Top 15 Lễ hội truyền thống nổi tiếng nhất miền Bắc

Ký Ức 8745 0 Báo lỗi

Lễ hội truyền thống một loại hình sinh hoạt văn hóa, sản phẩm tinh thần của người dân Việt Nam ta. Các hoạt động lễ hội như một bảo tàng sống về văn hóa được ... xem thêm...

  1. Đền Bà Chúa Kho nằm trên lưng chừng núi Kho thuộc thôn Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Đền được xây dựng theo lối kiến trúc cổ từ thế kỷ XIX theo kiểu chữ T với những đường nét chạm khắc công phu. Ngoài ra, đền Bà Chúa Kho là một di tích lịch sử quan trọng nằm trong quần thể di tích của khu Cổ Mễ bao gồm: Đình - Chùa - Đền đã được nhà nước công nhận. Không chỉ là di tích lịch sử có giá trị văn hóa cao mà nơi đây còn mang giá trị tín ngưỡng tâm linh, thu hút nhân dân khắp cả nước hành hương mỗi dịp lễ hội hàng năm.


    Lễ Hội Bà Chúa Kho được coi là một trong những lễ hội lớn nhất khu vực miền Bắc được tổ chức tại Đền Bà Chúa Kho tỉnh Bắc Ninh vào ngày 14 tháng Giêng kéo dài tới hết tháng. Đến với lễ hội này bạn sẽ có cơ hội xem " Tục dâng hương và lễ vay tiền Bà Chúa" với ý nghĩa cầu tài phát lộc của người dân nơi đây. "Đầu năm xin lộc, cuối năm trả lễ" là một phong tục đã tồn tại từ rất lâu đời của người dân miền Bắc.

    Lễ hội Đền Bà chúa kho
    Lễ hội Đền Bà chúa kho
    Lễ Hội Bà Chúa Kho
    Lễ Hội Bà Chúa Kho

  2. Đền Hùng nằm ở trên núi Nghĩa Lĩnh, Xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ là nơi hàng năm thường diễn ra lễ hội mang tính chất quốc gia để suy tôn các vua Hùng là người đã có công dựng nước. Lễ hội diễn ra từ ngày 01đến hết ngày 10 tháng 3 âm lịch. Việc tế lễ được tổ chức rất trọng thể vào ngày chính hội (10/3), bắt đầu bằng lễ dâng hương có đại diện của Nhà nước, tại đền Thượng là nơi xưa kia vua Hùng tế trời đất. Ðồ tế lễ ngoài mâm ngũ quả còn có bánh chưng, bánh dày để nhắc lại sự tích Lang Liêu, cũng là nhắc nhở công đức các vua Hùng đã dạy dân trồng lúa.


    Phần rước, có nhiều cuộc rước thần, rước voi, rước kiệu... của các làng Tiên Cương, Hy Cương, Phượng Giao, Cổ Tích... Sau tế lễ còn có múa hát xoan (ở đền Thượng), hát ca trù (ở đền Hạ) và nhiều trò chơi khác. Hội đền Hùng không chỉ thu hút khách thập phương đến dự lễ bởi những nét sinh hoạt văn hoá đặc sắc mà còn ở tính thiêng liêng của một cuộc hành hương trở về cội nguồn dân tộc của các thế hệ người Việt Nam. Ðến hội, mỗi người đều biểu hiện một tình thương yêu, lòng ngưỡng mộ về quê cha đất tổ. Ðây là một tín ngưỡng đã ăn sâu vào tâm thức mỗi con người Việt Nam, cho dù họ ở bất cứ nơi đâu.

    Lễ hội Đền Hùng
    Lễ hội Đền Hùng
    Lễ Hội Đền Hùng
    Lễ Hội Đền Hùng
  3. Trải qua những thăng trầm lịch sử, chợ Viềng ngày nay đã trở thành điểm giao lưu văn hóa cộng đồng, hội tụ tinh hoa sản vật và cũng là nơi đón chuyến xuất hành đầu xuân của khách thập phương về “mua may bán rủi”. Hội chợ Viềng diễn ra vào mùng 8 tháng giêng âm lịch hàng năm, tại Xã Kim Thái, huyện Vụ Bản và thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.


    Lễ Hội Chợ Viềng được coi là một trong những lễ hội đặc biệt thuộc tỉnh Nam Định. Đúng như với cái tên của nó, khi đến lễ hội này bạn sẽ được tham gia mua sắm trao đổi giao lưu văn hóa cộng đồng cùng những vật phẩm, sản vật với khái niệm "Mua may bán đắt". Lễ hội đặc biệt này được tổ chức vào mùng 8 tháng giêng âm lịch hàng năm được đông đảo du khách quan tâm.

    Lễ hội chợ Viềng
    Lễ hội chợ Viềng
    Lễ hội chợ Viềng
    Lễ hội chợ Viềng
  4. Lễ hội chùa Hương hay Trẩy hội chùa Hương là một lễ hội của Việt Nam, nằm ở Mỹ Đức, Hà Nội. Trong khu thắng cảnh Hương Sơn, được xem hành trình về một miền đất Phật - nơi Quan Thế Âm Bồ Tát ứng hiện tu hành. Đây là một lễ hội lớn về số lượng các phật tử tham gia hành hương.


    Lễ hội chùa Hương một trong những lễ hội đặc biệt của vùng đất Hương Sơn, cũng là lễ hội chùa lớn nhất cả nước trong dịp đầu năm, được diễn ra từ mùng 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch. Khi đến đây du khách không chỉ được hòa mình vào lễ hội hay cầu bình an đầu năm mà bạn còn được thong dong trên những chiếc thuyền, để du ngoạn ngắm nhìn phong cảnh tuyệt đẹp của vùng đất này.

    Lễ hội chùa Hương
    Lễ hội chùa Hương
    Lễ hội chùa Hương
    Lễ hội chùa Hương
  5. Là một trong bốn vị “Tứ bất tử” của tín ngưỡng dân gian Việt, Thánh Gióng gắn liền với truyền thuyết cậu bé làng Phù Đổng đánh thắng giặc Ân, đem lại thái bình cho đất nước. Tục truyền rằng, sau khi đánh tan quân giặc, ngài phi ngựa tới chân núi Sóc, cởi bỏ giáp trụ rồi cưỡi ngựa sắt bay về trời. Có thể nói đó là một trong những hình tượng đẹp đẽ và hào hùng nhất trong kho tàng truyền thuyết Việt. Lễ Hội Đền Gióng là một lễ hội truyền thống hàng năm ở nhiều nơi thuộc vùng Hà Nội để tưởng niệm và ca ngợi chiến công của người anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam.


    Lễ Hội Đền Gióng được diễn ra vào ngày mùng 6 tháng Giêng âm lịch hàng năm trong vòng 3 ngày tại Sóc Sơn, Hà Nội. Du khách tới đây sẽ được tham gia nhiều nghi thức truyền thống như: Lễ khai quang, lễ rước dâng hương, dâng hoa tre lên đền Thượng hay nơi thờ Thánh Gióng.

    Rước kiệu hội đền Gióng
    Rước kiệu hội đền Gióng
    Lễ Hội Đền Gióng
    Lễ Hội Đền Gióng
  6. Lễ hội Yên Tử Quảng Ninh là một trong những lễ hội lớn nhất tại miền Bắc Việt Nam. Cứ mỗi dịp Tết đến, xuân về, nơi đây lại thu hút hàng vạn lượt du khách thập phương ghé đến vãn cảnh và chiêm bái. Lễ hội được tổ chức nhằm tôn vinh công đức của Phật Hoàng Trần Nhân Tông - người đã sáng lập ra Thiền Phái Trúc Lâm. Lễ hội Chùa Yên Tử được diễn ra vào ngày 10 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch tại khu di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Yên Tử.


    Du khách về đây không chỉ được tham gia lễ hội với nhiều hoạt động như: Lễ dâng hương cúng Phật, bái Tổ Trúc Lâm hay lễ khai ấn “Dấu Thiêng Chùa Đồng” với nhiều tiết mục văn nghệ diễn xướng tái hiện sự tích lịch sử, văn hóa tâm linh, những huyền thoại về Tam Tổ Thiền phái Trúc Lâm tôn kính cùng nhiều hoạt động văn hóa dân gian, cổ truyền rất đặc sắc mà còn được thành tâm cúng bái cầu bình an đầu năm.

    Lễ hội Yên Tử
    Lễ hội Yên Tử
    Lễ hội Chùa Yên Tử
    Lễ hội Chùa Yên Tử
  7. Lễ hội đền Cổ Loa là một trong những lễ hội từ lâu đời của văn hóa Việt Nam. Hằng năm, khi ăn tết cổ truyền xong thì vào ngày mùng 6 tết người dân vùng Đông Anh lại nô nức tổ chức lễ hội đền Cổ Loa để tưởng công đức của vua An Dương Vương - Người có công thành lập nên nhà nước đầu tiên của nước ta.


