng cỏi trước ngang trái cuộc đời.
    • “Tự tình” là tiếng than thân trách phận cho nỗi buồn cô đơn, về bi kịch tình yêu, là niềm khao khát hạnh phúc của người phụ nữ.


    III. Kết bài

    Khái quát lại vẻ đẹp của ngôn ngữ nghệ thuật và ý nghĩa thông điệp trong bài “Tự tình I”.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
    Hình minh họa
    Hình minh họa
  6. I. Mở bài

    • Giới thiệu khái quát về tác giả Hồ Xuân Hương và bài thơ “Tự tình 2”
    • Khái quát tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ


    II. Thân bài

    a. Tâm trạng cô đơn, buồn tủi của nhân vật trữ tình (2 câu đề)

    • Thời gian: đêm khuya, đây là lúc người ta bắt đầu suy tư và tâm trạng.
    • Thời gian lặng lẽ trôi qua, lòng người trăn trở, thao thức.
    • “Hồng nhan” là từ thường được dùng để chỉ phụ nữ nói chung và những người con gái đẹp nói riêng. Ở đây là hình ảnh hoán dụ cho nhân vật trữ tình.
    • Nghệ thuật đảo từ “trơ” nhấn mạnh sự buồn tủi, cô đơn đến bẽ bàng của người phụ nữ.
    • Tiếng trống canh vang vọng giữa đêm khuya càng khắc sâu nỗi cô liêu, trống vắng và sự buồn tủi trong tâm hồn người nữ sĩ.

    b. Sự bẽ bàng, xót xa trước hoàn cảnh của bản thân (2 câu thực)

    • Muốn mượn rượu giải sầu, nhưng “say lại tỉnh”, nhân vật trữ tình càng thấm sâu tình cảnh bản thân mình.
    • Hình ảnh vầng trăng ” khuyết chưa tròn” nhấn mạnh hạnh phúc không trọn vẹn của người phụ nữ.

    c. Nỗi niềm bi thương, thái độ phẫn uất và ý muốn đấu tranh của nhân vật trữ tình (2 câu luận)

    • Nghệ thuật đảo ngữ cùng hàng loạt các động từ mạnh “xiên ngang”, “đâm toạc” đã làm nổi bật cái dữ dội, quyết liệt của sự phản kháng.
    • Người phụ nữ khoảnh khắc đó dường như giật mình tỉnh ngộ. Khát khao mạnh mẽ sống như rêu như đá, phá hủy tất cả những thứ ràng buộc, giam cầm và chà đạp cuộc đời mình.
    • Hai câu thơ thể hiện bản lĩnh, cá tính của Hồ Xuân Hương

    d. Sự ngán ngẩm, bất lực trước hiện thực ngang trái (2 câu kết)

    • Theo quy luật tuần hoàn của thiên nhiên, xuân đi rồi xuân sẽ lại tới. Nhưng tuổi thanh xuân của người phụ nữ một khi đã trôi qua sẽ không bao giờ trở lại.
    • “Mảnh tình” vốn bé nhỏ còn phải san sẻ với người khác.
    • Người phụ nữ không thể thoát khỏi tình cảnh khổ đau nên im lặng và chấp nhận.

    e. Đánh giá nghệ thuật bài thơ

    • Sử dụng sáng tạo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật
    • Nghệ thuật đảo ngữ, các động từ mạnh và từ ngữ giàu sức gợi


    III. Kết bài

    Khẳng định lại tâm trạng nhân vật trữ tình và giá trị của bài thơ.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
    Hình minh họa
    Hình minh họa
  7. I. Mở bài

    • Giới thiệu về tác giả và tác phẩm
    • Sơ lược về nhà thơ Hồ Xuân Hương và phong cách sáng tác.
    • Giới thiệu bài thơ Tự tình II với nội dung về ước mơ và hạnh phúc của người phụ nữ Việt Nam.


    II. Thân bài

    a. Hai câu đề:

    • Tình cảnh của người thiếu phụ, cô đơn trong đêm vắng lặng, đợi chờ chồng đến mức chán chường.
    • Nỗi phiền muộn bởi đêm tối quá tĩnh mịch quạnh hiu khiến con người ta tủi phận, buồn rầu, mà với Hồ Xuân Hương đó còn là sự bẽ bàng của số phận là thứ thiếp.
    • Phản ánh số phận bất hạnh, éo le của người phụ nữ trong xã hội xưa.
    • Khóc thương, đớn đau, chua chát cho cái cuộc đời hồng nhan của mình, cũng như của rất nhiều nhiều những phụ nữ ngoài kia, hạnh phúc đối với họ trở thành thứ xa xỉ, bởi ở cái xã hội này làm gì có hạnh phúc cho phụ nữ đâu!

    b. Hai câu thực:

    • “Chén rượu hương đưa say lại tỉnh”: Cái vòng luẩn quẩn không hồi kết, càng trốn tránh nỗi cô đơn, khốn khổ của mình thì mỗi lúc tỉnh lại Hồ Xuân Hương lại càng thấm thía hơn về cuộc đời hồng nhan bạc phận của mình.
    • “Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tàn”: Phản ánh chính hoàn cảnh của người thiếu phụ đã sắp đi qua hết thời thanh xuân, son sắc nhưng tình duyên đã 2 lần mà vẫn còn lận đận trái ngang.
    • Lời than vãn về số phận chung của những người phụ nữ dưới chế độ phong kiến hà khắc, nhất phu đa thê, người phụ nữ chưa bao giờ thực sự tìm được hạnh phúc cho riêng mình dù họ đã cố gắng và khao khát biết bao nhiêu.

    c. Hai câu luận:

    • Ý chí, cũng như khao khát cháy bỏng được thoát khỏi sự kìm kẹp của chế độ phong kiến, đòi quyền công bằng, khao khát hạnh phúc của người phụ nữ.
    • Bà không muốn sống trong cái cảnh bị rẻ rúng coi thường, không muốn chịu kiếp chồng chung, muốn được tự do thể hiện cá tính và vui sống cuộc đời do mình làm chủ chứ không phải phụ thuộc vào ai khác.

    d. Hai câu kết:

    • Ý thức được sự chảy trôi của thời gian, thanh xuân của phụ nữ có hạn, chưa tìm được hạnh phúc đích thực thì tuổi già ập đến thực sự là nỗi chán ngán vô cùng tận.
    • Hạnh phúc của người phụ nữ ở chế độ phong kiến không được trọn vẹn, vừa ít lại còn phải chia năm xẻ bảy, khiến họ vô cùng đau khổ và chán chường với lòng ghen và sự cô quạnh.


    III. Kết bài

    Khẳng định về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Nêu một số cảm nhận của bản thân về bài thơ “Tự tình II”

    Hình minh họa
    Hình minh họa
    Hình minh họa
    Hình minh họa
  8. I. Mở bài

    • Giới thiệu chung : Hồ Xuân Hương là một nhà thơ lớn của Việt Nam. Được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm (Xuân Diệu)
    • Giới thiệu về bài thơ “Tự tình”


    II.Thân bài Bài thơ thể hiện nỗi buồn và tâm sự của nhà thơ về số phận lẻ loi của mình và niềm khát khao hạnh phúc, được quân tử yêu thương.


    *Hai câu đề:

    “Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
    Trơ cái hồng nhan với nước non”


    • Hoàn cảnh: giữa đêm khuya, hao thức, nghe tiếng trống dồn dập sang canh
    • Thấy mình cô độc giữa cuộc đời .
    • Nghệ thuật sử dụng từ ngữ mạnh, nghe thật thấm thía

    *Hai câu thực:

    “Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
    Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”

    • Nói lên suy nghĩ của nhà thơ: Buồn, uống chén rượu để quên nhưng càng uống càng tỉnh, tỉnh lại càng buồn hơn (Hình ảnh người con gái lấy chính mình ra làm đồ nhấm)
    • Nhìn trăng thấy trang đã xế bóng mà lại chưa tròn. Vầng trăng như là thân phận của nhà thơ.
    • “Khuyết chưa tròn” : Chưa tuyệt vọng vẫn còn ấp ủ niềm hi vọng.

    *Hai câu luận:

    “Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
    Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”

    • Mở rộng tầm nhìn: những đám rêu trên mặt đất, mấy hòn đá phía chân trời. Những hình ảnh rất thự, ước lệ.
    • Cái nhìn khoẻ khoắn. Có một sự phản kháng, sự vươn lên để khẳng định chỗ đứng của mình.

    *Hai câu kết:

    “Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
    Mảnh tình san sẻ tí con con.”

    • Từ thiên nhiên xung quanh, nhìn lại bản thân mình, cảm thấy ngán nỗi, buồn cho mình, nghịch lí.
    • Thời gian cứ trôi qua xuân đi xuân lại lại, một sự tuần hoàn liên tục nghe mà ngán ngẩm cho duyên phận của mình. Tuổi xuân trôi qua mà lại khômg có tình duyên trọn vẹn
    • Sự chia sẻ ít ỏi
    • Một nỗi buồn chán và thất vọng.


    III. Kết bài

    • Một bài thơ chứa đựng nỗi buồn và niềm khát khao chân thành
    • Trong nền thơ trung đại, lần đầu tiên mới có một người phụ nữ dám nói lên điều ấy.
    Hình minh họa
    Hình minh họa
    Hình minh họa
    Hình minh họa
  9. I. Mở bài: Giới thiệu về bài thơ “Tự tình” của Hồ Xuân Hương:

    • “Bà chúa thơ Nôm” có chùm thơ “Tự tình” bao gồm ba bài, là tiếng nói của thân phận, là những khát khao, đau buồn của kiếp người.
    • Trong đó, bài thơ “Tự tình II” đã thể hiện rõ tâm trạng, thái độ của nữ sĩ: vừa buồn đau, vừa phẫn uất trước nghịch cảnh éo le cùng khát vọng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch.


    II. Thân bài

    a. Bốn câu thơ mở đầu bài thơ đã cho thấy hoàn cảnh và tâm trạng của nữ sĩ

    • Hoàn cảnh:
    • Thời gian nghệ thuật: đêm khuya.
    • Tiếng trống canh giữa đêm khuya cho thấy cảm nhận về bước đi dồn dập của thời gian.
    • Tâm trạng buồn tủi của nữ sĩ:
    • Những từ ngữ giàu giá trị biểu cảm đã được sử dụng để thể hiện tâm trạng: “Trơ” được đặt đầu câu kết hợp với biện pháp đảo nhấn mạnh cảm giác tủi hổ, chai lì. Hai chữ “hồng nhan” lại đi với từ “cái” gợi lên ý thức về sự rẻ rúng, mỉa mai của thân phận.
    • “Vầng trăng bóng xế” (trăng sắp tàn) mà vẫn “khuyết chưa tròn” trở thành hình ảnh ẩn dụ, nhấn mạnh hai lần bi kịch của cuộc đời nữ sĩ: tuổi xuân trôi qua mà nhân duyên vẫn không trọn vẹn.
    • Ý thức sâu sắc về bi kịch tình duyên, tác giả không chỉ cảm thấy bẽ bàng, tủi hổ mà còn phẫn uất
    • Bức tranh thiên nhiên hiện lên với những nét chấm phá về rêu và đá hiên ngang tồn tại đầy mạnh mẽ
      • “xiên ngang mặt đất”, “đâm toạc chân mây”.
      • Biện pháp đảo ngữ đưa những động từ mạnh lên đầu câu: Làm nổi bật sức sống mãnh liệt của cỏ cây.
      • Ẩn dụ cho tâm trạng phẫn uất muốn vượt lên trên nghịch cảnh éo le của tác giả.
    • Bài thơ kết thúc cũng bằng cảm thức về thời gian, cho thấy tâm trạng chán chường, buồn tủi.
    • “Ngán” mang sắc thái chỉ sự chán ngán, ngán ngẩm.
    • Từ “xuân” được điệp lại hai lần mang những sắc thái ngữ nghĩa khác nhau: vừa chỉ mùa xuân, vừa chỉ tuổi xuân.
    • Hai từ “lại” trong cụm từ “xuân đi xuân lại lại” cũng được sử dụng với hai sắc thái ý nghĩa khác nhau: từ “lại” thứ nhất là thêm một lần nữa, trong khi đó, từ “lại” thứ hai có nghĩa là quay trở lại, gợi lên sự tuần hoàn, lặp lại.


    III. Kết bài

    • Khái quát giá trị của bài thơ:
    • Ví dụ: Bài thơ “Tự tình II” đã thể hiện một cách sâu sắc, mãnh liệt khát vọng sống, khát vọng tự do và khát vọng hạnh phúc của tâm hồn một người phụ nữ vừa dịu dàng, đằm thắm vừa mạnh mẽ. Tất cả đã được thể hiện thông qua tài năng trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ và xây dựng hình tượng của “Bà Chúa thơ Nôm”.
    Hình minh họa
    Hình minh họa
    Hình minh họa
    Hình minh họa
  10. I. Mở bài

    • “Bà chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương thường có giọng thơ khinh bạc, mỉa mai.
    • Bên cạnh giọng thơ khinh bạc ấy, ta lại bắt gặp một trong những bài thơ tả cảnh ngụ tình khá sâu sắc và ý tứ chân thành nhằm giãi bày tâm sự của mình. Bài thơ Tự tình II là một trường hợp như vậy!


    II. Thân bài

    a. Đêm khuya cô đơn

    • Hai câu đề là cảnh đêm về khuya, tiếng trống canh từ xa văng vẳng mà dồn dập đổ về. Trong thời điểm ấy, nhân vật trữ tình lại trơ trọi đáng thương và “cái hồng nhan” đã cụ thể hoá một cá thể đang cô đơn, thao thức và dằn vặt.
    • Hồng nhan nhằm để nói “phái đẹp” nhưng lại được trước nó là trạng từ “trơ”, khiến cho câu thơ đậm đặc cái ý chán chường. Rồi lại “cái hồng nhan” thì quả là khinh bạc.
    • Lấy “hồng nhan” mà đem đối với “nước non” thì quả thật là thách thức nhưng cũng thật sự là mỉa mai, chua chát. Phép tiểu đối thật đắt và thật táo bạo nhưng phù hợp với tâm trạng đang chán chường, trong hoàn cảnh đang cô đơn, trơ trọi. Nỗi cô đơn ngập đầy tâm hồn đến mức phải so sánh nó ngang bằng với các hình tượng của thiên nhiên tạo vật.
    • Hai câu thơ diễn tả tình cảnh cô đơn của người phụ nữ trong đêm khuya thanh vắng. Đó là nỗi dằn vặt và sắp bộc lộ, giãi bày một tâm sự.

    b. Cảnh ngụ tình

    • Đến hai câu thực ta nghe thoảng men rượu từ cơn say trước đó nhưng đã thoảng bay đi. Hương rượu chỉ sự thề hẹn (gương thề, chén thề) nhưng hương đã bay đi dù tình còn vương vấn. Cá thể đã tỉnh rượu nên càng nhận ra nỗi trống vắng, bạc bẽo của tình đời.
    • Trăng gợi lên mối nhân duyên, nhưng trăng thì “khuyết chưa tròn”, ngụ ý tình duyên chưa trọn, không như mong ước, khi mà tuổi xanh đã lần lượt trôi đi.
    • Hai câu luận là nỗi bực dọc, phản kháng, ấm ức duyên tình. Hình ảnh hết đám rêu này đến đám rêu khác “xiên ngang mặt đất” như trêu ngươi nhà thơ. Rêu phong là bằng chứng về sự vô tình của thời gian, nó là hiện thân của sự tàn phá chứ không phải chở che cho tuổi đời.
    • Thế rồi nhà thơ bực dọc vì tuổi xuân qua mau, đời người ngắn ngủi, nhỏ bé, nên: Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn
    • “Mấy hòn đá” không những đứng sừng sững ở chân mây mà còn “đâm toạc” thể hiện thái độ ngang ngạnh, phản kháng, ấm ức của nhà thơ về duyên tình lận đận…

    c. Lời than thở

    • Lời than thở cũng chính là chủ đề của bài thơ. Năm tháng cứ trôi qua, xuân đi rồi xuân lại mà duyên tình vẫn chưa được vuông tròn. Xuân thì đi rồi trở lại với thiên nhiên đất trời, nhưng lại vô tình, phũ phàng với con người.
    • Kẻ chung tình không đến, người chung tình thì cứ chờ đợi mỏi mòn mà thời gian thì cứ trôi đi, tuổi xuân tàn phai. Mảnh tình quanh đi quẩn lại vẫn chỉ là “san sẻ tí con con”. Câu thơ cực tả tâm trạng chua chát, buồn tủi của chủ thể trữ tình.


    III. Kết bài

    • Có đa tình mới tiếc xuân, trách phận và mới có giọng tự tình. Giọng thơ đầy đủ cả sắc thái tình cảm: tủi hổ, phiền muộn, bực dọc, phản kháng rồi kết bằng chua chát, chán chường vì tình duyên chưa trọn.
    • Hồ Xuân Hương đã góp vào kho tàng thơ Nôm Việt Nam một tiếng thơ táo bạo mà chân thành, mới lạ mà vẫn gần gũi với thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến bất công ngày ấy. Đó là một xã hội đã làm cho biết bao nhiêu thân phận “hồng nhan” bị lỡ làng và khổ đau.
    • Khát vọng của Hồ Xuân Hương về mưu cầu hạnh phúc lứa đôi cũng chính là khát vọng của muôn vàn phụ nữ: một khát vọng chính đáng.
    Hình minh họa
    Hình minh họa
    Hình minh họa
    Hình minh họa




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy