Top 10 Phương pháp đọc sách hiệu quả nhất bạn nên áp dụng ngay hôm nay
Đọc sách là một hình thức tập thể dục cho não bộ, giống như việc chúng ta chơi thể thao hay chạy bộ vậy. Sau một quá trình rèn luyện, chúng ta sẽ có được cơ ... xem thêm...thể khỏe mạnh, săn chắc và tinh thần thoải mái hơn. Bộ não được vận động thường xuyên sẽ sản sinh ra nhiều ý tưởng sáng tạo, được trau dồi vốn từ và kỹ năng diễn đạt, đồng thời nâng cao khả năng tư duy, phân tích. Những rõ ràng rằng không phải ai trong chúng ta cũng biết cách đọc sách hiệu quả, thẩm thấu trọn vẹn một cuốn sách là việc không hề đơn giản. Bạn cần tìm ra phương pháp đọc đúng đắn và phù hợp với bản thân. Toplist sẽ chia sẻ với bạn một số phương pháp đọc hiệu quả nhất được chuyên gia khuyên áp dụng để năng cao văn hóa đọc.
-
Lựa chọn kỹ trước khi đọc
Hãy dành thời gian để đọc review, lắng nghe trải nghiệm của những người đã hoàn thiện cuốn sách đó. Việc làm này sẽ giúp bạn nắm được nội dung khái quát của sách và phần nào xác định được nó có phù hợp với mình hay không. Giữa vô vàn cuốn sách ngoài kia, không thể nào có được 100 lựa chọn tốt dành cho bạn đâu, chúng chỉ đến với 99% hoặc thậm chí là 1% thôi. Hãy lựa chọn những điều bạn sắp tiếp nhận, sở hữu vì bạn có quyền. Sách là người bạn tâm hồn, còn chúng ta phải biết chọn bạn mà chơi.
Một vài cách khác cũng hay được sử dụng để tìm hiểu thông tin, đó là đọc mục lục của sách hoặc đọc tóm tắt nội dung. Việc làm này sẽ giúp bạn biết qua được cấu trúc của sách và đồng thời xây dựng được một số ý nghĩ, giả thuyết cho từng chương mục. Việc suy nghĩ và đặt ra một số câu hỏi cho một số chương trong mục lục sẽ khiến mình cảm thấy thích thú hơn và mong chờ đến lúc đọc chương đó.
Sau khi đã có một khái niệm chung về nội dung chính của sách, bạn hãy tự trả lời 3 câu hỏi sau:
Vì sao bạn lại muốn đọc cuốn sách này?
Bạn muốn “gặt hái” được gì từ cuốn sách này?
Đọc xong bạn có mong muốn thay đổi hay cải thiện được điều gì ở bản thân?Điều này sẽ giúp bạn tránh được việc mua sách mà không biết vì sao mình lại mua cuốn này. Nó cũng sẽ là kim chỉ nam giúp bạn lấy lại được một chút động lực mỗi khi cảm thấy chán nản khi đọc cuốn sách đó. Nếu bạn mua sách với mong muốn để tăng cường kiến thức của mình, hãy chọn lựa thật kỹ trước khi cầm bất kì cuốn sách nào về nhà. Đừng mua chúng chỉ vì thấy đẹp hoặc vì mọi người đều mua chúng nhé.
-
Đọc chủ động
Hãy bắt đầu tập thói quen đọc chủ động. Luôn cầm sẵn một chiếc bút chì để có thể vừa đọc, vừa highlight. Bạn cũng có thể sử dụng một số kí hiệu riêng biệt cho những đoạn có nội dung khác nhau. Bất kì cuốn sách nào, lĩnh vực nào thì bạn đọc nghĩa là bạn đang học, vậy nên hãy tận dụng lượng kiến thức đó để làm giàu cho bộ não của mình.
Ví dụ, bạn có thể ký hiệu hình ngôi sao cho đoạn có nội dung đặc biệt cần ghi nhớ, ký hiệu dấu hỏi cho đoạn nào bạn cảm thấy khó hiểu hoặc muốn phản biện lại tác giả. Bạn cũng có thể sử dụng sticky note để đánh dấu vào sách và sử dụng các loại màu khác nhau. Việc làm này có thể giúp bạn thuận tiện hơn trong việc tìm đọc lại cuốn sách đó nhưng chỉ muốn lướt qua nội dung chính. Cuốn sách trông cũng sẽ bớt nhàm chán hơn chứ nhỉ.
Gạch chân, ghi chú trên sách sẽ giúp bạn theo dõi cuốn sách một cách tập trung hơn. Hơn nữa, việc đọc chủ động còn giúp bạn kết nối với cuốn sách, đồng thời giao tiếp với tác giả thông qua những bình luận, những suy nghĩ được note lại trên trang sách. Và đó cũng là cách đánh dấu "Sách của tôi" thật ngầu.
-
Lựa chọn môi trường và thời gian đọc
Ở đâu cũng được! Miễn là không làm bạn suy nghĩ tản mát. Tuy nhiên, một môi trường tạo điều kiện tốt để bạn tập trung tối đa vào cuốn sách sẽ là nơi lý tưởng nhất. Môi trường đọc sách không cần phải yên tĩnh tuyệt đối, nhưng càng ít vật chuyển động thì càng tốt. Một thức uống yêu thích hay không gian với nhiệt độ phù hợp cũng sẽ mang đến cho bạn sự hứng thú đối với việc đọc sách hơn. Hay nhiều bạn trẻ hiện nay thường ghé các quán cafe sách để đắm chìm vào trong việc đọc, cũng là một ý hay. Nếu bạn lười ra ngoài, đừng ngần ngại ra ban công, ngồi với 1 tách trà nóng dưới ánh nắng ngập tràn của ngày cuối tuần bên khung cửa sổ thưởng thức một cuốn tiểu thuyết cũng là cách yêu chiều bản thân.
Thời gian lý tưởng cho một phiên đọc là 45 đến 60 phút. Sau khoảng thời gian này, bạn nên đứng dậy đi lại một vòng hoặc vận động một cách nhẹ nhàng để thư thả đầu óc. Việc ngồi tại một vị trí trong thời gian quá lâu có thể dẫn đến tính trạng mỏi lưng, mỏi người. Mỗi cơ thể sẽ có mỗi “phiên” khác nhau, vượt quá phiên này sẽ khiến năng lượng đọc đi xuống, càng đọc càng mệt mỏi, dẫn tới việc đọc không hiệu quả. Hãy chú ý nhé!
-
Dành thời gian suy ngẫm
Ý nghĩa của một cuốn sách không chỉ nằm trên những con chữ trên trang sách, mà nó còn là những ẩn ý mà tác giả muốn gửi gắm đằng sau những trang sách đó. Vì vậy, kho tàng tri thức chỉ thực sự được chinh phục nếu như bạn hiểu được những ý nghĩa sâu xa mà tác giả gửi gắm đằng sau những câu chuyện. Đôi khi ý nghĩa của cuốn sách nằm trong câu chuyện trải nghiệm của mỗi người. Với mỗi cá nhân bài học mà 1 cuốn sách mang lại là khác nhau bởi chúng ta không giống nhau, chúng ta là những cá thể hoàn toàn độc lập, có cảm xúc, suy nghĩ riêng, có thể giới quan khác nhau, nhận thức và cách cảm thụ ở khác biệt. Đừng ép bản thân phải thấy giống họ, nếu họ thấy hay bạn vẫn có thể cuốn sách này dở, nếu họ thấy chẳng có gì thú vị, ừm không sao, bạn vẫn có thể học được nhiều điều từ đó.
Thế nên, hãy dành thời gian để ngẫm nghĩ về những gì bạn đã đọc. Đọc sách để học hỏi, để khám phá thì phải hiểu và khám phá ra được cả những bài học sâu xa, chứ không đơn thuần là những trang sách nhìn được, sờ được.
-
Chia sẻ trong và sau khi đọc
Việc viết review và chia sẻ cuốn sách với người khác chính là cách ghi nhớ hiệu quả nhất. Nếu bạn là một người yêu thích mạng xã hội, việc share cảm nghĩ của mình lên Facebook, Instagram hay trang blog cá nhân sẽ giúp bạn giải tỏa cảm xúc, cung cấp thông tin về cảm nhận cá nhân cho những người đọc khác. Đây cũng là phương pháp vô cùng hiệu quả để bạn lưu trữ nội dung cuốn sách một cách tóm tắt nhất theo ý hiểu của bạn. Qua đó, bạn sẽ thấy dễ dàng hơn trong việc tìm đọc lại.
Nếu không phải 1 bài review, đơn giản nhất bạn có thể để lại cảm nhận của bản thân sau khi đọc xong cuốn sách đó cũng là điều rất thú vị, chúng kích thích bạn phải nhớ lại, tưởng tượng lại và suy nghĩ về cuốn sách nhiều hơn cùng những chi tiết nổi bật trong đó. Còn nếu bạn là người hướng nội, ngại chia sẻ trên social, thì một cuốn sổ tay sẽ là giải pháp cho bạn. Hãy để bên cạnh mình một cuốn sổ tay để ghi chép trong quá trình đọc. Bạn có thể viết ra những chia sẻ của mình về cuốn sách, và hoàn toàn có thể tìm đọc lại khi cần.
-
Tập trung tư tưởng cao độ
Không chỉ riêng gì việc bạn đọc sách, mà bất cứ việc gì cũng vậy, muốn đạt được hiệu quả cao thì bạn cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về tư tưởng. Ví dụ đơn giản như sau: khi bạn đọc sách mà trong đầu bạn lại nghĩ về người yêu hoặc hình dung về bộ phim mới xem, hay lại hát vu vơ theo lời một bài hát nào đó... thì chắc chắn rằng bạn sẽ không thể nhớ được mình vừa đọc cái gì. Nhưng nếu đổi lại bạn hết sức thoải mái về tâm lý, bạn đã sẵn sàng cho việc đón nhận tri thức mới thì việc bạn nắm bắt được những tri thức quý báu của cuốn sách là điều tất nhiên. Để làm được bạn cũng cần có ý chí vững vàng và tập trung tối đa tư tưởng.
Cách để tập trung tư tưởng cao độ:
- Sử dụng ngón tay chỉ theo chữ đọc
- Nghe một chút nhạc ballad
- Hạn chế tiếng ồn xung quanh
- Uống một tách cafe
- Không áp đặt mình vào không gian gò bó
-
Xem lời kết luận và tóm tắt ở cuối sách
Đây được coi là khâu tuy quan trọng nhưng thường xuyên bị bỏ qua khi chúng ta đọc sách. Việc xem lời kết luận và tóm tắt cuối sách rất thuận lợi cho việc tổng hợp kiến thức mà chỉ nhìn qua thôi bạn cũng đã nhớ lại được nội dung chính. Bạn cũng cần chú ý đến lới kết luận trong sách để có thể nhận xét và đánh giá một cách trọn vẹn.
Mục đích của việc xem lời kết luận và tóm tắt của cuốn sách là để thấy rõ nội dung cô đọng nhất, những kết luận chính và sự khẳng định của tác giả đối với những vấn đề đã trình bày. Đồng thời, qua lời kết luận và tóm tắt, bạn còn thấy vấn đề chưa được giải quyết đầy đủ, phương hướng phát triển tiếp tục của chúng.
-
Ghi nhớ những gì mình đọc là một phương pháp đọc sách hiệu quả
Mặc dù bạn rất tập trung đọc sách nhưng đôi khi bạn cũng không thể đảm bảo ghi nhớ được những gì mình đã đọc. Bạn phải nhớ rằng, việc đọc sách chỉ thực sự hiệu quả, có ích khi bạn có thể ghi nhớ và sử dụng những gì mà mình đã đọc. Do đó, bạn nên chú tâm đến với ghi nhớ nội dung, thông điệp của cuốn sách. Nếu không thể ghi nhớ thì bạn có thể ghi chép lại, học hỏi và vận dụng những thứ đó vào trong cuộc sống thực tiễn.
Tốt nhất, khi đóng cuốn sách lại, bạn hãy ghi chú lại những luận điểm, những ý chính mà tác giả đã nêu ra trong cuốn sách. Ngoài ra, bạn có thể ghi lại những điều bổ ích mà bạn học được ở cuốn sách đó. Điều này sẽ giúp bạn cải thiện được những thói hư tật xấu của mình cực kỳ hiệu quả.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, bạn ghi nhớ một lần sẽ giúp não bộ ghi nhớ lâu gấp ba lần việc đọc. Cho nên việc vừa đọc vừa ghi chú là cách rất tốt giúp bạn tích lũy được nhiều nhất những gì mình học được từ cuốn sách mà mình đọc.
-
Rèn luyện kỹ năng đọc để tăng khả năng ghi nhớ
Trong các cách đọc sách hiệu quả, rèn luyện kỹ năng đọc sẽ giúp bạn nâng cao khả năng ghi nhớ nội dung. Bên cạnh đó, muốn luyện được năng lực này, bạn cần phải có lòng kiên trì. Điều này đồng nghĩa mỗi ngày, bạn cần phải lặp đi lặp lại việc đọc từ phương pháp ziczac, chéo đến điều chỉnh tốc độ,…Hãy tin tưởng rằng nếu bạn duy trì được trong thời gian dài, bạn sẽ có được thành tựu vượt bậc trong khả năng đọc và tiếp thu tri thức từ sách.
Nếu như không có cách đọc hợp lý thì bạn sẽ không thể thu được bất cứ điều gì mà chỉ tốn thời gian và công sức một cách vô ích, thậm chí nhiều người khi đọc sách còn cảm thấy rất buồn ngủ, gật gù trên bàn và nhiều điều khác nữa.
Chính vì thế để đọc tốt nhất thì các bạn đọc theo thứ tự từ trên xuống từ trái qua phải, lần đầu bạn đọc lướt nhanh nhưng không có nghĩa đọc cho nhanh xong, đọc nhanh nhưng vẫn phải đảm bảo đúng và đủ nội dung, đọc lướt nhanh vừa giúp bạn không buồn ngủ vì đang phải tập trung cao độ, đọc những từ khóa và lướt nhanh những từ không cần thiết, cần học cách nắm bắt mấu chốt của vấn đề, thâu tóm nhanh những cái cơ bản. Thường xuyên rèn luyện theo cách này chắc chắn bạn sẽ tiến bộ, khả năng đọc nhanh hơn và tiếp thu nhanh hơn. -
Đọc kỹ lời tựa (lời mở đầu)
Nếu như bìa mục lục cho ta biết bộ khung của cuốn sách thì lời tựa đi sâu hơn một chút, thông qua lời tựa các bạn sẽ biết được cuốn sách viết về vấn đề gì, nội dung cơ bản của nó ra sao, mục đích tác giả hướng đến là như thế nào và bước đầu hình thành mục tiêu cho bạn trong đầu.
Lợi ích của việc đọc kỹ lời tựa:
- Biết cuốn sách đề cập đến vấn đề gì, đối tượng nào sử dụng cuốn sách có ích hơn cả và phương pháp đọc có hiệu quả
- Lời nói đầu do tác giả cuốn sách viết nên qua lời nói đầu, bạn dễ dàng hiểu được ý đồ của tác giả, hình dung được một cách khái quát vấn đề cơ bản được đề cập và tác dụng; mục đích của cuốn sách mà tác giả mong muốn; biết vấn đề quan trọng nhất cuốn sách sẽ trình bày
- Thu lượm được cả lời khuyên của tác giả nên tìm hiểu và nghiên cứu cuốn sách như thế nào
- Có hứng thú hơn với sách.