    Cổ Loa là di tích lịch sử nổi tiếng nằm trên địa phận huyện Ðông Anh cách trung tâm Hà Nội khoảng 17 km về phía Tây Bắc, là một vùng thành trì lớn, một dấu tích vật chất về kiến trúc quân sự và thành cổ cách đây hơn 2 thiên niên kỷ. Lễ hội Cổ Loa một trong những lễ hội nổi tiếng ở khu vực miền Bắc, được tổ chức vào mùng 6 tháng Giếng âm lịch diễn ra tại Đông Anh Hà Nội, với mục đích tưởng nhớ đến công ơn to lớn của Thục Phán An Dương Vương người có công xây dựng nước Âu Lạc.


    Đến với lễ hội bạn sẽ được tham gia nghi thức rước Văn, tế lễ và rước thần của “bát xã” để tưởng nhớ vị thánh linh, cầu bình an, cầu hạnh phúc cho mọi nhà.

    Lễ hội Cổ Loa
    Lễ hội Cổ Loa
    Lễ hội Cổ Loa
    Lễ hội Cổ Loa
  8. Lễ hội hoa Ban hay còn gọi là lễ hội Xên Mường được người Thái ở Tây Bắc tổ chức vào dịp tháng 2 âm lịch, khi hoa ban bắt đầu nở trắng cả núi rừng Tây Bắc. Lễ hội thể hiện tấm lòng tôn kính tri ân của nhân dân tưởng nhớ công lao to lớn của các vị nhân thần tiền bối và cầu cho quốc thái, dân an, bản mường no ấm, quanh năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, gia đình hạnh phúc…


    Lễ hội Hoa Ban
    thể hiện nét văn hóa tâm linh trong đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Thái với tâm nguyện thỉnh bái “Then” - vị thần tối cao trong hàng ngũ thánh thần theo quan niệm của người Thái; thỉnh bái “nàng Ban” - một nữ nhân vật huyền thoại biểu thị cho sự trinh trắng của người thiếu nữ Thái và tình yêu đôi lứa thuỷ chung; thỉnh bái ma trời, ma mường, ma núi, ma sông… phù hộ cho mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, vạn vật đơm hoa, kết trái, cho lứa đôi hạnh phúc và phù hộ cho cuộc sống của dân bản luôn đầm ấm, yên vui.


    Lễ hội hoa ban này được tổ chức vào ngày 5/2 âm lịch với mong muốn thỉnh bái thần rừng, thần hang cùng hồn vía đôi trai, gái qua một sự tích lưu lại cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.

    Lễ hội hoa Ban
    Lễ hội hoa Ban
    Lễ hội hoa Ban
    Lễ hội hoa Ban
  9. Ngày 18 tháng Giêng Âm lịch hàng năm, dân làng Á Lữ, xã Đại Đồng Thành (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) lại nô nức khai hội Lăng và Đền thờ Kinh Dương Vương - Lạc Long Quân - Âu Cơ. Lễ hội tái hiện nhiều phong tục và nghi thức truyền thống đặc sắc mà lễ phục ruộc (còn gọi rước nước) là một lễ thức độc đáo quan trọng, không thể bỏ qua. Tương truyền, lễ phục ruộc ở Lễ hội Kinh Dương Vương ngoài mục đích rước nước về tế lễ, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt còn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc về tình phụ tử: “gọi cha về cứu dân làng”.


    Lễ hội Kinh Dương Vương một lễ hội đặc biệt mang ý nghĩa hội tụ văn hóa và thể hiện lòng biết ơn, sự trân trọng đến Thủy tổ nước Việt Nam ta. Lễ hội này được diễn ra tại đền thờ Kinh Dương Vương tỉnh Bắc Ninh. Đến với lễ hội này bạn sẽ được tham gia nhiều nghi thức truyền thống và phong tục đẹp được tái hiện ở lễ hội Kinh Dương Vương.

    Lễ hội Kinh Dương Vương
    Lễ hội Kinh Dương Vương
    Lễ hội Kinh Dương Vương
    Lễ hội Kinh Dương Vương
  10. Hội Lim là một sinh hoạt văn hoá - nghệ thuật đặc sắc của nền văn hoá truyền thống lâu đời ở xứ Bắc và dân ca Quan họ trở thành tài sản văn hoá chung của dân tộc Việt, tiêu biểu cho loại hình dân ca trữ tình Bắc Bộ.

    Hội Lim
    chính là hội chùa làng lim và đôi bờ sông Tiêu Tương. Hội Lim trở thành hội hàng tổng (hội vùng) vào thế kỷ 18 khi quan trấn thủ xứ Thanh Hóa Nguyễn Đình Diễn là người thôn Đình Cả, Nội Duệ, xứ Kinh Bắc, có nhiều công lao với triều đình, được phong thưởng nhiều bổng lộc, đã tự hiến nhiều ruộng vườn và tiền của cho tổng Nội Duệ trùng tu đình chùa, mở mang hội hè, gìn giữ thuần phong mỹ tục.


    Hội Lim một trong những lễ hội văn hóa truyền thống nổi tiếng đầu xuân của vùng đất Kinh Bắc, được tổ chức vào 12- 14 tháng Giêng hàng năm tại Bắc Ninh. Đến với lễ hội đặc biệt này bạn sẽ có cơ hội nghe những câu ca dao,bài hát quan họ Bắc Ninh nổi tiếng cả nước, từ đêm hội hát thi quan họ giữa các làng quan họ nổi tiếng vùng đất này cùng nhiều nghi lễ, trò chơi gian dân đặc sắc nhất.

    Hội lim
    Hội lim
    Hội Lim
    Hội Lim
  11. Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa năm 1789 là một trong những chiến công hiển hách bậc nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Lễ hội gò Đống Đa không chỉ thu hút người Hà Nội, mà người từ khắp nơi còn về chung vui.


    Lễ hội được tổ chức vào ngày mùng 5 tết Nguyên Đán hàng năm tại gò Đống Đa, Hà Nội, nhằm tưởng nhớ công lao to lớn của người anh hùng áo vải - Nguyễn Huệ (Vua Quang Trung) và chiến thắng lẫy lừng của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. Lễ hội đã thu hút rất nhiều sự tham gia của du khách tứ phương.


    Vào ngày hội có rất nhiều trò chơi dân gian thú vị, trong đó, rước Rồng lửa Thăng Long là tiết mục độc đáo hơn cả. Người xem bị cuốn hút bởi không khí hào hùng, sục sôi khi những tốp người mặc võ phục vây quanh chú rồng được bện từ nùi rơm, giấy bồi, mo nang đánh quyền, múa côn như đang tái hiện lại bối cảnh những cuộc chiến vang danh sử vàng.

    Hội Gò Đống Đa
    Hội Gò Đống Đa
    Hội Gò Đống Đa
    Hội Gò Đống Đa
  12. Chùa Keo tọa lạc tại xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Mỗi năm chùa tổ chức hai mùa lễ hội. Hội xuân được mở vào ngày 4 tháng 1 âm lịch. Hội thu được mở vào các ngày 13, 14, 15 tháng 9 âm lịch và là hội chính.


    Hội thu nhằm tưởng nhớ, suy tôn Ðức Thiền sư Không Lộ - người sáng lập chùa và rất giỏi Phật pháp, Ngài đã có công chữa khỏi bệnh cho vua Lý và được phong làm quốc sư. Các lễ thức trong 3 ngày hội thu trong tháng 9 của chùa Keo vừa mang tính lễ hội nông nghiệp, giải trí, vừa mang tính chất của một lễ hội lịch sử gắn liền với cuộc đời của Thiền sư Không Lộ.

    Trong khuôn khổ lễ hội có nhiều nghi lễ nhằm biểu thị tấm lòng thành kính và ghi nhớ công lao đối với thánh thần và tổ tiên làng, xã. Qua các nghi lễ đó, dân làng cầu mong thánh thần phù hộ độ trì, che chở cho mùa màng bội thu, cuộc sống an khang thịnh vượng, phát tài phát lộc. Cuối lễ hội chùa Keo còn có nghi lễ chầu thánh, nghi lễ đặc biệt chỉ có ở lễ hội chùa Keo. Điệu múa chầu thánh là điệu múa cổ diễn tả bằng điệu chèo cạn và múa ếch vồ.

    Bên cạnh các nghi lễ là phần hội sôi nổi: thi bơi chải, rước thuyền, các trò thi bắt vịt, thi hát giao duyên, kéo co,... tạo nên không khí nhộn nhịp thu hút đông đảo người xem.


    Hội chùa Keo
    Hội chùa Keo
    Lễ hội chùa Keo
    Lễ hội chùa Keo
  13. Hàng năm, lễ hội chùa Bái Đính bắt đầu khai mạc vào ngày mùng 6 tháng Giêng và kéo dài đến hết tháng 3 Âm lịch tại chùa Bái Đính, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn. Đây là một trong các lễ hội lớn nhất miền Bắc những ngày đầu xuân, buổi lễ mở đầu cho những lễ hội hành hương về vùng đất cố đô Hoa Lư, Ninh Bình


    Phần lễ: gồm các nghi thức thắp hương thờ Phật, tưởng nhớ công đức Thánh Nguyễn Minh Không, lễ tế thần Cao Sơn và chầu thánh Mẫu Thượng Ngàn. Lễ hội được bắt đầu bằng nghi thức rước kiệu mang bài vị Thần Cao Sơn, Đức Thánh Nguyễn và Bà chúa Thượng Ngàn từ khu chùa cổ ra khu chùa mới để tiến hành phần hội.

    Phần hội: có các hoạt động mang tính chất văn hóa tâm linh như: rước kiệu, viết thư pháp; các trò chơi dân gian; thăm thú hang động, vãn cảnh chùa, thưởng thức nghệ thuật hát Chèo, Xẩm, Ca trù đất Cố Đô, tổ chức các hoạt động triển lãm tranh ảnh văn hóa nghệ thuật giới thiệu về chùa Bái Đính, khu du lịch sinh thái Tràng An. Đại biểu, tăng ni và du khách cùng tham gia nghi lễ thả chim phóng sinh, cầu nguyện cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, đất nước phồn vinh, no ấm.

    Lễ hội chùa Bái Đính
    Lễ hội chùa Bái Đính
    Lễ hội chùa Bái Đính
    Lễ hội chùa Bái Đính
  14. Hội Xoan được tổ chức ở làng Hương Nha, huyện Tam Thanh, Phú Thọ từ ngày mùng 7 đến hết ngày mùng 10 tết Nguyên Đán nhằm tưởng nhớ đến Xuân Nương – một trong những cánh tay đắc lực trên chiến trường của Hai Bà Trưng.


    Theo truyền thuyết dân gian vùng đất tổ Phú Thọ, nghệ thuật hát xoan có từ thời các vua Hùng dựng nước (hơn 2000 năm trước Công nguyên), sau đó truyền rộng rãi trong dân chúng và được tổ chức thành các phường hát.

    Mỗi phường Xoan thường có từ 15 đến 18 người hoặc đông hơn. Trừ trùm phường, các thành viên khác thường là trai gái tuổi 16-18. Nam gọi là kép, nữ gọi là đào, số đào thường đông hơn số kép. Người ta tổ chức hát xoan để cầu mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, ca ngợi cảnh vật thiên nhiên, mô tả lao động, sinh hoạt ở nông thôn...

    Hội Xoan
    Hội Xoan
    Hội Xoan
    Hội Xoan
  15. Lễ khai ấn đền Trần diễn ra giữa đêm 14 và mở đầu cho ngày 15 tháng Giêng, tại Khu di tích đền Trần phường Lộc Vương, TP.Nam Định. Đây là sự hồi ảnh của tập tục cổ, sau những ngày nghỉ tết bắt đầu từ rằm tháng giêng thì triều đình trở lại làm việc bình thường.

    Lễ khai ấn
    là một tập tục từ thế kỷ XIII, chính xác là vào năm 1239 của triều đại nhà Trần thực hiện nghi lễ tế tiên tổ. Tại phủ Thiên Trường, vua Trần mở tiệc chiêu đãi và phong chức cho những quan quân có công. Những năm kháng chiến chống Nguyên- Mông sau đó, Lễ khai ấn bị gián đoạn cho tới năm 1262 được Thượng hoàng Trần Thánh Tông cho mở lại.


    Hội đền Trần được tổ chức nhằm tỏ lòng thành kính đến trời đất cùng chư vị thần linh. Quy mô của lễ hội được tổ chức tại cả ba đền: Thiên Trường, Trùng Hoa, Cố Trạch. Người dân đến hội không chỉ để thắp hương bày tỏ lòng thành đến thần linh mà còn xin tờ ấn để cầu thăng tiến trong sự nghiệp.

    Lễ hội khai ấn Đền Trần
    Lễ hội khai ấn Đền Trần
    Lễ hội khai ấn đền Trần
    Lễ hội khai ấn đền Trần



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy