Top 8 Khó khăn tâm lý của học sinh đầu lớp 1 và biện pháp khắc phục hiệu quả nhất

Phương Trinh 22376 0 Báo lỗi

Hầu như trẻ nào khi vào lớp 1 cũng gặp khó khăn nhất định, có trẻ chỉ thoáng qua nhưng một số khác lại gặp khó thực sự và nếu không được sự giúp đỡ của người ... xem thêm...

  1. Vào lớp 1, các em thường bỡ ngỡ vì thầy cô mới lạ, cái gì cũng mới khung cảnh lạ không quen thuộc như ở Mầm Non và thấy các anh chị lớp trên lớn xa lạ nên sợ sệt, sợ bị các anh chị đập, bắt nạt nên tới trường là khóc không muốn học, có em bố mẹ đưa tới trường học thì khóc đòi về không chịu ở lại học. Rồi thì phải học nội quy và các tiết học ở Tiểu học cũng khác mầm non. Ở mầm non các em có nhiều đồ chơi để chơi còn vào lớp 1 các em phải làm quen với việc học là chính nên các em phải làm quen dần các kí hiệu, hiệu lệnh trong giờ học. Chính vì vậy, giáo viên phải nắm được tâm lý của học sinh khi mới vào lớp một để giúp các em tự tin mạnh dạn hứng thú thích đi học.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. Do mới vào lớp 1 nên việc giơ tay xin phép cô khi muốn phát biểu ý kiến ở nhiều trẻ chưa thành thói quen (nhất là với những trẻ chưa đi học mẫu giáo), ở một số trẻ thói quen này tuy đã hình thành ở lớp mẫu giáo, nhưng sau 3 tháng nghỉ hè thói quen này không được duy trì.


    Trong những giờ học tập trên lớp, để đảm bảo không khí “ học mà vui, vui mà học ”, giáo viên cần hướng cho học sinh có nếp giơ tay phát biểu ý kiến, tín hiệu đã hoàn thành bài cô giao, nếp chăm chú nghe giảng hay ý thức tham gia các trò chơi học tập v.v...

    Việc này cần có định hướng vì tâm lý lứa tuổi còn nhỏ lại chưa bao giờ được uốn nắn trong việc học tập nên khi giáo viên hỏi, các em thường trả lời tự do lúc giáo viên chưa cho phép hoặc có em đã biết giơ tay xin phát biểu, nhưng chưa đúng cách.

    Chính vì vậy, để dạy một tiết học đủ thời gian, có chất lượng và đảm bảo được không khí học tập của lớp thì phải đưa các em vào nề nếp học tập ngay từ đầu năm học.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. Cũng giống như các khối lớp lớn hơn, với học sinh lớp 1, giáo viên nên đưa ra nguyên tắc rõ ràng. Tuy còn bé nhưng các em vẫn hiểu được đúng sai, nguyên tắc. Chẳng hạn như đầu giờ vào thì giáo viên sẽ đặt câu hỏi: "các con giờ học thì chúng ta học như thế nào?" và bọn trẻ sẽ trả lời, lúc đó giáo viên có cơ hội tiếp lời "vậy thì..." và bạn có thể có 1 ngôn ngữ cử chỉ với các em như:


    Khi thầy/cô đưa tay lên môi thì chúng ta sẽ cùng im lặng các con làm được không?

    Khi thầy/cô gõ thước trên bàn thì chúng ta sẽ cùng nhìn lên bảng

    ...


    Hoặc giáo viên nên viết 5 nguyên tắc để trở thành một người nghe tốt, dán lên bảng. Mỗi khi học sinh vi phạm, ngay lập tức ngừng dạy và cho học sinh đọc lại các nguyên tắc đó:


    • Tai lắng nghe
    • Mắt nhìn người nói
    • Miệng không nói
    • Ngồi yên
    • Tay không nghịch đồ

    Mỗi khi học sinh không lắng nghe giáo viên, hay không lắng nghe bạn, giáo viên cần nhắc nhở nghiêm khắc, cho học sinh nhắc lại quy tắc ngay lập tức và cám ơn những bạn nào đã có kĩ năng nghe tốt. Mỗi khi giáo viên đang nói mà học sinh xen vào, giáo viên nên nói "" Cô xin lỗi nhưng đến lượt nói của cô, cô đang nói, cô cần bạn lắng nghe!" Khi giáo viên đang giảng bài mà học sinh quay đi, không chú ý, giáo viên nên đưa ngay tên của học sinh đó vào lời giảng, cho một ví dụ vui vui để gây chú ý và kéo em lại bài giảng của mình.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. Việc làm quen với chữ viết đối với học sinh lớp 1 thật khó khăn bởi đôi tay còn vụng về, lóng ngóng. Trẻ ở mẫu giáo, các em mới được làm quen với đọc và tô các chữ cái, chưa có khái niệm về đường kẻ, dòng kẻ, chưa nắm được cấu tạo của các nét cơ bản, cấu tạo của các chữ cái, chưa nắm được độ cao, độ rộng, của từng con chữ, khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng, cách viết các chữ thường, dấu thanh và các chữ số, chưa nắm được quy trình viết chữ cái. Nhiều em còn viết chữ ngược, số ngược.


    Điều kiện quan trọng nhất để bé viết tốt là khả năng của mắt phối hợp với tay. Điều này có nghĩa rằng, mắt phải di chuyển linh hoạt và có thể di chuyển theo sự chuyển động của nét chữ. Những vận động phối hợp các cơ quan như giữ thăng bằng, nhảy, chạy, trượt… cần thiết để tạo nền tảng giúp bé có thể điều khiển hoạt động của các cơ dễ dàng.

    Nếu bé vẫn viết ngược các chữ cái, dù chữ viết đã tiến bộ nhiều thì bạn hãy tạo cho bé cơ hội để phân biệt bên trái và phải trên trước hết trên cơ thể bé. Hoặc chơi những trò chơi chỉ sử dụng tay trái hoặc tay phải, hoặc chân trái hoặc chân phải…

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. Trẻ ở độ tuổi mẫu giáo và tiểu học rơi vào hội chứng sợ trường lớp đa phần do sợ phải xa cách cha mẹ, sợ không an toàn. và cũng vì thế mà không ít các trường hợp đang ngồi học thì nhớ mẹ và khóc hoặc khi thấy bố mẹ đến đón, cứ thế ôm cặp, vừa chạy về vừa chào cô mặc dù chưa tan học.


    Đối với học sinh lớp 1, giáo viên cần phải thật linh hoạt trong việc quản lý cũng như rèn nề nếp cho các em và "Ân cần, nhẹ nhàng đôi khi cũng phải nghiêm khắc'' chính là câu trả lời. Bạn biết đấy, trong giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học, trẻ phải chuyển từ việc học thông qua chơi sang học có chủ đích. Trẻ phải đối mặt với những mối quan hệ mới, những trách nhiệm mới, và tất cả những điều này đòi hỏi trẻ phải có kỹ năng thích nghi. Chính vì thế, bạn nên uốn nắn trẻ từ từ, cho trẻ dần dần đi vào nề nếp.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. Các “thanh niên” độ tuổi lớp 1 ấy mà, thường thì trước đây, vào mỗi buổi sáng chúng sẽ được ông bà chờ ngủ no giấc rồi vươn vai ra khỏi giường, đánh răng rửa mặt, ăn sáng no nê với một tâm trạng rất chi là bình tĩnh, sau đó mới đủng đỉnh khoác cái ba lô đựng bỉm sửa tới lớp mầm non.


    Nhưng bây giờ khác rồi, vào lớp 1 là phải tuân thủ đúng quy định về giờ giấc của nhà trường chứ chẳng thể “muốn dậy lúc nào thì dậy” được nữa. Và vì thế, tình trạng ngủ gật trên lớp không phải chuyện hiếm ở các bé lớp 1.


    Vậy làm thế nào để hạn chế tình trạng trẻ lơ mơ, thiếu ngủ khi bắt đầu ngày học mới? Ngay từ lúc này, bố mẹ cần làm một việc cực kì đơn giản đó là TẬP CHO CON THÓI QUEN ĐI NGỦ SỚM và hãy cho con làm quen với khung giờ mới ít nhất 2 tuần trước khi con bắt đầu đi học. Việc đi ngủ sớm sẽ giúp trẻ thức dậy sớm và bắt đầu ngày học mới trong trạng thái tỉnh táo, khỏe mạnh, vui vẻ.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  7. Vào lớp 1 là một bước tiến quan trọng của mỗi đứa trẻ. Có rất nhiều vấn đề bé có thể gặp phải như chưa thực sự biết tuân thủ các quy định của trường lớp, khó tập trung hoàn toàn trong tiết học, chưa thích ứng được với môi trường mới. Ngoài những vấn đề lớn đó ra, đa số trẻ sẽ gặp phải tình huống là thường xuyên thất lạc đồ dùng học tập. Vậy bố mẹ nên làm gì để phòng ngừa và phản ứng ra sao trước tình huống này?


    Cùng con chuẩn bị đồ dùng học tập

    • Trước khi khai giảng, bố mẹ hãy cùng con lựa chọn và chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng học tập. Việc này giúp trẻ làm quen với những món đồ cá nhân của mình, đồng thời do được tự tay lựa chọn theo gợi ý của bố mẹ, bé sẽ có ấn tượng tốt hơn, nhớ kỹ hơn các món đồ đó. Trẻ cũng sẽ cảm thấy được xem trọng khi bạn hỏi ý kiến bé về việc quyết định mua đồ dùng màu gì, hình trang trí ra sao. Đừng để bé vào ngày đầu tiên đến trường mới biết trong hộp bút của mình có cái gì.

    Giúp con đánh dấu tên vào đồ dùng

    • Bạn có thể mua nhãn có lớp keo tự dán ở hiệu sách, loại kích thước nhỏ, để ghi tên con và dán vào các đồ dùng như hộp bút, bút, tẩy,... Hoặc sử dụng kí hiệu riêng cho bé, ví dụ bé thích tàu vũ trụ, bạn hãy vẽ hình tàu vũ trụ để đánh dấu. Nhắc nhở bé các món đồ bạn đã đánh dấu và để bé quyết định vị trí dán nhãn để bé chủ động nhớ ký hiệu.

    Biến đồ dùng học tập thành những người bạn

    • Khi bé coi đồ dùng như những người bạn, bé sẽ có ý thức bảo vệ chúng tốt hơn. Bạn hãy tự tạo ra những câu chuyện nhỏ về bút chì, thước kẻ,... và gọi chúng bằng những cái tên thân thiết như: bạn bút chì xanh, bạn tẩy vàng,... Những câu chuyện không chỉ giới thiệu cho bé về công dụng của những đồ vật đó mà còn khiến bé cảm thấy có trách nhiệm bảo vệ những người bạn bé nhỏ này.

    Lập danh sách các món đồ dùng cho trẻ và dán ở bàn học

    • Danh sách này đơn giản chỉ là liệt kê các món đồ bé mang đến trường nhưng sẽ có thêm nhiều cột phía sau. Mỗi khi bé đi học về và phát hiện mất món đồ nào, hãy để bé tự dán vào bảng đúng vị trí của vật bị mất một mặt buồn. bố mẹ không dán hộ mà để con tự dán. Chỉ khi tự tay làm, bé mới ghi nhớ mình đã thất lạc cái gì. Bạn sẽ cùng bé đánh giá lại bảng sau 1 tuần. Số lượng mặt buồn nhiều, nghĩa là con đã đánh mất rất nhiều đồ. Đừng mắng mỏ hay chỉ trích con về tội lỗi của bé, hãy nhẹ nhàng chỉ cho con thấy là mình đã lãng phí bao nhiêu đồ vật.

    Khen ngợi khi con giữ không làm thất lạc đồ vật, nhưng không phạt khi bé đánh mất.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  8. Đây cũng là một khó khăn của học sinh đầu lớp 1. Chỉ trong 10 ngày đầu đi học, 2.6% học sinh đã quên mang sách vở đồ dùng học tập trên 3 lần, 26.7% quên từ 1-2 lần. Một số học sinh cho biết, việc mang đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập được cô giáo nhắc nhở thường xuyên và mỗi học sinh đều có thời khóa biểu để sắp xếp đồ dùng học tập cho mỗi ngày học. Nhưng, các em vẫn quên vì một số lý do: bố mẹ không soạn sách vở giúp con, con mất đồ dựng học tập, bố mẹ chưa kịp mua, tự con soạn sách vở nên bỏ sót đồ dùng học tập v.v… Điều này cho thấy rằng, học sinh lớp 1 chưa thật sự chú ý đến việc chuẩn bị sách vở đồ dùng học tập cho mình và còn ỷ lại việc này cho cha mẹ.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy