Top 9 Điều kiêng kị khi xây nhà bếp để có phong thủy tốt

Tường Vy 876 0 Báo lỗi

Người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng rất tin vào Phong Thủy, khi xây nhà người ta thường "xem thầy" để coi hướng nhà và cách bố trí trong ... xem thêm...

  1. Các cụ xưa kia có câu, cái bếp là nơi hội tụ nhiều lộc của gia đình nhất. Theo phong thủy thì việc đặt bếp phù hợp không chỉ giúp đem lại nhiều tài lộc mà còn tốt cho sức khỏe của gia chủ. Đây là những nguyên tắc được ông cha ta đúc kết từ bao đời nay, trở thành một môn khoa học mà sau này cũng rất nhiều người đã dày công nghiên cứu. Bếp đối môn nghĩa là cửa chính đối diện với bếp, có thể nhìn thẳng vào bếp. Theo quan niệm phong thủy thì, khi cửa chính nhìn thẳng vào bếp thì nó sẽ dẫn khí xông thẳng vào bếp, không lợi, sẽ mất mát. Bếp là nơi nấu ăn, chuẩn bị dinh dưỡng cho cả nhà phải được đặt ở nơi thoáng mát. Đặt đối diện cửa chính nó sẽ tạo áp lực kiếm sống, không dư dù phải tiết kiệm từng đồng.


    Bếp không nên đặt lộ liễu và cũng rất kỵ đặt ngay cửa chính hoặc đối diện với cửa chính, đặt bếp như vậy dân gian gọi là “khai môn kiến táo, tài phú đa hao”, còn phong thuỷ gọi ngắn gọn là “Lộ Khẩu Táo”, sẽ không tốt cho gia chủ. Cửa chính của ngôi nhà tuyệt đối không được nhìn thẳng vào miệng bếp. Chỉ cần xét về mặt công năng thì điều này cũng rất không hợp lý, người đứng bếp sẽ gặp khó khăn trong việc quan sát không gian bên ngoài, nhất là việc quan sát những người ra vào ngôi nhà. Về phong thủy, đặt bếp hướng thẳng ra cửa chính không chỉ làm tiền nong trong nhà luôn thiếu hụt, mà còn tổn hại đến sức khỏe của những người cư ngụ. Nếu vì điều kiện bất khả kháng, không thể có khoảng không gian khác để đặt bếp thì chỉ cần sắp xếp lại vị trí của phần bếp nấu sao cho tránh thẳng hàng với cửa ra vào, dễ quan sát và thuận tiện cho việc nấu nướng là ổn.

    Bếp đối môn
    Bếp đối môn
    Tránh bếp đối môn
    Tránh bếp đối môn

  2. Bếp thuộc hành hỏa, còn chậu rửa bát thì chứa nước (thủy), trong tương quan ngũ hành là xung khắc, cái này (thủy) hủy diệt cái kia (hỏa), vì thế hỏa và thủy không nên để quá gần nhau; đặc biệt là càng không nên đặt bếp kẹt giữa hai bên là nước, ví dụ đặt bếp ở giữa, còn một bên là máy giặt, một bên là chậu rửa. Theo quan niệm phong thủy, bếp nấu, chậu rửa và tủ lạnh không nên để trực diện mà phải cách xa nhau ít nhất khoảng 20 - 30cm để tránh cho lửa không có sự giao thoa gặp gỡ với nước, như thế là có thể yên tâm không phải lo gì về sự xung đột giữa Thủy và Hỏa. Cách bố trí bếp phổ biến nhất dân gian là theo nguyên tắc hình tam giác, nghĩa là bếp - bồn rửa - tủ lạnh. Trong trường hợp do vô tình thiết kế chậu rửa đối diện với bếp, có thể khắc phục bằng cách đặt một cây xanh hoặc một chiếc thảm có hoa văn cây cỏ ở giữa bếp và chậu rửa, để tránh sự xung đột giữa lửa và nước.


    Hướng đặt hỏa lò là quan trọng nhất khi sắp xếp gian bếp. Chức năng của bếp là nơi nấu nướng, chế biến thức ăn cho các thành viên trong gia đình. Nhà bếp có bếp nấu - có lửa thuộc về hỏa. Còn phòng vệ sinh là nơi có nước, thuộc về thủy. Theo ngũ hành, thủy và hỏa vốn tương khắc nhau nên việc bố trí nhà bếp giáp tường hoặc gần với phòng vệ sinh là điều tối kỵ, gây xung khắc, gia đình dễ cãi vã, bệnh tật liên quan đến thận, tim mạch, mắt, da và chuyện sinh sản. Nếu không thể thay đổi vị trí hai không gian sinh hoạt này trong nhà, bạn có thể hóa giải phần nào rắc rối bằng cách tăng cường sự thông thoáng giữa hai bên và phải giữ cho bếp cũng như nhà vệ sinh luôn khô ráo, sạch sẽ. Ngoài ra, cần lưu ý bố trí thêm một chiếc cửa hoặc bình phong để ngăn cách không gian giữa hai khu vực này.

    Nhà Bếp thiết kế đẹp nhưng để bồn rửa chén quá gần với bếp, không nên.
    Nhà Bếp thiết kế đẹp nhưng để bồn rửa chén quá gần với bếp, không nên.
    Thiết kế đảo bếp độc lập, phù hợp phông thủy
    Thiết kế đảo bếp độc lập, phù hợp phông thủy
  3. Cũng như với chậu rửa chén bát, phòng vệ sinh thuộc thủy nên xung khắc với bếp. Đặc biệt, bố trí cửa phòng vệ sinh trực diện với cửa bếp sẽ gây ra xung đột giữa vợ chồng hoặc gây sự bất hòa giữa các thành viên trong gia đình, gia sự không yên ổn. Hơn nữa, phòng vệ sinh là nơi mang nhiều uế khí, để bảo vệ sức khỏe của mọi thành viên trong gia đình nên bố trí phòng vệ sinh cách xa phòng bếp. Phong thủy nhà bếp và nhà vệ sinh là điều được nhiều người quan tâm, bởi đây là hai bộ phận trong một ngôi nhà thường ở gần nhau, mỗi một bộ phần thực hiện một tác dụng cũng như đem lại giá trị thiết thực, nhưng hầu như hoàn toàn đối lập với nhau. Ngoài những ngôi nhà có diện tích lớn, chúng ta có thể bố trí và sắp đặt những phòng có công năng khác nhau một cách thoải mái, mà không cần phải tính toán gì nhiều.

    Một trong những điều cấm kị đầu tiên trong thiết kế nhà vệ sinh cạnh bếp đó là tránh không sắp xếp căn bếp đối diện với với phòng vệ sinh. Bởi vì bếp tượng trưng cho tài lộc của gia chủ, nơi các thành viên trong nhà nấu những bữa ăn ngon, đảm bảo vệ sinh cho cả gia đình. Ngược lại, nhà vệ sinh lại là nơi nhiều vi trùng. Vì vậy sắp xếp 2 căn phòng này ở đối diện nhau sẽ không hợp về phong thủy và dễ gây bệnh đường ruột cho các thành viên trong gia đình. Phong thủy nhà bếp và nhà vệ sinh là tương khắc, do bếp là khí hỏa, còn nhà vệ sinh là khí thủy. Đặt 2 căn phòng này đối diện nhau sẽ gây xung khắc, tài lộc của gia chủ sẽ bị ảnh hưởng, gia đình hay xảy ra bất hòa. Nếu trong nhà đã sắp xếp thiết kế đặt bếp và nhà vệ sinh không hợp phong thủy thì gia chủ cũng có phương pháp hóa giải theo phong thủy bếp và nhà vệ sinh: Tại cửa bếp hoặc của nhà vệ sinh gia chủ có thể lựa chọn treo tấm mành hoặc đặt tấm bình phong sẽ hóa giải được sự xung khắc giữa hai luồng khí.

    Cửa bếp đối diện cửa phòng vệ sinh
    Cửa bếp đối diện cửa phòng vệ sinh
    Tránh bếp sát vách, trực diện phòng vệ sinh
    Tránh bếp sát vách, trực diện phòng vệ sinh
  4. Theo quan niệm phong thủy, nếu bố trí cửa bếp đối diện cửa phòng ngủ thì chủ nhân sẽ dễ mắc các bệnh về tim mạch. Cửa phòng ngủ đóng vai trò điều hòa không khí, giúp nuôi dưỡng phần khí trong cơ thể. Phòng ngủ phải là nơi yên tĩnh, thoáng mát và có không khí trong lành. Theo đó, giấc ngủ tối theo chu kỳ từ 10 giờ tối hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau. Giúp cơ thể tái nạp năng lượng cho ngày làm việc mới. Trái ngược hoàn toàn với phòng ngủ, cần sự đòi hỏi sự mát mẻ, thông thoáng. Thì nhà bếp có tính hỏa rất mạnh. Những khi nấu nướng, hơi nóng từ bếp bốc lên mạnh mẽ, cộng thêm với mùi thức ăn, các âm thanh xào, nấu khiến nhà bếp là nơi náo nhiệt nhất trong căn nhà. Khoảng thời gian từ 6 giờ chiều đến 8 giờ tối là lúc nhà bếp hoạt động. Và tất nhiên nhà bếp không phải là nơi thích hợp để nghỉ ngơi.


    So sánh chức năng của hai phòng, ta dễ dàng nhận thấy những điểm xung khắc khi thiết kế cửa phòng ngủ đối diện bếp. Đầu tiên là mùi dầu mỡ thức ăn từ nhà bếp sẽ bay thẳng vào, làm ám mùi phòng ngủ. Hơi nhiệt từ nhà bếp khi đun nấu cũng khiến thành viên trong phòng ngủ đối diện dễ nảy sinh tâm lý nóng nảy, ảnh hưởng đến mối quan hệ gia đình. Do đó, việc thay đổi vị trí cửa phòng ngủ hoặc vị trí bếp sang hướng khác đây được coi là giải pháp triệt để nhất để hóa giải cửa phòng ngủ đối diện bếp. Nếu không có điều kiện thay đổi cửa phòng ngủ sang hướng khác. Chúng ta cũng có thể giữ nguyên hướng nhưng dịch vị trí cửa phòng ngủ lệch khỏi bếp nấu. Cửa phòng ngủ nên tuyệt đối tránh nhìn đối diện với bếp.

    cửa bếp đối diện cửa phòng phủ
    cửa bếp đối diện cửa phòng phủ
    Tránh cửa phòng bếp đối diện với cửa phòng ngủ
    Tránh cửa phòng bếp đối diện với cửa phòng ngủ
  5. Phong Thủy là học thuyết có từ xa xưa chuyên nguyên cứu về địa hình, hướng gió, hướng khí, mạch nước… ảnh hưởng đến đời sống họa phúc của con người. Người ta áp dụng các học thuyết này trong kiến trúc nhà ở, trường học, công ty... mang lại niềm tin, tài lộc, may mắn cho con người. Đặt biệt chú trọng nhất là phong thủy nhà bếp (trái tim của căn nhà), một số đều cấm kỵ trong phong thủy nhà bếp không phải ai cũng nắm hết. Một số kinh nghiệm về những điều cấm kỵ sẽ giúp bạn có một số kiến thức hay để chuẩn bị cho căn bếp tương lai, rước tài lộc, may mắn vào nhà.


    Bếp nên dựa vào tường, sau bếp không nên có khoảng trống. Mỗi khu vực trong nhà đều phải có điểm tựa, đặc biệt là phòng bếp. Phòng bếp đại diện cho tài lộc, may mắn và sức khỏe của mọi thành viên trong gia đình. Nếu không có bức tường làm điểm tựa thì vận khí của gia đình sẽ không tốt. Bếp nên tựa vào tường, sau lưng tủ bếp tránh để khoảng trống như vậy tránh tình trạng cư trú chuột, côn trùng mất vệ sinh. Điểm tựa vững chắc rất quan trọng khiến sức khỏe người phụ nữ dồi dào và tiết kiệm diện tích bếp hơn.

    Bếp nên tựa sát vào tường
    Bếp nên tựa sát vào tường
    Kiêng kỵ để khoảng trống sau bếp
    Kiêng kỵ để khoảng trống sau bếp
  6. Ban công là công trình phụ vì vậy không có năng lượng của đất. Nếu tận dụng làm bếp thì sẽ ảnh hưởng đến may mắn của gia đình đặc biệt là ảnh hưởng đến đời sau. Theo phong thủy học, nếu bếp trong nhà đối diện với ban công, thì sẽ hình thành nên kết cấu Xuyên tâm sát, không những có thể dẫn đến tài khí khó tụ tập, còn có thể dẫn đến phá tài, nghiêm trọng có thể dẫn đến sự bất hòa, mất đoàn kết của mọi người trong gia đình.

    Để hóa giải kết cấu Xuyên tâm sát này, tốt nhất nên đặt một chậu cây cảnh vào giữa ban công và bếp. Cách làm như vậy vừa mỹ quan lại có thể ngăn cách hai không gian một cách khéo léo. Nếu bản thân ban công có cửa sổ sát sàn nhà, cũng phải cố gắng kéo rèm cửa, đương nhiên với điều kiện không ảnh hưởng đến việc đi lại. Còn có thể đặt các vật như tủ hoặc bình phong vào giữa bếp và ban công, để hóa giải Xuyên tâm sát.

    Tránh tận dụng ban công làm bếp
    Tránh tận dụng ban công làm bếp
    Tránh tận dụng ban công làm bếp
    Tránh tận dụng ban công làm bếp
  7. Để đảm bảo kết cấu vững chắc cho một ngôi nhà thì người ta thường dùng những vật liệu nâng đỡ chắc chắn, ví dụ như đối với những nhà cấp 4 thì vật liệu đỡ chủ yếu là những cây gỗ dài nâng đỡ mái nhà mà ta thường gọi đó là xà nhà, còn đối với những nhà cao tầng hiện nay thì các dầm trụ được làm bằng bê tông chính là giá đỡ chính cho sức nặng của ngôi nhà. Những dầm trụ bê tông vững chắc này giúp đảm bảo kết cấu và sự an toàn cho ngôi nhà, tuy nhiên nó cũng gây ra không ít phiền phức cho gia chủ vì nó mang đến sự không tốt trong phong thủy. Trần nhà càng thấp thì càng không tốt, và những dầm nhà ở phía trên tạo nên sự ngột ngạt, ảnh hưởng tới nguyên khí của ngôi nhà - ức chế nguyên khí của người đang sống trong ngôi nhà đó.


    Nếu xà nhà ở trên bàn ăn hoặc ở trên bếp, nó sẽ ngăn cản sự may mắn của các thành viên trong gia đình, gây ức chế cho người làm bếp, làm cho gia chủ thường bị kẹt trong vấn đề tiền bạc. Có câu: "Dưới xà có bếp, nữ chủ nhà tổn hao", đặt bếp dưới xà theo quan niệm phong thủy là không tốt, dễ ảnh hưởng đến sức khỏe vợ chồng, dễ ốm đau bệnh tật. Xà ngang mang lại nhiều yếu tố cực kì bất lợi cho những thành viên trong gia đình, nếu không thể tránh được, các gia chủ cần áp dụng những biện pháp dưới đây để hoá giải những ảnh hưởng xấu do xà ngang.

    Tránh đặt bếp chỗ có xà ngang phía trên
    Tránh đặt bếp chỗ có xà ngang phía trên
    Tránh đặt bếp chỗ có xà ngang phía trên
    Tránh đặt bếp chỗ có xà ngang phía trên
  8. Hướng Tây thuộc hành Kim còn bếp thuộc hành Hỏa, là hai hành xung khắc nên cổ nhân khuyên không nên đặt bếp ở hướng này. Hơn nữa, khi mặt trời lặn, ánh nắng cực gắt sẽ chiếu vào nhà bếp làm cho không khí phòng bếp trở nên oi bức và thức ăn dễ bị ôi thiu. Đặt bếp ở hướng Tây sẽ mang đến bệnh tật cho chủ nhà. Nếu lỡ bếp đặt hướng Tây thì có thể khắc phục bằng cách đặt một chậu hoa thủy tiên hoặc một loại hoa màu vàng ngay cửa sổ phòng bếp để ngăn khí độc và hút vượng khí vào nhà.


    Cổ nhân cho rằng, không nên đặt bếp ở hướng Tây vì hướng Tây thuộc hành Kim sẽ khắc với bếp thuộc hành Hỏa. Hơn nữa, khi chiều mặt trời lặn về hướng tây với ánh nắng gay gắt sẽ chiếu xiên thẳng vào bếp (là điều cực độc về phong thủy) không những làm không khí oi bức, ngột ngạt trong gian bếp, gây khó khăn, bất tiện cho việc nấu nướng, còn làm cho thức ăn dễ ôi thiu, nhanh bị hư hại. Phong thủy cho rằng nếu đặt bếp ở hướng tây, những người sống trong căn nhà đều bị ảnh hưởng không tốt về sức khỏe, dễ sinh bệnh tật. Vì vậy, tốt nhất nên tránh đặt bếp ở hướng tây.

    Kiêng đặt bếp ở hướng Tây
    Kiêng đặt bếp ở hướng Tây
    Kiêng đặt bếp ở hướng Tây
    Kiêng đặt bếp ở hướng Tây
  9. Việc đặt bếp giữa nhà không được đánh giá cao trong phong thủy thiết kế nhà ở bởi có thể mang đến nhiều điều không may về sức khỏe và tài lộc cho gia chủ. Theo quan niệm của phong thủy, hai vị trí Trung Cung hoặc Thượng Tâm ở giữa nhà là hai vị trí cực kỳ quan trọng trong bố cục phong thủy. Trung Cung là một cung bị động, cần có được sự ổn định và bình an của các luồng khí. Việc đặt nhà bếp ở vị trí này khiến cho các dòng khi bị xáo trộn bởi hỏa khí, tạo nên những khó khăn triền miên cho gia chủ, đồng thời khiến sức khỏe yếu dần đi theo thời gian.

    Hơn nữa hai vị trí Trung Cung và Thượng Tâm cũng là nơi các dòng khí lưu chuyển qua lại với tần suất cao. Vì vậy nên là nơi đặt phòng khách, nơi mà gia chủ cùng các thành viên trong gia đình lưu lại với thời gian nhiều nhất. Nếu gia chủ có điều kiện cùng diện tích nhà cho phép thì một căn bếp nên để sâu về phía sau có tầm nhìn ra ban công hoặc các không gian phía sau. Một mặt tạo nên không gian thoáng đãng, mặt khác đem lại may mắn và tài lộc cho gia chủ.

    Không nên đặt bếp ở trung tâm nhà
    Không nên đặt bếp ở trung tâm nhà
    Không nên đặt bếp ở trung tâm nhà
    Không nên đặt bếp ở trung tâm nhà



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy