Tư thế ngồi viết
Ở lứa tuổi mẫu giáo, các bậc cha mẹ thường ít quan tâm đến tư thế ngồi của trẻ khi trẻ ngồi vào bạn tô màu, đồ chữ hay thực hiện các hoạt động khác. Tuy nhiên tư thế ngồi của trẻ khi tham gia vào các hoạt động học tập lại quyết định một phần lớn đến sự tập trung ở trẻ và hình thành ý thức học tập nghiêm túc khi ngồi vào bàn học của trẻ đồng thời tạo cho trẻ có ý thức học tập, mang lại hiệu quả học tập cao và sự tập trung cao độ của trẻ trong các hoạt động. Chính vì vậy, khi cho bé ngồi vào bàn học, các bậc cha mẹ cần chú ý sử cho trẻ tư thế ngồi đúng để giúp trẻ tập trung vào các hoạt động: tập tô, tập viết, tô màu v.v.., giúp trẻ không mệt mỏi, hạn chế các tật về mắt, cột sống và đem lại hiệu quả cao trong mỗi hoạt động học tập tại bàn. Và đặc biệt nếu viết đúng tư thế sẽ giúp bé không bị các bệnh về xương sống và thị lực.
Ngồi đúng tư thế luôn có 3 điểm tựa:
- Hai chân chạm đất, để song song
- Hai mông đặt thoải mái lên ghế, mép ghế ở khoảng 2/3 đùi.
- Lưng thẳng, vai mở rộng, đầu hơi cúi, mắt cách trang viết (đọc) khoảng 25 - 30cm.
- Tay phải cầm bút, tay trái tì nhẹ lên mép vở để trang viết không xê dịch.
Ngoài ra kích thước của bàn ghế cũng phải phù hợp với chiều cao của trẻ, không nên để trẻ ngồi bàn quá cao hoặc quá thấp, ngồi học nơi ánh sáng không đảm bảo, tránh để trẻ bò lăn ra nhà, nằm trên giường viết hoặc ngồi tì ngực vào bàn, ngồi gác chân chữ ngũ, gù lưng, ngồi vẹo qua một bên v.v.. những tư thế trên không chỉ tác động xấu, trực tiếp đến sức khỏe, hình dáng của trẻ mà lâu dài còn ảnh hưởng tới ý thức học tập và khả năng tập trung của trẻ, dẫn đến kết quả học tập không cao.