Top 10 Dấu hiệu chứng tỏ bạn đang lãng phí thời gian vô ích và cách thay đổi

Ngân Hà 503 0 Báo lỗi

Ai trong mỗi chúng ta đều có ước mơ, hoài bão. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường bạn đã từng ước sau này sẽ trở thành nhà văn, nhà khoa học, kỹ sư để ... xem thêm...

  1. Bạn lúc nào cũng nằm trong trạng thái “biết người biết ta”. Sức mình không thể làm những việc to tát, mình chỉ là một nhân viên thấp cổ bé họng, năng khiếu mình không có, mình cũng không giỏi món này, món kia, khả năng mình không thể làm được… Đứng trước những sự việc, bạn suy nghĩ mình không làm được chắc chắn một điều là bạn sẽ không làm được việc đó. Do vậy hãy thay đổi ngay cách suy nghĩ của bạn. Có 2 lý do khiến chúng ta nghĩ rằng ta “không thể” hay “không muốn” làm những điều mình “không thích”: Thứ nhất là do “tôi” sợ mình không làm được điều mới. Thứ hai là do “tôi” sợ thay đổi. Thông thường, chúng ta vẫn luôn đứng trong vùng an toàn của mình và e ngại để bước ra khỏi giới hạn ấy. Có lẽ chúng ta đang sợ sai, chúng ta không biết nhiều về những thứ mới kia nên hay có những giả định tiêu cực về nó, để rồi tự cho rằng mình không phù hợp, không thích hay điều mới kia không thú vị để thử.

    Tuy nhiên, một công việc, ngành nghề khi đi làm ngoài thực tế rất khác so với những gì bạn thấy, bạn được học,... Có những điều bạn phải tự mình trải nghiệm mới có thể hiểu rõ nó và biết sâu về nó. Người trẻ có một lợi thế đó là thời gian và “sức trẻ”. Chúng ta có đủ thời gian để thử sức, có đủ độ liều lĩnh để dám làm, dám thất bại và dám đứng lên. Vậy tại sao bạn không tận dụng điểm mạnh ấy của mình? Khi mà bạn có phương pháp làm việc đúng, gặp được một người hướng dẫn phù hợp hay một tấm gương để bạn noi theo, bạn cũng có khả năng biến công việc “nhàm chán” kia trở thành niềm yêu thích của mình đấy!. Không có động lực nào mạnh mẽ hơn là ý chí, và chính ý chí giúp bạn nhìn thấy những điều sâu xa hơn là chỉ những trở ngại phía trước và giúp bạn vượt qua nó.

    Loại bỏ suy nghĩ
    Loại bỏ suy nghĩ "không làm được" ra khỏi ý nghĩ đi, bạn nhé!
    Luôn có suy nghĩ “mình không thể thực hiện được”
    Luôn có suy nghĩ “mình không thể thực hiện được”

  2. Với tôi, niềm đam mê là viết lách. Vì vậy, tôi viết bất cứ mảng nào mà tôi thích, tôi say mê tìm hiểu cách viết, nội dung của mảng vấn đề đó. Tôi cảm thấy rất thú vị, viết lách đem lại niềm vui cũng như thu nhập cho bản thân. Còn bạn thì sao, đam mê của bạn là gì? Ai cũng có đam mê, yêu thích một việc nào đó chỉ là bạn chưa nhận ra mà thôi. Bạn hãy kiểm nghiệm lại bản thân xem mình thích gì và hãy thực hiện việc đó. Việc theo đuổi đam mê cũng giống như bạn đang theo đuổi mục đích sống của mình vậy. Đam mê thường là những điều bạn thực sự yêu thích và nó sẽ khiến bạn luôn tràn đầy năng lượng, nhiệt huyết trong công việc. Từ đó bạn sẽ không cảm thấy nhàm chán mà luôn có động lực phấn đấu, tinh thần lạc quan và luôn hướng về phía trước để theo đuổi đam mê của mình. Đôi khi, chỉ cần theo đuổi đam mê bạn sẽ không suy nghĩ quá nhiều đến những vấn đề như tiền bạc, địa vị. Từ đó bạn cũng giảm bớt áp lực, stress và làm việc với tinh thần thoải mái nhất.


    Có một cách để bạn tận hưởng công việc của mình, thay vì biến đam mê thành công việc, hãy biến công việc thành đam mê. Ngoài kiến thức chuyên ngành để hoàn thành tốt công việc, một kế hoạch chi tiết với mục tiêu rõ ràng, cụ thể cũng là công cụ hữu hiệu để bạn thực hiện công việc suôn sẻ, dễ dàng hơn. Nhìn chung, dù là làm những điều mình thích, hay những điều mà thị trường, xã hội đang cần, bạn cũng cần có một thái độ nghiêm túc và nỗ lực trong công việc. Đừng quá cứng rắn với con đường mình chọn, hãy có một cái nhìn mới hơn, mở rộng về việc định hướng trong nghề nghiệp của mình. Bạn sẽ tìm ra những con đường mới hơn mà mình chưa bao giờ nghĩ đến đó. Khi không có áp lực, chúng ta rất dễ trở nên lười biếng, chần chừ và sinh ra tâm lý “được chăng hay chớ”. Ngược lại, khi có áp lực và sức ép nhất định, tiềm năng được kích thích mới tạo ra sức bật để thay đổi vượt bậc. Có những người đã biết bản thân mình thích gì, bản thân mình có đam mê gì và họ sẽ cố gắng để thực hiện đam mê, dùng chính đam mê đó để nuôi sống bản thân. Sống, tồn tại mà không có lấy một đam mê để theo đuổi thì đích thực cuộc sống của bạn không có màu sắc.

    Đam mê là yếu tố đầu tiên cho mọi hành động.
    Đam mê là yếu tố đầu tiên cho mọi hành động.
    Không đam mê, yêu thích một việc gì cụ thể
    Không đam mê, yêu thích một việc gì cụ thể
  3. Thời gian chủ yếu của bạn dành để: chơi game, xem phim, tám chuyện với bạn bè… Bạn cần đánh giá bản thân một cách nghiêm túc: cần phải làm những việc gì để không lãng phí thời gian vào những việc vô bổ. Bạn cần suy nghĩ và đặt ra câu hỏi: việc đó có thể nuôi sống bản thân và gia đình mình không, nó có giúp ích gì cho tương lai của bạn không? Nếu câu trả lời là không thì tốt nhất bạn nên từ bỏ nó, dành thời gian vào những việc có ích cho mình, cho đời. Thực tế, cuộc sống của bạn có tốt và thực sự ý nghĩa hay không, tất cả đều phụ thuộc vào tính cách, thái độ và tình yêu cuộc sống của chính bạn. Mỗi buổi sáng, khi thức dậy đi làm hoặc đi học, bạn cảm thấy rất mệt mỏi, chán nản, không muốn làm bất cứ việc gì. Bạn hay trầm ngâm suy nghĩ mình có đang sống đúng với những gì đã ước mơ không… Đó chính là khoảnh khắc bạn đã lãng phí thời gian cuộc đời của mình một cách vô ích

    Mỗi người chúng ta đều lãng phí gần một nửa cuộc đời cho việc ngủ. Cuộc đời mỗi con người đều có giới hạn, không ai có thể trở nên trường sinh bất lão. Chúng ta có thể sống được 60, 70 năm hay 100 năm tùy vào sức khỏe và điều kiện sống, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc sống càng lâu thì càng làm được nhiều điều có ích. Dành quá nhiều thời gian làm những việc bạn không nên làm như: Chơi video game, xem truyền hình thực tế, ăn uống quá nhiều, lượn lờ shopping… Hãy nghiêm túc xem xét cuộc sống hiện tại của bạn, bạn cần phải đánh giá lại những hoạt động bạn thường làm hàng ngày và tìm cách thay đổi. Nhớ rằng sự tiêu cực không cải thiện cuộc sống, điều đó chỉ khiến bạn càng mắc kẹt trong những vấn đề. Vì vậy, hãy thay đổi cách nghĩ, thay vì dành thời gian chỉ trích phàn nàn người khác, hãy nói về những điều khiến bạn cảm thấy biết ơn cuộc sống.

    Thời gian trôi qua không trở lại bao giờ, vì thế hãy biết trân trọng nó.
    Thời gian trôi qua không trở lại bao giờ, vì thế hãy biết trân trọng nó.
    Lãng phí thời gian vào những việc vô bổ
    Lãng phí thời gian vào những việc vô bổ
  4. Nhiều người thường đánh đồng sự tiết kiệm với "rẻ tiền", nhưng điều đó không phải là sự thật. Tiết kiệm đơn giản là sử dụng tối đa những gì bạn có và mua, không mua những thứ bạn không thực sự cần đến. Trong khi ông bà cha mẹ bạn học được cách tiết kiệm trong thời kỳ khó khăn, nhiều người vẫn tiếp tục làm điều đó kể cả khi kinh tế đã khá lên, và điều đó giúp họ giàu có. Bạn nên hiểu rằng thứ mình cần thì rất ít, thứ mình muốn thì vô số kể. Vì thế hãy biết cách sử dụng đồng tiền đúng mục đích, đừng hoang phí vào những món đồ vô bổ. Đồng tiền không xấu, quan trọng là nhận thức của con người về đồng tiền! Đừng để đồng tiền đẩy bạn vào địa ngục, hãy lấy đồng tiền làm đòn bẩy giúp bạn thay đổi cuộc đời! Việc sử dụng tiền đúng hay sai luôn lệ thuộc vào nguồn tiền có được từ đâu. Một kẻ ngụy biện cố dìu dắt đồng tiền đầu ra theo hướng đúng rồi cũng sẽ sớm phơi bày bởi đầu vào tội lỗi, phi đạo đức.


    Tiền vào ra một cách trân trọng, nhẹ nhàng, thoải mái khi người ta hiểu nó chỉ là phương tiện chứ không phải là mục tiêu. Hành vi tiêu dùng quyết định nguồn tài chính của bạn sẽ phát triển hay lụi tàn. Có một điểm khác biệt rất rõ giữa người giàu và người không giàu. Người giàu thích mua những thứ độc nhất và đắt giá. Còn người không giàu khi mua cái gì cũng nghĩ đến chuyện “có chỗ nào bán rẻ hơn không?”. Những cách tiêu tiền trên dường như quá đơn giản trong thời đại mà các công cụ kinh tế đầy rẫy như hiện nay, nhưng nguyên tắc sống dưới mức tiềm năng, tích cốc phòng cơ, đạt được bằng cấp và đầu tư vào tương lai vẫn là những châm ngôn có thể mang lại ích lợi cho rất nhiều người ngày nay.

    Hạn chế lại việc mua sắm những vật dụng khi chưa thật sự cần thiết.
    Hạn chế lại việc mua sắm những vật dụng khi chưa thật sự cần thiết.
    Sử dụng đồng tiền không đúng mục đích
    Sử dụng đồng tiền không đúng mục đích
  5. Hạnh phúc là được làm những điều mình thích. Hãy thay đổi cách nghĩ, đôi khi phải biết sống cho bản thân, vì cuộc đời là của bạn không ai có thể sống giúp bạn được. Bạn hãy gạt bỏ việc đang thực hiện những điều mà mình không thích thú để tự do, bay nhảy với cuộc đời. Hãy tưởng tượng rằng bạn đang đứng ở một phía của một dòng sông, và bạn muốn đến một ngôi làng ở phía bên kia sông. Mỗi người sinh ra là không giống nhau, từ dáng vóc, ngoại hình đến sở thích. Thế nên thay vì cố gắng chạy theo để bằng người khác, thay đổi để tuyệt vời như họ thì tại sao bạn không thử làm điều mình thích, theo đuổi đam mê của bản thân để sau này không còn cảm thấy bất kỳ tiếc nuối nào trong cuộc đời mình? Còn trẻ, hãy khám phá và sống cho lí tưởng của riêng mình rồi bạn sẽ thấy, thành công có thể sẽ đến khi bạn đang làm những điều mà mình đam mê.


    Nếu bạn thấy cuộc sống của mình cũ kỹ, chưa hài lòng với bản thân và thiếu tự tin, đó cũng chính là lúc mà bạn cần đứng lên, vượt ra ngoài vành đai an toàn của bản thân để đi tìm lấy phiên bản tốt nhất của chính mình. Cũng giống như một môn thể thao, những suy nghĩ tích cực cần có quá trình thực hành và tạo thành nền tảng. Làm sao bạn có thể tự tin khi bản thân luôn thiếu hụt kiến thức và kinh nghiệm? Học hỏi là cách tốt nhất để nâng cấp phiên bản con người bạn. Đừng giấu dốt, đừng e ngại người khác đánh giá khi muốn hỏi một điều gì đó. Hãy học tất cả những gì có thể để làm phong phú cuộc sống của bạn. Hãy trải nghiệm những điều mới mẻ để không cảm thấy lạc lõng với thế giới. Và hãy luôn lắng nghe một cách biết ơn những điều người khác chỉ dạy hoặc góp ý cho bạn. Rồi bạn sẽ thấy cuộc sống của mình trở nên ý nghĩa hơn rất nhiều.

    Hạnh phúc là được làm những điều mình thích.
    Hạnh phúc là được làm những điều mình thích.
    Làm những điều mà mình không thích
    Làm những điều mà mình không thích
  6. Việc thường xuyên phàn nàn sẽ không giúp bạn giải quyết được vấn đề mà làm bạn quẩn quanh trong chuỗi các sự kiện đó mà thôi. Không có gì sai khi nhận thức được những khó khăn và rủi ro của một tình huống nhưng có một sự khác biệt lớn khi bạn quyết định từ bỏ và phàn nàn về những khó khăn hay rủi ro đó. Lúc đó bạn đã tin rằng bạn là nạn nhân chứ không phải là người chiến thắng. Và khi chúng ta kêu ca về mọi thứ xung quanh, chúng ta sẽ giống như một đứa trẻ luôn đòi hỏi mọi thứ phải tốt đẹp với mình. Vấn đề không thể giải quyết triệt để chỉ có thể lặp đi lặp lại không ngừng. Chính vì vậy, phàn nàn chỉ là một phương thức để chúng ta trốn tránh vấn đề. Giống như khi bạn không ngừng phàn nàn về người yêu của mình nhưng lại chẳng bao giờ dám chia tay, lý do cốt lõi nhất chính là bạn không đủ niềm tin vào bản thân mình, không biết có thể tìm được một người mới tốt hơn hay không.

    Giống như khi bạn không ngừng oán giận kêu ca cấp trên khó tính hay xét nét nhưng lại chẳng bao giờ dám bỏ việc, vấn đề nằm ở chỗ bạn không nghĩ mình sẽ tìm được một công việc tốt hơn, cũng như không đủ dũng cảm để thẳng thắn nói chuyện rõ ràng với cấp trên về vấn đề của mình. Vì cuộc đời rất dài, mỗi điều bạn phàn nàn đều không hề thay đổi thì lâu dần, chính vấn đề và quan điểm nhìn nhận của bạn sẽ trở nên "biến chất". Đừng để kêu ca phàn nàn trở thành thói quen mỗi khi bạn nói chuyện. Việc than phiền về những khó khăn trên con đường sự nghiệp của bạn chỉ chứng tỏ một điều: Bạn đang bất lực với nó. Hãy tìm điểm tích cực, điểm tốt từ mọi việc, mọi người để thấy cuộc đời tốt đẹp hơn.

    Phàn nàn không làm cho sự việc tốt đẹp hơn.
    Phàn nàn không làm cho sự việc tốt đẹp hơn.
    Thường xuyên phàn nàn
    Thường xuyên phàn nàn
  7. Bạn đang sống ở thì hiện tại, đôi khi bạn cũng nên vươn xa để biết mình sẽ đi tới đâu, cuộc đời mình sau này sẽ như thế nào. Bạn cần vạch ra cho mình một định hướng, một kế hoạch cụ thể về những gì mình muốn đạt được trong một khoảng thời gian nhất định. Việc không có định hướng cho tương lai cũng giống như một cánh lục bình trôi dạt giữa mênh mông sông nước, không biết nơi đâu là bến đỗ bình yên cứ trôi mãi… Để có thể thành công, phát triển tốt bản thân, chúng ta luôn luôn đặt ra cho mình những mục tiêu và định hướng tương lai. Ở mỗi giai đoạn, mỗi độ tuổi sẽ có những cách suy nghĩ và định hướng khác nhau. Để thành công, để biết mình cần làm gì, mỗi người đều sẽ tự vạch ra và xây dựng cho mình một hoặc nhiều mục tiêu để phấn đấu.


    Không có mục tiêu, chúng ta sẽ không biết mình muốn gì, mình cần làm gì và mình tồn tại để làm gì. Từ đó khiến bản thân mông lung, không định hướng được tương lai cho chính mình. Có những người, từ nhỏ đến lớn đã được vạch sẵn hướng đi cho mình và họ cũng yêu thích, muốn theo đuổi theo định hướng đó của gia đình. Và cũng có những người đi theo định hướng của gia đình nhưng lại không có một chút niềm yếu thích hay đam mê nào. Tất cả chỉ là nghe theo. Nếu chúng ta chỉ mãi nghe theo người khác mà không tự tìm lấy con đường riêng cho mình, không tự định hướng tương lai cho bản thân thì mãi mãi chúng ta chỉ đang sống hộ cuộc đời của người khác mà không biết ý nghĩa mình tồn tại trên đời để làm gì. Nếu bạn không muốn biến mình thành những cánh lục bình mà hãy lập cho mình một kế hoạch, tương lai nằm trong tầm tay bạn.

    Cần định hướng cho tương lai của chính mình.
    Cần định hướng cho tương lai của chính mình.
    Không có định hướng cho tương lai
    Không có định hướng cho tương lai
  8. Bạn chưa lập gia đình, bạn có quyền tự do tìm hiểu để tìm cho mình một đối tượng phù hợp nhưng không nên sa vào các mối quan hệ không rõ ràng. Vì các mối quan hệ đó không đưa bạn tới đích mà bạn muốn hướng đến, chỉ thêm tốn thời gian. Khi không biết gì về đối phương thì nên dừng lại, đừng phiêu lưu để rồi kết quả chẳng đâu vào đâu. Người khác có thể làm tổn thương bạn rất nhiều và khiến bạn cảm thấy buồn tẻ nhưng tất cả sẽ chấm dứt khi bạn hiểu rằng mình là ai và bạn có quyền hạnh phúc, không ai có thể tước đoạt khỏi bạn trừ khi bạn cho phép. Sự thật rằng buông tay và đánh mất một ai đó chẳng là gì so với ở lại và đánh mất chính mình. Tất cả những cảm xúc và hành vi tiêu cực đang trói buộc bạn với một ai đó nhất định cần phải được thay đổi hoặc hóa giải để bạn có thể tiếp tục mà không còn tàn dư của mối quan hệ độc hại đó.


    Nếu nỗi sợ hãi là yếu tố chính khiến bạn không thể buông bỏ, hãy tìm hiểu xem liệu đó có phải là nỗi sợ hãi khi ở một mình, nỗi sợ hãi bị bỏ rơi hay điều gì khác và sau đó tìm ra cách bạn có thể điều chỉnh lại nó. Bạn phải hiểu rằng thời gian của bạn là có hạn, bạn sẽ không thể nào chia sẻ tất cả thời gian của mình có cho cả những mối quan hệ không có ích gì, vô thưởng vô phạt, hoặc thậm chí là độc hại cho cuộc sống của bạn. Trong cuộc sống hàng ngày, bạn đã phải chia sẻ thời gian của mình cho công việc, gia đình, và thậm chí là cần phải dành thời gian cho cả chính bản thân mình nữa cho các hoạt động thể dục thể thao, học hành, đọc sách… Vì vậy đừng dành thời gian của mình cho những mối quan hệ ngớ ngẩn, ngồi nói chuyện phiếm giết thời gian như phần lớn mọi người đang làm một cách vô thức mà không hề hay biết. Bạn có thể sẽ nhận ra mình cảm thấy khó từ chối với bất cứ ai muốn rủ bạn đi cafe, trà đá… và bạn chấp nhận những lời mời đó một cách dễ dàng, chia sẻ quỹ thời gian ít ỏi của bạn với họ.

    Không nên sa vào các mối quan hệ không rõ ràng.
    Không nên sa vào các mối quan hệ không rõ ràng.
    Lãng phí thời gian cho các mối quan hệ không rõ ràng
    Lãng phí thời gian cho các mối quan hệ không rõ ràng
  9. Việc nuông chiều bản thân sẽ khiến công việc tồn đọng lại từ ngày này sang ngày khác, gây nên tình trạng chán nản, không hứng thú với công việc, thậm chí nó chính là nguyên nhân cho việc cáu gắt, gặp ai là có chuyện với người đó. Ai trong chúng ta cũng có đôi lần bị sự ích kỉ lấn át. Đó là khi ta gặp phải những thử thách trong cuộc sống, thay vì cố gắng vượt qua, ta lại đổ lỗi cho hoàn cảnh và tự thương bản thân mình, chỉ biết ngồi lì một chỗ và chờ đợi cơ hội… Bạn muốn thành công. Thay vì nỗ lực hết mình, bạn không chịu đi học thêm ngoại ngữ, không tham dự các lớp kĩ năng, không tham gia các hoạt động cộng đồng… chỉ với lí do duy nhất: lười... Và còn rất nhiều tình huống khác minh chứng cho việc nuông chiều bản thân quá mức của chúng ta - những người trẻ dư thừa cơ hội nhưng chẳng bao giờ biết nắm bắt một cách đúng lúc, kịp thời. Ta chỉ làm theo cảm xúc cá nhân và tự thu mình lại, cho rằng còn quá sớm để làm những việc “phí thời gian, tốn công sức”, chi bằng hãy nghỉ ngơi, chăm sóc bản thân, và vui chơi cho…đúng với tuổi trẻ của mình.


    Biết bao cơ hội ngang qua, biết bao thử thách thú vị, họ gạt bỏ tất cả bên ngoài. Những ai hay có cái nhìn tiêu cực về cuộc sống, yêu bản thân, đổ lỗi cho hoàn cảnh và không chịu cố gắng hết mình, thì mãi mãi cũng chỉ an phận ở một vị trí bình thường, trong một môi trường bình thường, với một mức lương bình thường. Không nghèo nhưng chẳng bao giờ dư dả. Và khi càng than trách bản thân, càng nuông chiều chính mình thì sự thành công càng bị bó hẹp. Càng nghiêm khắc với bản thân, dần dà bạn sẽ được học hỏi được nhiều điều bổ ích, sự thành công đến vào những lúc tưởng chừng bạn không thể cố gắng được nữa… Sự nghiêm khắc đôi khi mang lại hiệu quả ngoài mong đợi, sự khác biệt sẽ được thấy rõ và bạn cảm thấy mình có ích trong cõi đời này. Hãy từ bỏ ngay việc nuông chiều bản thân như thế này.

    Không nên quá nuông chiều bản thân.
    Không nên quá nuông chiều bản thân.
    Nuông chiều bản thân quá mức
    Nuông chiều bản thân quá mức
  10. Một cuộc sống giàu sang, sung sướng là điều ai cũng muốn nhưng bạn cần nhìn nhận lại đừng chạy theo những thứ phù phiếm, xa hoa, nhìn vào thực tế mình đang ở đâu, có những gì. Đừng vứt bỏ, xem nhẹ những gì mình đang có vì nó chính là tài sản vô giá của bạn không ai có được. Trên thực tế có rất nhiều người luôn không cảm thấy hài lòng với những gì mà mình đang có khác với sự cầu tiến vươn tới những cái tốt đẹp hơn, phát triển hơn mà ở đây đề cập đến là suy nghĩ “Đứng núi này trông núi nọ”... Trong mỗi con người vốn mang sẵn tính tham tham, có thể về tiền tài, danh vọng hay ngay cả về tình cảm. Bạn luôn than thở về cuộc sống hiện tại và rồi mai mê đi tìm những cái tốt hơn. Bạn nên biết rằng những gì bạn đang có là những thành quả của bạn đã làm trong quá khứ và là nền tảng cho tương lai.


    Có rất nhiều người khi đánh mất những gì mình đang có mới cảm thấy hối tiếc. Vật chất của cải, danh tiếng sự nghiệp, sắc đẹp,… là những ham muốn của phần đông mọi người. Khi có được càng nhiều thứ trong tay, chúng ta càng bị cuốn sâu vào vòng xoáy ám ảnh phải đạt được thêm nữa. Và cho đến khi thời gian không còn nhiều, ta mới hiểu ra rằng chẳng có vạch đích cuối cùng, núi cao vẫn sẽ có núi cao hơn. Những gì đổ máu để theo đuổi, hoá ra không đổi lại được hạnh phúc. Khi đó năm tháng tuyệt vời nhất đã lùi lại phía sau, chẳng thể quay về. Vậy thì tại sao bạn lại không trân trọng những gì mà mình đang có, hãy dừng lại và thử nhìn xung quanh, bạn sẽ cảm thấy đáng quý hơn. Hãy trân trọng và biết ơn những gì mình đang có, trước khi thời gian dạy cho bạn biết phải trân trọng những gì mình đã từng có.

    Hãy trân trọng những gì mình đang có.
    Hãy trân trọng những gì mình đang có.
    Không trân trọng những thứ đang có
    Không trân trọng những thứ đang có



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy