Top 7 Điều nên nhớ khi luyện chữ cho con

Kẹo Ngọt 6082 0 Báo lỗi

Bé nhà bạn thấm thoắt đã vào lớp một. Lúc này bạn sẽ có rất nhiều lo lắng bởi bé có một hành trình mới đó là bước vào giai đoạn học tập. Bạn muốn tập viết và ... xem thêm...

  1. Một số bậc phụ huynh thường hay có suy nghĩ nên cho luyện chữ càng sớm càng tốt. Nhưng bạn có biết ở lứa tuổi nhà bé thì không thích hợp để cho bé luyện chữ bởi vì tay của bé còn yếu, lúc viết sẽ rất dễ bị mỏi tay. Từ đó làm sẽ làm cho bé càng có cảm giác lười nhác khi tập viết. Nhiều bé còn có tâm trạng sợ hãi khi cầm bút luyện chữ.


    Trẻ con được ví như trang giấy trắng, đòi hỏi người lớn phải có định hướng để tờ giấy ấy được viết lên những điều đẹp nhất và đúng đắn nhất. Nhiều phụ huynh tự dạy con ở nhà sai phương pháp hay cứ để cho con làm tự làm theo ý mình, khiến các con không may hình thành một số thói quen xấu sau này rất khó sửa. Vì vậy các bậc huynh muốn tự dạy con thì cần tìm hiểu kỹ lưỡng và quan tâm sâu sắc để tránh những sai lầm trong cách truyền đạt kiến thức, kỹ năng cho các con.


    Thông thường thời gian thích hợp để cho con luyện chữ đó là khoảng thời gian bé chuẩn bị đi học lớp 1. Để vững vàng hơn bạn hãy chuẩn bị cho bé khoảng thời gian 3 tháng hè trước khi vào lớp 1.

    Thời gian luyện chữ
    Thời gian luyện chữ
    Thời gian luyện chữ
    Thời gian luyện chữ

  2. Chọn đồ dùng luyện chữ là rất cần thiết trong việc dạy bé tập viết. Đồ dùng quyết định rất lớn đến chất lượng chữ viết của bé. Một số những món đồ không thể thiếu với các bé đó là:


    Bảng con và phấn: Khi mới tập viết các bậc phụ huynh nên cho con tập viết ở bảng con để các bé tập đưa tay cho quen dần với các con chữ. Các bậc phụ huynh nên chọn bảng có ô ly rõ đậm để bé dễ viết, khi mua phấn viết bảng phụ huynh nên mua phấn không bụi vì loại phấn này có ưu điểm viên nhỏ mềm và viết nét thanh nét đậm không xước bảng khi viết.

    Bút chì: Các bậc phụ huynh nên cho bé viết bút chì khi mới tập viết vì nó nhẹ nên rất dễ trong việc đưa bút, bút chì cũng rất dễ dàng tẩy xóa nếu bé viết sai. Hiện nay loại bút thông dụng nhất để tập viết là bút chì 2B và bút HB

    Tập vở: Để tập viết nên chọn vở 4 ô ly. Tập vở này sẽ giúp bé viết đúng bé viết độ cao cũng như độ rộng của các con chữ. Lưu ý là nên chọn loại tập vở rõ các ô ly và đường kẻ. Ngoài ra nên chọn tập vở có giấy dày để khi bé tẩy không bị rách.

    Tẩy: Tâm lí của các bé là thường thích các loại cục tẩy xanh đỏ tím vàng và các cục tẩy có hình hoạt hình ngộ nghĩnh. Nhưng các phụ huynh lưu ý là những cục tẩy đó sẽ làm bé mải mê với cục tẩy mà không chuyên tâm vào tập viết. Các phụ huynh nên chọn tẩy màu trắng vì nó tẩy rất sạch và không làm trẻ phân tâm.


    Bút luyện chữ: Khi bé đã viết thành thạo ổn định các con chữ thì các phụ huynh nên cho bé viết bút mực luyện chữ. Khi chọn bút luyện chữ cho bé nên chọn các loại bút có nét nhỏ và kiểm tra kĩ hệ thống bơm mực cũng như nét viết trước khi mua. Ngoài thị trường có bán rất nhiều loại bút luyện chữ bạn nên chọn bút mài thầy ánh nó sẽ giúp giúp bé viết nhanh đẹp hơn và có nét thanh nét đậm.


    Mực viết: Khi chọn mua mực các phụ huynh nên mua mực màu xanh hoặc đen vì sẽ giúp bé viết đẹp hơn nó còn giúp bé quen với các con chữ trong sách giáo khoa. Đối với các em tiểu học tập viết hạn chế mua các mực màu đỏ hoặc tím.

    Đồ dùng tập viết
    Đồ dùng tập viết
    Đồ dùng tập viết
    Đồ dùng tập viết
  3. Cách cầm bút đúng có ảnh hưởng vô cùng lớn đến nét chữ của trẻ sau này. Chính vì thế, cha mẹ cần luyện ngay cách cầm bút khi con vừa tập viết. Đây có thể xem là việc đầu tiên nhưng lại vô cùng quan trọng của việc tập viết.


    Cách cầm bút đúng có rất nhiều nguyên tắc mà cha mẹ cần lưu ý. Nguyên tắc quan trọng nhất là dạy trẻ tập viết bằng tay phải. Hãy dạy trẻ dùng 3 ngón tay để cầm bút là ngón trỏ, ngón cái và ngón giữa. Ngón trỏ và ngón cái có nhiệm vụ giữ 2 bên thân bút. Ngón giữa có chức năng đỡ lấy bút làm điểm tựa để viết. Khi luyện chữ, trẻ nên cầm bút nghiêng 60 độ. Nhiều bé tập viết có thói quen dựng bút 90 độ. Tuy nhiên đây là cách cầm bút sai và cha mẹ nên chỉnh sửa ngay cho bé. Lòng bàn tay và cánh tay phải tạo thành một đường thẳng. Khoảng cách hoàn hảo nhất từ các ngón tay đến ngòi bút là 2.5 cm. Không nên để trẻ cầm bút quá sát ngòi, cũng không nên cầm quá cao.


    Ngoài ra, dạy trẻ cách cử động cổ tay để viết thay vì cử động cả cánh tay. Việc cử động cả cánh tay có thể khiến cho vở xô lệch, đồng thời chữ viết cũng không chuẩn. Thời điểm đầu khi mới tập viết, trẻ có thể sẽ bị mỏi tay một chút. Đó là thời điểm trẻ chưa quen cách viết nên vẫn có thói quen gồng tay. Tuy nhiên chỉ cần luyện tập một thời gian, trẻ sẽ quen và không bị mỏi tay nữa.


    Cách cầm bút đúng yêu cầu trẻ phải dùng 3 ngón tay để giữ bút. Đồng thời, trẻ cần cầm bút xuôi theo chiều ngồi. Hãy tập cho trẻ thói quen thả lỏng tay khi viết, không nên ấn hoặc đè mạnh xuống mặt giấy. Cách cầm bút đúng rất quan trọng trong việc học tập của trẻ về sau. Cầm bút sai sẽ dẫn đến chữ viết không được như ý muốn. Nếu đã trở thành thói quen sẽ rất khó có thể sửa lại. Chính vì thế, hãy dạy trẻ cầm bút đúng cách trước khi học viết bất cứ chữ cái nào.

    Cách cầm bút
    Cách cầm bút
    Cách cầm bút
    Cách cầm bút
  4. Ở lứa tuổi mẫu giáo, các bậc cha mẹ thường ít quan tâm đến tư thế ngồi của trẻ khi trẻ ngồi vào bạn tô màu, đồ chữ hay thực hiện các hoạt động khác. Tuy nhiên tư thế ngồi của trẻ khi tham gia vào các hoạt động học tập lại quyết định một phần lớn đến sự tập trung ở trẻ và hình thành ý thức học tập nghiêm túc khi ngồi vào bàn học của trẻ đồng thời tạo cho trẻ có ý thức học tập, mang lại hiệu quả học tập cao và sự tập trung cao độ của trẻ trong các hoạt động. Chính vì vậy, khi cho bé ngồi vào bàn học, các bậc cha mẹ cần chú ý sử cho trẻ tư thế ngồi đúng để giúp trẻ tập trung vào các hoạt động: tập tô, tập viết, tô màu v.v.., giúp trẻ không mệt mỏi, hạn chế các tật về mắt, cột sống và đem lại hiệu quả cao trong mỗi hoạt động học tập tại bàn. Và đặc biệt nếu viết đúng tư thế sẽ giúp bé không bị các bệnh về xương sống và thị lực.

    Ngồi đúng tư thế luôn có 3 điểm tựa:

    • Hai chân chạm đất, để song song
    • Hai mông đặt thoải mái lên ghế, mép ghế ở khoảng 2/3 đùi.
    • Lưng thẳng, vai mở rộng, đầu hơi cúi, mắt cách trang viết (đọc) khoảng 25 - 30cm.
    • Tay phải cầm bút, tay trái tì nhẹ lên mép vở để trang viết không xê dịch.


    Ngoài ra kích thước của bàn ghế cũng phải phù hợp với chiều cao của trẻ, không nên để trẻ ngồi bàn quá cao hoặc quá thấp, ngồi học nơi ánh sáng không đảm bảo, tránh để trẻ bò lăn ra nhà, nằm trên giường viết hoặc ngồi tì ngực vào bàn, ngồi gác chân chữ ngũ, gù lưng, ngồi vẹo qua một bên v.v.. những tư thế trên không chỉ tác động xấu, trực tiếp đến sức khỏe, hình dáng của trẻ mà lâu dài còn ảnh hưởng tới ý thức học tập và khả năng tập trung của trẻ, dẫn đến kết quả học tập không cao.

    Tư thế ngồi viết
    Tư thế ngồi viết
    Tư thế ngồi viết
    Tư thế ngồi viết
  5. Luyện cho con viết chữ đẹp không khó. Tuy nhiên, để cho con có được nét chữ đẹp, cha mẹ lại cần phải đặt nền móng ngay từ ban đầu. Ví dụ đơn giản: Những em bé đã có thói quen kẹp chặt bút giữa ngón trỏ và ngón cái, sau dạy lại con cách cầm bút đúng cũng đã rất khó khăn. Do đó, muốn con có được nét chữ đẹp, cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn trẻ ngay từ những ngày đầu cầm bút. Nếu đã có được tác phong chuẩn, việc dạy con viết chữ đẹp sẽ không hề mất thời gian.


    Muốn dạy con luyện chữ thì các bậc phụ huynh nên ngồi xuống và luyện chữ cùng con. Phụ huynh có thể ngồi bên cạnh con và hướng dẫn con viết, viết mẫu cho con một số chữ để bé nhìn vào và bắt chước chữ nếu bé viết chưa được hãy cầm tay bé và đưa tay cho bé để bé quen dần.


    Để các bé lớp 1 viết đúng, viết đẹp thì việc đầu tiên là phải hướng dẫn các bé nắm chắc các nét chữ cơ bản: bao gồm nét thẳng (2ly, 4ly) nét xiên, nét móc., nét cong (cong trái, cong phải, cong kín). Có một số phụ huynh hay thắc mắc sao mà cháu đi học mấy ngày rồi mới chỉ viết được có mấy nét cơ bản, mãi chưa thấy viết được chữ nào. Các mẹ không nên sốt ruột vì nếu các bé nắm vững được cái “gốc” này rồi, sau khi viết vào chữ sẽ vô cùng đơn giản và hiếm khi bị xấu chữ.

    Cách luyện chữ
    Cách luyện chữ
    Cách luyện chữ
    Cách luyện chữ
  6. Ở lứa tuổi này tâm lí của các bé nhạy cảm, các em rất hứng thú và thích tìm tòi cái mới. Nhưng cái bé lại không thích bị người lớn bắt phải làm cái này phải làm cái kia. Vậy nên các bậc phụ huynh hãy dạy bảo bé từ từ từng cái một không nên làm cho bé áp lực và từ đó sẽ tạo cho bé tâm lí lo lắng. Bạn hãy dùng những lời động viên cho bé thì tốt hơn.

    Phụ huynh hãy ngồi bên cạnh bé khi bé viết sai đừng nên có những hành động trừng mắt hay đánh bé mà hãy xoa đầu bé và nói lần sau phải cố gắng để không bị sai và đẹp hơn.


    Trẻ con tuổi còn nhỏ thì não bộ của bé giai đoạn này mới chỉ phát triển đủ dành cho các hoạt động tập trung ngắn hạn, vì vậy, mẹ không nên ép con luyện viết trong thời gian quá dài. Hãy để bé dần làm quen với việc luyện chữ đẹp trong thời gian phù hợp, và tăng lên từ từ. Tránh để bé "đánh rơi" hứng thú với môn này và kết quả trở nên tệ hơn. Mẹ cũng có thể biến môn học khô khan này thành trò chơi thú vị cho trẻ, ví dụ như thi viết chữ, thi vẽ tranh các chữ cái, thi viết chữ đẹp nên trên đất, nền cát…trẻ sẽ hứng thú hơn rất nhiều.

    Không nên tạo áp lực cho con
    Không nên tạo áp lực cho con
    Không nên tạo áp lực cho con
    Không nên tạo áp lực cho con
  7. Dạy con viết chữ, viết số không phải là một việc dễ dàng. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên ngay từ khi lớp một, mới bắt đầu đi học bạn cần phải cho bé luyện tập thường xuyên.


    Nét chữ cũng như nết người, nếu không lặp đi lặp lại thì sẽ rất dễ quên. Vậy nhưng nếu đã thành thói quen thì lại khó bỏ. Thời gian đầu dạy con luyện chữ, mẹ cần nhất nhất dành thời gian mỗi ngày đều phải cùng con thực hành. Việc luyện chữ có thể chỉ cần 30 phút mỗi ngày là đủ. Ngoài viết, bạn hãy khuyến khích trẻ vẽ. Trẻ có thể vẽ những thứ mà bé nhìn thấy xung quanh. Những hình vẽ này có khả năng là những hình dạng cơ bản, dần dần bé sẽ tự thông minh ra những hình dạng theo ý yêu thích.


    Chỉ cần một khoảng thời gian nhỏ trong ngày và nên duy trì thói quen ở trẻ, bạn sẽ thấy bé viết bài hiệu quả hơn. Nên nhớ rằng trẻ nhỏ thường không yêu thích học viết vì nhiều lý do. Hiếu động, không cầm được bút, thiếu tập trung… đều là những nguyên nhân khiến bé không yêu thích học chữ; bạn cần hết sức kiên trì, không nên ép buộc trẻ. Không cáu gắt với trẻ, không dạy bé một lúc quá là nhiều chữ sẽ khiến bé rối và khó nhớ. Điều quan trọng là mẹ phải tạo hứng thú khi cho con học chữ, không ép con học khi con mệt mỏi, uể oải, nên dạy trẻ những lúc trẻ dễ chịu nhất và mẹ động viên khích lệ, khen ngợi khi trẻ học tốt nhé.

    Luyện tập thường xuyên
    Luyện tập thường xuyên
    Luyện tập thường xuyên
    Luyện tập thường xuyên



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy