Top 10 Điểm tham quan không thể bỏ qua khi đến Bắc Kinh, Trung Quốc

Liên Đặng Thị 196 0 Báo lỗi

Bạn đã một lần đặt chân đến Trung Quốc chưa? Nếu chưa bạn hãy thêm nó vào danh sách những điểm đến trong tương lai của bạn vì đây không chỉ là một đất nước có ... xem thêm...

  1. Cố cung - Tử Cấm Thành là niềm tự hào của dân tộc Trung Hoa, là chứng tích huy hoàng cho một thời phong kiến và là dấu ấn quyền lực của các vị hoàng đế Trung Quốc cuối cùng. Được xây dựng từ năm 1406 đến năm 1420, toàn bộ Cố cung có diện tích 720.000 m2, gồm 800 công trình cung tẩm và 9999 phòng, phía trong Cố cung còn có viện bảo tàng Cố Cung. Cố cung được UNESCO công nhận quần thể cổ bằng gỗ lớn nhất của thế giới và cũng trở thành Di sản thế giới vào năm 1987 mang tên Cung điện triều Minh và triều Thanh tại Bắc Kinh và Thẩm Dương. Tử Cấm Thành được nhiều kiến trúc sư và nhà thiết kế thiết kế nên trong đó kiến trúc sư trưởng là Sái Tín, Trần KHuê, thái giám Nguyễn An - một người Việt Nam, Ngô Trung, còn tổng giám sát thi công công trình là trình sư Khoái Tường và Lục Tường. Để xây dựng nên Cố cung, số nhân lực ước tính lên tới 1 triệu người.


    Cố cung được thiết kế hình chữ nhật, kéo dài theo chiều Bắc - Nam dài 961 m, chiều Đông - Tây 753 m. Toàn thể Cố cung được bao bọc bởi hệ thống các bức tường cao gần 8 m, dày 6 m hào sâu xung quanh 52 m. Bốn góc của Cố cung là 4 tòa tháp được thiết kế mái phức tạp, tượng trưng cho Đằng Vương các, Hoàng Hạc lâu. Mỗi mặt tường đều có một cổng với các hướng khác nhau gồm: Tây Hoa môn, Đông Hoa môn, Thần Vũ môn, Ngọ môn. Toàn bộ công trình Cố cung được chia thành 2 khu vực chính. Trong đó Ngoại đình nằm ở phía Nam dành cho công việc lễ nghi và Nội đình tức Hậu cung ở phía Bắc là nơi ở, sinh hoạt, công việc họp bàn triều chính với quan lại của Hoàng đế và Hoàng thất.


    Theo phong thủy cũng như để thể hiện sức mạnh của người đứng đầu, nơi hoàng đế sống nằm trung tâm của Cố cung, tất cả các hạng mục khác đều nằm xung quanh tầng tầng lớp lớp kiến trúc xoay quanh trục chính. Các vật liệu sử dụng cho Tử Cấm Thành đều là những vật liệu cao cấp như gạch Tô Châu, đá quý Phòng Sơn, gỗ quý Phương Nam, men ngọc An Huy... Điểm nhấn của hệ thống tổng cung được lợp mái ngói lưu ly màu vàng - loại màu được cho là tôn quý nhất biểu hiện cho hoàng gia. Tường cung được sơn đỏ biểu hiện cho sự trang nghiêm, hạnh phúc. Nhiều hiện vật quý hiếm bằng gốm, ngọc bích đang được lưu giữ và trưng bày trong Cố cung này đặc biệt là khu viện bảo tàng với 1 triệu hiện vật được xem là di sản quốc gia.

    Cố cung - Tử Cấm Thành
    Cố cung - Tử Cấm Thành
    Cố cung - Tử Cấm Thành
    Cố cung - Tử Cấm Thành

  2. Vạn Lý Trường Thành có nghĩa là Thành dài vạn lý, là bức tường thành nổi tiếng của Trung Quốc được xây dựng bằng đất và đá từ thế kỷ thứ 5 Trước Công Nguyên. Bức tường thành đầu tiên được xây dựng với mục đích bảo vệ người Trung Hoa trước những cuộc tấn công của các tộc người từ phương Bắc như Hung Nô, Mông Cổ, Mãn Châu. Theo một nghiên cứu sơ bộ công bố năm 2009, độ dài của trường thành khoảng 8.850 km. Nhưng theo số liệu mới công bố thì Vạn Lý Trường Thành dài 21.196 km. Chiều cao trung bình của trường thành là 7 m, mặt trên của trường thành rộng trung bình 5 - 6 m.


    Vạn Lý Trường Thành bắt đầu từ Sơn Hải Quan trên bờ Biển Bột Hải kéo dài đến Lop Nur thuộc Khu tự trị người Ngỗ Nhĩ tại Tân Cương. Các cửa quan - cửa ải nổi tiếng được biết đến dọc Vạn Lý Trường Thành là Sơn Hải quan, Gia Dục quan, Ngọc Môn quan, Nhạn Môn quan, Cư Dung quan. Vạn Lý Trường Thành được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1987. Theo các nhà khoa học cho biết hiện chỉ có khoảng 20% bức trường thành còn ở tình trạng tốt.

    Vạn Lý Trường Thành
    Vạn Lý Trường Thành
    Vạn Lý Trường Thành
    Vạn Lý Trường Thành
  3. Đây là một công trình phức hợp của hoàng gia, nó bao gồm các tòa nhà tôn giáo nằm ở phía đông nam của trung tâm thành phố Bắc Kinh. Hằng năm các hoàng đế nhà Minh, nhà Thanh đều đến đây là nghi lễ tế trời. Họ cầu nguyện cho một năm mùa màng bội thu, nhân dân ấm no. Thiên Đàn tọa lạc ở quận Tuyên Vũ. Nó được xây dựng vào năm 1420. Tổng diện tích lên tới 2,73 km2. Đi du lịch Bắc Kinh Trung Quốc, bạn hãy nhớ ghé thăm địa điểm độc đáo này. Nơi đây không chỉ có giá trị về kiến trúc nghệ thuật mà có cả giá trị văn hóa lịch sử.


    Khuôn viên của đàn tế trời này bao gồm tổ hợp 3 công trình: Viên Khâu Đàm, Hoàng Khung Vũ và Điện Kỳ Niên. Bố cục cả 3 chặt chẽ, đảm bảo các yêu cầu cả về phong thủy và triết học. UNESCO miêu tả ngôi đền là “một kiệt tác về kiến trúc và thiết kế cảnh quan, một minh chứng cho một trong những nền vă minh vĩ đại nhất thế giới…” và “cách bố trí và thiết kế mang tính biểu tượng của Thiên Đàn có ảnh hưởng sâu sắc đến kiến trúc và quy hoạch ở Viễn Đông qua nhiều thế kỷ”. Năm 1998, Thiên Đàn được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

    Thiên Đàn
    Thiên Đàn
    Toàn cảnh Thiên Đàn
    Toàn cảnh Thiên Đàn
  4. Quảng trường Thiên An Môn là một quảng trường lớn nhất của Trung Quốc và nó thuộc trung tâm của thủ đô Bắc Kinh. Quảng trường này được đặt theo tên của cổng thành Thiên An Môn - cổng thành phía Bắc của thủ đô với sức chứa lớn có thể lên tới 20.000 người tham gia, nơi đây đã diễn ra nhiều sự kiện chính trị quan trọng của đất nước Trung Quốc. Quảng trường được bắt đầu xây dựng năm 1417 và nó có diện tích như ngày nay là được nới rộng vào năm 1949. Ở giữa quảng trường có bia kỉ niệm anh hùng nhân dân và lăng Mao Trạch Đông.


    Quảng trường Thiên An Môn nằm ở giữa hai cổng đồ sộ cổ xưa: Phía Bắc là Thiên An Môn và phía Nam là Tiền Môn. Dọc theo phía Tây của quảng trường là đai lễ đường nhân dân. Dọc theo phía Đông là Viện bảo tàng quốc gia về lịch sử Trung Hoa. Đại lộ Trường An, được dùng trong các cuộc diễn hành, nằm giữa Thiên An Môn và quảng trường. Dọc theo lề phía Đông và phía tây quảng trường có cây, nhưng trong quảng trường thì trống rỗng, không có cây cối hay ghế ngồi.

    Quảng trường Thiên An Môn
    Quảng trường Thiên An Môn
    Quảng trường Thiên An Môn
    Quảng trường Thiên An Môn
  5. Di Hòa Viên hay cung điện mùa hè, nằm ở vùng ngoại ô phía Tây Bắc thành Bắc Kinh. Đây là lâm viên hoàn chỉnh duy nhất còn tồn tại đến ngày nay trong “tam cung ngũ viên” của vương triều phong kiến Trung Quốc. Là một cung điện được xây dựng từ thời nhà Thanh, nằm cách Bắc Kinh 15 km về hướng tây bắc. Di Hòa Viên có ý nghĩa là ‘‘nơi nuôi dưỡng sự ôn hòa” với những dụng ý phong thủy thâm sâu…


    Di Hòa Viên được xây dựng trên diện tích 2.940.000 m2, bên núi Vạn Thọ và hồ Côn Minh xanh biếc. Theo quan điểm về phong thủy, thì một công trình phải vững chắc như núi, mạnh mẽ như nước. Di Hòa Viên sở hữu một vị trí đắc địa, ngọn núi tốt ắt sinh ra tịnh thủy. Hồ Côn Minh chính là mạch tịnh thủy nâng đỡ cho khuôn viên của Di Hòa Viên. Một cách hiểu khác được lý giải cho việc lựa chọn xây dựng cung này chính là biểu thị cho sự gắn kết sức mạnh của vua và dân.


    Khu phong cảnh là khu vực có nhiều công trình kiến trúc nhất ở Di Hòa viên, những công trình này mang mục đích chủ yếu là tô đẹp cho khối quần thể kiến trúc chính, đồng thời nó còn là nơi thể hiện tương đối rõ ràng quan niệm, tư duy của người Trung Quốc thông qua cách xây dựng. Tại khu di tích này có rất nhiều công trình, cụm công trình trong đó nổi bật hơn cả là 2 cảnh Vạn Thọ Sơn và Hồ Côn Minh. Năm 1998 Di Hòa Viên được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

    Di Hòa Viên - Cung điện mùa hè
    Di Hòa Viên - Cung điện mùa hè
    Toàn cảnh Di Hoà Viên
    Toàn cảnh Di Hoà Viên
  6. Việc xây dựng lăng Mao chủ tịch được tiến hành ngay sau khi ông qua đời và được khẩn trương hoàn thành trong năm 1977. Theo ý nguyện ban đầu của vị chủ tịch, ông muốn thi thể của mình được hỏa táng và chôn cất tro cốt tại quê nhà, nhưng thực tế thì lãnh đạo và nhân dân Trung Quốc đã ướp thi thể ấy với nền khoa học hiện đại và an nghỉ tại khu lăng này. Khu vực lăng Mao chủ tịch rộng 70.000 m2, và được ốp hoa cương. Không chỉ là lăng mộ, nơi đây còn là nhà kỷ niệm chủ tịch được trưng bày nhiều món đồ gắn liền với công việc và cuộc đời của chủ tịch Mao Trạch Đông.


    Vào ngày 9, tháng 9 năm 1976, chủ tịch Mao Trạch Đông đã qua đời tại căn nhà ở của ông và 2 tháng sau, lễ động thổ khởi công công trình lăng Mao chủ tịch đã được diễn ra và quá trình xây dựng lăng được thực hiện gấp rút và nhanh chóng hoàn thành công trình này. Để có được một ngôi lăng mộ đẹp như thế, rất nhiều nguyên vật liệu tốt tại nhiều vùng miền được chuyển về đây như đá trên núi Thiên Sơn, đá granite ở Tứ Xuyên, cát Đài Loan, sỏi ở Nam Kinh, gỗ thông Diên An, gốm sứ Quảng Đông... và có đến hơn 70.000 nhân dân đến từ nhiều tỉnh thành trong cả nước đã tỉnh nguyện đến đây để góp công sức của mình cho công trình kỷ niệm chủ tịch Mao vĩ đại này.


    Vì là một vị lãnh đạo cao cấp và được nhân dân Trung Quốc kính trọng nên lăng Mao chủ tịch được đầu tư rất lớn để đảm bảo quá trình gìn giữ thi hài của ông. Với hệ thống ánh sáng, điều chỉnh độ ẩm và nhiệt độ tự động, nơi đây đã có một môi trường tốt nhất để làm nhà kỷ niệm chủ tịch. Bên trong khu an nghỉ của chủ tịch Mao, ông được phủ lên mình lá cờ Đảng cộng sản và được trồng những cây dương xỉ xanh. Thêm vào đó còn có đội quân an ninh tinh nhuệ luôn túc trựng bên lăng để đảm bảo trật tự tại khu vực lăng. Ngay trước lăng chủ tịch Mao Trạch Đông là một tượng đài các anh hùng liệt sĩ để tưởng nhớ công lao to lớn của các anh trong thời kỳ đất nước vẫn còn chiến tranh và một quảng trường rộng - nơi xếp hàng của các vị khách muốn vào thăm lăng.

    Lăng chủ tịch Mao Trạch Đông
    Lăng chủ tịch Mao Trạch Đông
    Lăng chủ tịch Mao Trạch Đông
    Lăng chủ tịch Mao Trạch Đông
  7. Vương Phủ Tỉnh là một trong những phố mua sắm nổi tiếng của Bắc Kinh, đây cũng là một trong 4 khu vực trung tâm của Bắc Kinh và nó cũng là một trong những đại lộ hiện đại, hấp dẫn nhất của Trung Quốc. Tên gọi "Vương Phủ Tỉnh" xuất hiện từ thời nhà Thanh và tồn tại cho đến ngày nay. Con phố kéo dài từ Vương Phủ Tỉnh Nam Khẩu - nơi có Plaza Phương Đông và khách sạn Bắc Kinh kéo dài theo hướng Bắc và kết thúc tại Sun Dong An Plaza. Đại lộ này hạn chế hầu hết các loại xe cộ và lúc nào cũng đầy ắp người đi bộ nên nó còn được biết đến với tên gọi là phố đi bộ Vương Phủ Tỉnh và cuộc sống về đêm trên đại lộ này mới thật sự là nhộn nhịp, tấp nập.


    Vương Phủ Tỉnh là tên gọi được đăt từ thời nhà Minh. Địa danh này không hổ thẹn là một trong 4 khu vực trung tâm của Bắc Kinh, ngoài Dashilar, Xidan và Liulichang. Con đường mua sắm sầm uất Vương Phủ Tỉnh là đại lộ hiện đại và hấp dẫn ở xứ Hoa. Bạn khó có thể nhìn thấy bất cứ phương tiện nào lưu thông trên tuyến lộ trình Vương Phủ Tỉnh này. Tất cả mọi loại hàng hóa bạn đều có thể tìm thấy tại đây từ những mặt hàng bình dân cho đến những sản phẩm xa xỉ. Có một con phố chạy vuông góc với Vương Phủ Tỉnh được biến thành khu chợ ẩm thực đêm, với nhiều món ăn đa dạng đặc sắc như các loại mì, thịt và hải sản xiên nướng, xiên hoa quả tẩm đường… Du khách sẽ được phục vụ theo kiểu tự chọn, trả tiền và thưởng thức tại chỗ, những quầy hàng này mở cửa cả đêm phục vụ du khách.

    Phố mua sắm, đi bộ Vương Phủ Tỉnh
    Phố mua sắm, đi bộ Vương Phủ Tỉnh
    Phố mua sắm Vương Phủ Tỉnh
    Phố mua sắm Vương Phủ Tỉnh
  8. Đến với Thập Tam Lăng du khách sẽ có dịp chiêm ngưỡng những ngôi mộ cổ thời nhà Minh và chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên thanh bình. Du lịch Bắc Kinh không chỉ hấp dẫn du khách chọn tour Bắc Kinh bởi cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, những danh lam thắng cảnh nổi tiếng mà còn bởi sự linh thiêng và huyền bí của những lăng mộ cổ.


    Thập Tam Lăng là quần thể lăng mộ của 13 đời vua triều đại nhà Minh - kéo dài từ năm 1368 đến năm 1644 trải qua 16 đời vua (3 vị vua không có lăng mộ trong quần thể này là: Hồng Vũ Đế, Kiến Văn Đế, Thái Cảnh Đế). Khu di tích này nằm ở chân núi Thiên Thọ thuộc huyện Xương Bình, cách Bắc Kinh 50 km về phía Tây Bắc. Thập Tam Lăng được xây dựng từ năm 1409 cho đến 1644, rộng trên 40 km vuông với tường thành bao bọc dài 40 km.


    Hiện chỉ có ba trong số 13 lăng mộ thuộc quần thể này mở cửa cho công chúng tham quan. Đó là Trường Lăng của Vĩnh Lạc Đế - lăng lớn nhất trong số 13 lăng (hoàng đế thứ ba của nhà Minh), Định Lăng của Vạn Lịch Đế (hoàng đế thứ 13) và Chiêu Lăng của Long Khánh Đế (vị hoàng đế thứ 12). Năm 2003 Thập Tam Lăng đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa của thế giới.

    Thập tam lăng
    Thập tam lăng
    Thập Tam Lăng
    Thập Tam Lăng
  9. Với diện tích 19 ha, Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc là một trong những bảo tàng lớn nhất thế giới. Đây là một điểm đến lý tưởng để tìm hiểu về văn hóa và lịch sử những triều đại đã mất Trung Hoa. Du khách có thể dành gần như cả ngày để tham quan hết các khu trưng bày của bảo tàng. Ngay từ cổng vào du khách đã có cảm giác choáng ngợp với sự bề thế của các khu triển lãm. Nhưng với trên dưới 1 triệu vật phẩm trưng bày, sẽ không thể nào thăm thú từng di vật được trưng bày ở bảo tàng. Hãy bắt đầu với những gian trưng bày thay đổi định kỳ, sau đó tiếp bước sang các bộ sưu tập mình cảm thấy có hứng thú. Nhớ rằng luôn có thể quay lại để xem các gian triển lãm cơ bản miễn phí. Những gian trưng bày cố định mô tả lại lịch sử 5.000 của Trung Quốc.


    Hãy theo dòng lịch sử qua những báu vật nghệ thuật như những sản phẩm gốm quý, trang sức vàng bạc cổ, những đồng tiền xu cổ hay các tạo vật bằng ngọc có từ thời Đồ Đá Mới. Tượng Phật và Mao Trạch Đông xuất hiện mọi nơi trong bảo tàng, vì thế không quá khi nói rằng lịch sử, tôn giáo và chính trị cùng đồng hành tại bảo tàng này. Dừng bước nghỉ chân đôi phút tại quán cà phê trong khuôn viên trước khi tiếp tục thăm thú những điểm nhấn khác. Hãy tìm xem chiếc đỉnh đồng cổ Tư Mẫu Mậu Đỉnh và những chiếc răng của loài người cổ thuộc chủng Homo erectus, thường được gọi là người cổ Nguyên Mưu. Bộ tang phục bằng ngọc dùng trong lễ tang triều Hán cũng là một cổ vật không thể bỏ qua.Nhớ dành khoảng 1 giờ để chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật đến từ khắp mọi nơi trên thế giới được thay đổi thường xuyên.


    Tại cửa hàng sách của bảo tàng có một số sách bằng tiếng Anh để du khách có thể tìm hiểu thêm về kiến trúc và văn hóa dân gian Trung Hoa. Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc tọa lạc tại Quảng trường Thiên An Môn và mở cửa các ngày trong tuần, trừ Thứ Hai. Du khách có thể tham quan miễn phí các bộ sưu tập cơ bản. Tuy nhiên, nhớ mang theo hộ chiếu để vào cổng. Hãy đến sớm để có thể tham quan được nhiều hơn vì quầy vé để tham quan các bộ sưu tập tinh xảo và các chương trình trưng bày luân phiên đóng cửa vào giữa chiều.

    Bảo tàng quốc gia Trung Quốc
    Bảo tàng quốc gia Trung Quốc
    Bảo tàng quốc gia Trung Quốc
    Bảo tàng quốc gia Trung Quốc
  10. Ung Hòa Cung hay chùa Lama (Lạt Ma) là ngôi chùa Phật giáo Tây Tạng độc nhất vô nhị ngay giữa lòng thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc). Từ xa xưa, nhiều tín ngưỡng tôn giáo đã được người Trung Quốc tôn sùng như Phật giáo, Đạo giáo và Đạo thần. Để thể hiện lòng thành kính, người dân đã dựng lên những công trình kiến trúc mà mỗi khi đặt chân đến nơi đó lòng người luôn cảm thấy bình an. Một trong những công trình Phật giáo nổi tiếng thu hút nhiều du khách đi tour Bắc Kinh nói riêng cũng như tour Trung Quốc nói chung chính là ngôi chùa Phật giáo của Hoàng Gia - Ung Hòa Cung hay còn gọi là chùa Lama (Lạt Ma). Ghé thăm nơi đây du khách sẽ được trở về quá khứ của Trung Hoa với những dấu ấn lịch sử gắn liền với công trình kiến trúc độc đáo này.


    Cung Ung Hòa có vị trí đặt tại quận Đông Thành, Bắc Kinh. Thực chất ban đầu, Ung Hòa cung là dinh thự của vị con trai nhà vua thứ hai triều Thanh. Sau khi người con trai này đăng cơ lên ngai vàng, ông cho dời dinh thự vào Hoàng Cung. Sau đó, chỉ giữ lại một nửa Ung Hòa cung làm hành cung, nửa còn lại kính tặng cho Lạt ma của Hoàng giáo. Chính nơi đây là nơi đã hạ sinh ra vua Càn Long - vị vua thông minh, tài giỏi của lịch sử Trung Quốc. Sau đó, vào năm 1744, Càn Long đã chính thức quyết định tu bổ Ung Hòa cung thành chùa phật giáo của Hoàng gia. Quyết định này khiến cho ngôi chùa trở thành nơi có quy cách cao quý nhất trong lịch sử Trung Hoa.


    Ngắm nhìn Ung Hòa cung từ bất cứ góc độ nào du khách cũng có thể cảm nhận được vẻ đẹp của kiệt tác kiến trúc này. Được xây dựng theo kiến trúc cân đối, nằm dọc theo đường trục làm tâm, Ung Hòa cung có thiết kế cao dần. Tòa đại điện Vạn Phúc Các nằm ở vị trí cuối cùng đồng nghĩa với việc cao lớn, nguy nga và đồ sộ nhất. Màu sắc chủ đạo của nơi này vẫn là màu đỏ, thể hiện sự quyền quý của tầng lớp quí tộc. Lầu sơn son thiếp vàng, gác tía… là kiến trúc quen thuộc trong hoàng cung Trung Hoa xưa.

    Ung Hòa Cung (Chùa Lama)
    Ung Hòa Cung (Chùa Lama)
    Ung Hòa Cung (Chùa Lama)
    Ung Hòa Cung (Chùa Lama)



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy