Top 10 Kinh nghiệm hay nhất khi phỏng vấn du học

Lê Thị Hà Uyên 206 0 Báo lỗi

Du học đến nền giáo dục hàng đầu thế giới với rất nhiều trường đại học nổi tiếng luôn là mơ ước của hầu hết chúng ta. Điều đầu tiên và là tấm vé quyết định để ... xem thêm...

  1. Top 1

    Tâm lý thoải mái, tự tin

    Xác định rõ đối tượng mình sẽ tiếp xúc là viên chức, chịu trách nhiệm phỏng vấn visa. Họ sẽ hỏi bạn những câu liên quan đến học tập, tài chính, dự định tương lai… bằng tiếng Việt hoặc bằng tiếng Anh trong thời gian rất ngắn (3 -10 phút).


    Bạn hãy suy nghĩ theo hướng cuộc phỏng vấn như một cuộc trò chuyện mà người nói phải thuyết phục người nghe. Theo hướng như vậy trước hết chính các bạn sẽ có một tâm lý thoải mái hơn, bình tĩnh hơn và chắc chắn sẽ tự tin hơn. Tự tin đã là thành công 50% rồi đấy!

    Tâm lý thoải mái, tự tin
    Tâm lý thoải mái, tự tin
    Tâm lý thoải mái, tự tin
    Tâm lý thoải mái, tự tin

  2. Top 2

    Trang phục gọn gàng, chỉnh tề

    Trang phục lịch sự để tạo ấn tượng tốt. Bạn biết rõ là ấn tượng đầu tiên là rất quan trọng. họ chỉ có vài phút tiếp xúc với bạn nhưng sẽ quyết định hoàn toàn buổi phỏng vấn du học của bạn. Vậy nên hãy để họ có cái nhìn thiện cảm về bề ngoài chín chắn và đỉnh đạt của bạn.


    Ngoài ra, trong khu vực ngồi chờ phỏng vấn, bạn cần tránh cười đùa, nói to, làm ảnh hưởng đến cuộc phỏng vấn bên trong. Hầu hết các nhân viên đại sứ quán đều biết tiếng Việt. Đừng dại dột mà nói xấu họ hoặc sử dụng những ngôn từ không lành mạnh.

    Trang phục gọn gàng, chỉnh tề
    Trang phục gọn gàng, chỉnh tề
    Trang phục gọn gàng, chỉnh tề
    Trang phục gọn gàng, chỉnh tề
  3. Top 3

    Kế hoạch học tập khoa học.

    Một trong những câu hỏi thường thấy khi phỏng vấn du học Mỹ chính là kế hoạch học tập của bạn. Hãy nêu kế hoạch học tập của bạn một cách ngắn gọn và rõ ràng để các viên chức trong buổi phỏng vấn du học có thể cảm nhận được sự chân thành và tha thiết muốn đi du học của bạn trong từng lời nói.


    Ngoài ra, đừng quên tìm hiểu về trường học, ngành học mà bạn dự định sẽ học. Điều này nhằm chứng tỏ bạn đã tìm hiểu rất kỹ về con đường du học của mình, bạn đi du học vì mục đích du học chứ không phải vì bất cứ mục đích nào khác.

    Kế hoạch học tập khoa học.
    Kế hoạch học tập khoa học.
    Kế hoạch học tập khoa học.
    Kế hoạch học tập khoa học.
  4. Top 4

    Mục tiêu vững chắc, cụ thể

    Ví dụ mục tiêu khi bạn chọn Mỹ để đi du học chứ không phải là một quốc gia nào khác, dự định về chỗ ở trong khi học, đi lại, tài chính cho du học như thế nào, đã chuẩn bị gì cho cuộc sống xa nhà… Nên chủ động trong tất cả các câu trả lời. Thể hiện rõ được mục tiêu mà mình sẽ cố gắng theo đuổi.


    Ví dụ người ta hỏi bạn “Bạn qua Mỹ làm gì?”, thì người ta không hề muốn nghe câu trả lời của bạn chỉ đơn giản là “Tôi qua Mỹ để du học”, mà một câu trả lời sẽ ăn điểm sẽ là “Tôi qua Mỹ để học ngành ABC, vì tôi có một niềm đam mê từ ngành ABC ở VN, tôi đã tìm hiểu và học về ngành này, nay qua Mỹ tôi muốn tiếp tục được học ngành ABC”.

    Mục tiêu vững chắc, cụ thể
    Mục tiêu vững chắc, cụ thể
    Mục tiêu vững chắc, cụ thể
    Mục tiêu vững chắc, cụ thể
  5. Top 5

    Tài chính minh bạch và đầy đủ.

    Hồ sơ xin visa du học đươc đánh giá cao khi có thông tin tài chính đầy đủ, rõ ràng, kiểm chứng được, có nguồn gốc rõ ràng. Tình trạng tài chính của gia đình sẽ là yếu tố đầu tiên để được xét duyệt và làm cho phỏng vấn du học thành công bước đầu.


    Gia đình bạn phải trình bằng chứng cho thấy họ làm ăn khá giả, có đủ tiền trả học phí và những chi phí khác cho bạn khi học và sinh sống, tình trạng tài chính của gia đình đủ để tác động bạn trở về quê hương sau khi việc học hoàn tất.

    Tài chính minh bạch và đầy đủ.
    Tài chính minh bạch và đầy đủ.
    Tài chính minh bạch và đầy đủ.
    Tài chính minh bạch và đầy đủ.
  6. Top 6

    Chứng minh bạn sẽ quay về nước sau khi học xong

    Hãy cho họ thấy rằng đất nước của bạn rất tốt, rất đẹp và phát triển thật đấy, nhưng tôi sẽ trở về Việt Nam, với những lý do hết sức thuyết phục của mình.


    Hãy cho họ biết rằng bạn còn có nhiều sự ràng buộc tại Việt Nam như các mối quan hệ gia đình, họ hàng, tài sản mà bạn sẽ sỡ hữu từ ba mẹ bạn hoặc một tương lai xán lạn ở Việt Nam mà bạn không thể chối từ.

    Chứng minh bạn sẽ quay về nước sau khi học xong
    Chứng minh bạn sẽ quay về nước sau khi học xong
    Chứng minh bạn sẽ quay về nước sau khi học xong
    Chứng minh bạn sẽ quay về nước sau khi học xong
  7. Top 7

    Trả lời bằng tiếng Anh nếu có thể

    Khi phỏng vấn du học, bạn sẽ được hỏi bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh. Kinh nghiệm nhiều du học sinh đã trả lời phỏng vấn thành công mách bạn là: hãy trả lời câu hỏi bằng tiếng Anh nếu có thể. Bởi tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức khi học tập và sinh sống tại nước ngoài. Bạn cũng cần đáp ứng được các tiêu chuẩn về ngoại ngữ mới có thể trở thành du học sinh tại đất nước này. Nhiều bạn sinh viên thường tự ti với khả năng tiếng Anh của mình nên lựa chọn trả lời câu hỏi bằng tiếng Việt. Đây là điều không nên.

    Trả lời bằng tiếng Anh thể hiện được trình độ, bản lĩnh. Nhân viên đại sứ quán sẽ tin tưởng rằng, bạn sẽ học tập tốt khi đã trang bị được vốn ngoại ngữ. Hơn thế, rất nhiều nhân viên đại sứ quán chưa quá am hiểu cặn kẽ về tiếng Việt. Họ có thể hiểu sai câu trả lời của bạn, đẩy bạn vào thế bất lợi sau cuộc phỏng vấn.

    Trả lời bằng tiếng Anh nếu có thể
    Trả lời bằng tiếng Anh nếu có thể
    Trả lời bằng tiếng Anh nếu có thể
    Trả lời bằng tiếng Anh nếu có thể
  8. Top 8

    Trả lời rõ ràng, trọng tâm, nhanh chóng, đầy đủ

    Hãy sử dụng 1 âm lượng vừa phải khi trả lời phỏng vấn. Đừng nói quá to hay quá nhỏ. Ngoài ra, bạn cần trả lời đúng trọng tâm, tránh diễn giải lan man, dài dòng. Thời gian cuộc phỏng vấn rất ngắn, tốt nhất, hãy đáp ứng các thông tin mà đại sứ quán muốn biết về bạn trong thời gian sớm nhất. Kinh nghiệm phỏng vấn du học cho thấy, nhiều bạn sinh viên du học Thạc sĩ, Tiến sĩ thường có tâm lý trả lời những câu hỏi mang tính hàn lâm, phức tạp. Chúng không hề thể hiện kiến thức của bạn, thậm chí khiến đại sứ quán cảm thấy khó chịu.

    Trong trường hợp được hỏi về trường học, về chuyên ngành học của bạn, hãy hạn chế sử dụng những từ ngữ chuyên môn. Không phải nhân viên đại sứ quán nào cũng am hiểu về chuyên ngành của bạn. Hãy trả lời sao cho mọi người dễ hiểu nhất, dù không phải là người có chuyên môn về lĩnh vực mà bạn đang nói tới.

    Trả lời rõ ràng, trọng tâm, nhanh chóng, đầy đủ
    Trả lời rõ ràng, trọng tâm, nhanh chóng, đầy đủ
    Trả lời rõ ràng, trọng tâm, nhanh chóng, đầy đủ
    Trả lời rõ ràng, trọng tâm, nhanh chóng, đầy đủ
  9. Top 9

    Và khi buổi phỏng vấn du học Mỹ của bạn không đạt được kết quả như mong muốn

    Và khi buổi phỏng vấn du học Mỹ của bạn không đạt được kết quả như mong muốn. Bị từ chối cấp visa không có nghĩa là con đường du học của bạn đã kết thúc vĩnh viễn, nếu lần sau bạn đã thay đổi được các vấn đề còn vướng mắc như chứng minh được tình hình tài chính đã ổn định hơn, lý do đi du học một cách thuyết phục hơn… thì hãy tiếp tục đăng ký xin phỏng vấn du học Mỹ.

    Và khi buổi phỏng vấn du học Mỹ của bạn không đạt được kết quả như mong muốn
    Và khi buổi phỏng vấn du học Mỹ của bạn không đạt được kết quả như mong muốn
    Và khi buổi phỏng vấn du học Mỹ của bạn không đạt được kết quả như mong muốn
    Và khi buổi phỏng vấn du học Mỹ của bạn không đạt được kết quả như mong muốn
  10. Top 10

    Hãy nói về triển vọng nghề nghiệp, dự tính mức lương của mình là bao nhiêu sau khi ra trường

    Để trả lời tốt câu hỏi này bạn hãy đưa ra dẫn chứng về tiềm năng cuả ngành và các nghiên cứu về tiềm năng cũng như sự phát triển của ngành ở Việt Nam, có thể sử dụng các số liệu để có căn cứ vững chắc hơn. Bạn nên tìm hiểm trước để so sánh mức lương và tìm hiểu về mức lương của các nghề bạn có thể theo đuổi sau khi ra trường để có một câu trả lời chi tiết và hãy thể hiện tham vọng được thăng tiến với những kiến thức từ khoá học và kinh nghiệm bạn sẽ đạt được khi làm việc tại các vị trí yêu cầu chuyên ngành bạn học.

    Hãy nói về triển vọng nghề nghiệp, dự tính mức lương của mình là bao nhiêu sau khi ra trường
    Hãy nói về triển vọng nghề nghiệp, dự tính mức lương của mình là bao nhiêu sau khi ra trường
    Hãy nói về triển vọng nghề nghiệp, dự tính mức lương của mình là bao nhiêu sau khi ra trường
    Hãy nói về triển vọng nghề nghiệp, dự tính mức lương của mình là bao nhiêu sau khi ra trường



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy