Top 10 Loại lá trị ho hiệu quả cho người lớn và trẻ em

Mai Tuyet Nguyen 376 0 Báo lỗi

Việc sử dụng kháng sinh để điều trị ho trong thời gian dài sẽ gây ra các tác dụng phụ, không tốt đối với sức khỏe. Bạn có thể trang bị cho mình cách chữa ho ... xem thêm...

  1. Sử dụng lá húng quế trị ho là một trong những phương pháp chữa ho an toàn được nhiều người áp dụng và mang đến hiệu quả đáng kể. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phát huy công dụng khi được áp dụng đúng cách, đúng liều lượng cho từng đối tượng.


    Theo Y học cổ truyền, lá húng quế vị cay, mùi thơm dịu. Có công dụng làm ra mồ hôi, lợi tiểu, giảm đau, lương huyết, kích thích sự hấp thu. Quả vị cay ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, trừ màng mộng, sáng mắt. Toàn thân húng quế được sử dụng để chữa ho, viêm họng, nghẹt mũi, nhức đầu, đầy bụng, khó tiêu, long đờm, lợi sữa…Theo các nghiên cứu khoa học, húng quế giàu sắt, kali, canxi, vitamin C và K, tinh dầu, chất xơ… Vì vậy húng quế có khả năng kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng, bảo vệ gan, làm giảm các chứng khó tiêu, tiêu chảy, buồn nôn. Không chỉ vậy, húng quế còn chứa một lượng lớn caffeic acid trong tinh dầu giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa một số bệnh ung thư như ung thư miệng, ung thư vú… Đặc biệt, húng quế còn có khả năng kháng khuẩn, diệt khuẩn, nấm giúp chống lại các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, ho gà, ho có đờm, cảm cúm, viêm phế quản.


    Cách trị ho bằng húng quế: Tùy thuộc vào từng đối tượng, từng triệu chứng bệnh mà có cách trị ho khác nhau. Cụ thể: Cha mẹ có thể tiến hành trị ho cho trẻ sơ sinh bằng cách bổ phế thông qua húng quế và khế chua. Phương pháp này được thực hiện như sau:


    Nguyên liệu:

    • 2 quả khế chua
    • 1 bó húng quế chỉ lấy phần hoa và lá non
    • 50g đường phèn (có thể thay thế bằng mật ong)

    Thực hiện:

    • Trước tiên lấy khế chua vắt lấy nước. Hoa và lá húng quế thì đem giã nát, cho thêm mộc bát nước lọc để vắt lấy nước cốt vừa giã.
    • Hòa chung nước lá húng với nước khế ép, thêm đường phèn chuẩn bị, đem hấp cách thủy ít nhất trong 1 giờ.
    • Giữ lửa riu riu, sau 30 phút thì mở nắp nếm thử, nếu thấy chua thì thêm chút đường để bé dễ uống.
    • Đợi nước cô lại thì gạn ra bình thủy tinh sạch, bảo quản ở ngăn mát để dùng dần.
    • Dùng thìa nhỏ chấm nước lên miệng để con tự mút, thực hiện 3 lần/ngày giúp cải thiện đáng kể chứng ho của bé.

    Mặc dù là một phương pháp được nhiều người đánh giá là mang lại những hiệu quả tích cực cho việc hỗ trợ điều trị các chứng ho, ho khan, ho có đờm. Tuy nhiên, dùng lá húng quế để chữa ho chỉ có thể sử dụng trong những trường hợp nhẹ, khi tình trạng mới xuất hiện.

    húng quế còn có khả năng kháng khuẩn, diệt khuẩn, nấm giúp chống lại các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, ho gà, ho có đờm, cảm cúm, viêm phế quản.
    húng quế còn có khả năng kháng khuẩn, diệt khuẩn, nấm giúp chống lại các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, ho gà, ho có đờm, cảm cúm, viêm phế quản.
    Lá húng quế, gừng, đường phèn có thể hỗ trợ trị ho dị ứng ở trẻ
    Lá húng quế, gừng, đường phèn có thể hỗ trợ trị ho dị ứng ở trẻ

  2. Trong y học cổ truyền, rau diếp cá được sử dụng làm thuốc với tên gọi là ngư tinh thảo. Dược liệu này có tính mát, vị chua, có khả năng đi vào các kinh Can, Phế giúp làm mát cơ thể, hỗ trợ thải độc gan, lợi tiểu, kháng viêm, khử khuẩn, tiêu thũng. Chính vì vậy, rau diếp cá thường có mặt trong các bài thuốc chữa bệnh da liễu, bệnh trĩ, táo bón và một số bệnh lý ở đường hô hấp như ho, viêm họng, viêm phổi.


    Một số nghiên cứu hiện đại cho thấy:

    • Nước sắc rau diếp cá có tác dụng kháng lại phế cầu khuẩn và các chủng vi khuẩn như Streptoccocus pneumonia hay Staphylococcus aureus, đồng thời ức chế sự phát triển của virus gây cảm cúm và virus echo ở người. Thử nghiệm trên chuột bị lao cho thấy những con bị bệnh được uống nước sắc từ loại rau này có tỷ lệ tử vong thấp hơn.
    • Đối với hệ hô hấp, tiêm dịch chiết từ diếp cá dưới da cho thấy tác dụng giảm ho. Dùng nước sắc rau diếp cá ở liều cao cũng cho thấy tác dụng tốt đối với các trường hợp bị áp xe phổi.
    • Ngoài ra, loại rau này còn chứa nhiều vitamin C cùng các hợp chất methylnonylketon, quercitrin, decanonylacetaldehyde , alcaloid. Chúng có tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn, kích thích tổn thương mau lành và cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể.

    Cách dùng rau diếp cá trị ho: Để giảm ho và cải thiện các triệu chứng khó chịu liên quan, bạn có thể tham khảo cách sau:

    Nguyên liệu:
    1 bó rau diếp cá


    Thực hiện:

    • Rau diếp cá nhặt lấy lá tươi và ngọn non, rửa sạch, ngâm trong nước muối 15 phút để khử sạch vi khuẩn. Vớt ra cho ráo nước
    • Đem diếp cá say nhuyễn với 1 ly nước bằng máy xay sinh tố
    • Lọc nước uống. Khi uống nên nhấp từ từ từng chút một để các chất trong rau diếp cá thấm sâu vào trong niêm mạc cổ họng nhằm phát huy tốt nhất khả năng sát khuẩn, cắt đứt cơn ho.
    • Tần suất thực hiện: Áp dụng mỗi ngày 1 – 2 lần, mỗi lần uống 1 ly. Có thể pha thêm chút đường cho dễ uống.
    Rau diếp cá nổi tiếng với tác dụng trị ho
    Rau diếp cá nổi tiếng với tác dụng trị ho
    Công thức trị ho bằng rau diếp cá và nước vo gạo
    Công thức trị ho bằng rau diếp cá và nước vo gạo
  3. Theo y học cổ truyền, cây lược vàng có công dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận phế, tiêu viêm. Thường được sử dụng để sắc uống hàng ngày để chữa bệnh. Y học hiện đại đã chỉ ra, trong cây lược vàng có chứa nhiều chất có hoạt tính sinh học như steroid, flavonoid, quercetin,… rất tốt cho sức khỏe.

    • Chất steroid: Có tác dụng sát khuẩn, trừ viêm, ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư, tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể và tái tạo tế bào mới.
    • Chất Quercetin: có khả năng tăng cường độ bền chắc của mạch máu, chống oxi hóa, tăng khả năng đào thải độc tố, giảm viêm, kháng khuẩn.

    Chữa ho, viêm họng bằng cây lược vàng là phương pháp dân gian được nhiều người biết đến với những ưu điểm là trị bệnh nhanh chóng, an toàn, không đau đớn. Dùng cây lược vàng để chữa viêm họng: Nhiều người sử dụng cây lược vàng để điều trị bệnh viêm họng mang lại hiệu quả rất tốt, mặc dù bệnh đã chuyển sang mãn tính. Dưới đây là một số phương pháp điều trị mang lại hiệu quả tốt bạn có thể tham khảo.


    Nguyên liệu:

    • Lá cây lược vàng
    • Muối

    Thực hiện:

    • Lấy lá cây lược vàng bánh tẻ rửa bằng nước muối để loại bỏ vi khuẩn, để ráo
    • Cắt nhỏ lá thành từng miếng vừa ăn
    • Nhai lá đã cát cùng với ít muối trong miệng khoảng 10 phút
    • Khi lá lược vàng tiết nước, ngậm và nuốt từ từ, nhổ bỏ bã
    • Thực hiện cách này 3 lần/ngày để mang lại hiệu quả

    Lưu ý: Khi thực hiện chữa viêm họng bằng phương pháp này, bạn nên ngậm và nuốt nước từ từ, chúng sẽ chảy và thấm vào niêm mạc họng giảm các cơn đau rát do bệnh gây ra.

    Chữa ho, viêm họng bằng cây lược vàng là phương pháp dân gian được nhiều người biết đến với những ưu điểm là trị bệnh nhanh chóng, an toàn, không đau đớn.
    Chữa ho, viêm họng bằng cây lược vàng là phương pháp dân gian được nhiều người biết đến với những ưu điểm là trị bệnh nhanh chóng, an toàn, không đau đớn.
    Dùng lá lược vàng chữa ho
    Dùng lá lược vàng chữa ho
  4. Hẹ là loại thực phẩm rẻ tiền nhưng lại chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể như vitamin A, C, K, các khoáng chất (magie, kali, phopho, canxi, folate) và chất chống oxy hóa. Hệ thống miễn dịch của chúng ta được hưởng lợi nhờ hàm lượng vitamin C dồi dào trong lá hẹ.


    Chất này giúp cơ thể bạn có sức chống đỡ mạnh mẽ hơn với các tác nhân gây ho như, đồng thời giúp tổn thương viêm, sưng ở niêm mạc cổ họng và đường hô hấp nhanh lành. Đặc biệt, chất allicin trong lá hẹ còn hoạt động tương tự như một chất kháng sinh. Nó giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh mà hoàn toàn không gây tác dụng phụ. Trong Đông y, lá hẹ cũng là một vị thuốc quan trọng trong nhiều bài thuốc trị ho, viêm họng. Thảo mộc này có tính ấm, vị cay ngọt, có công dụng kháng khuẩn, ôn trung, trợ khí, tiêu đờm.

    Uống nước lá hẹ chữa ho, khó nuốt: Ho thường kèm kèm theo cảm giác đau họng, khó nuốt. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể uống nước lá hẹ tươi. Liều lượng và cách dùng như sau:


    Nguyên liệu: 12-24g lá hẹ tươi.


    Thực hiện:

    • Lá lẹ nhặt bỏ những lá bị úa hoặc sâu bệnh, rửa sạch rồi ngâm với nước muối. Sau 15 phút vớt ra cho ráo nước.
    • Cắt nhỏ lá hẹ, cho vào máy say sinh tố xay nhuyễn
    • Thêm 1 ly nước ấm vào, quậy đều hỗn hợp, lọc lấy nước cốt
    • Chia nước lá hẹ uống 2 -3 lần trong ngày
    Cách trị ho bằng lá hẹ
    Cách trị ho bằng lá hẹ
    Cách trị ho bằng lá hẹ hấp mật ong
    Cách trị ho bằng lá hẹ hấp mật ong
  5. Rau tần dày là loại thực vật thuộc họ hoa môi (Lamiaceae) có tên khoa học là Plectranthus amboinicus (Coleus amboinicus). Là một trong những loài cây thân thảo được trồng quanh nhà với mục đích chế biến món ăn, giúp khử mùi tanh của cá khi nấu canh, cây còn được sử dụng như một vị thuốc điều trị ho.


    Rau tần dày là một trong những loài cây trị ho hiệu quả, lành tính nhờ chứa lượng lớn tinh dầu có chất carvacrol và colein. Ngoài tác dụng chữa bệnh, trị ho, rau tần dày còn giúp tăng cường sức đề kháng của người bệnh, giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của vi khuẩn, vi rút gây bệnh ở đường hô hấp và đường ruột.


    Cách trị ho bằng rau tần dày (rau húng chanh):

    Nguyên liệu:

    • Đường phèn: 20 gram
    • Lá tần: 20 gram

    Thực hiện:

    • Rau tần dày đã được rửa sạch và thái sợi nhỏ
    • Sau đó cho vào cốc và chế nước sôi vào
    • Tiếp đến thêm đường phèn vào và đậy nắp lại hãm trong vòng 15 phút
    • Cách dùng: Lọc lấy nước lá rau tần dày, chia đều ra làm hai và uống trong ngày. Với cách trị ho bằng rau tần dày, người bệnh chỉ cần thực hiện đều đặn mỗi ngày và chỉ sau vài ngày sử dụng, triệu chứng ho sẽ giảm một cách rõ rệt.
    Rau tần dày
    Rau tần dày
    Cách trị ho bằng rau tần dày (rau húng chanh)
    Cách trị ho bằng rau tần dày (rau húng chanh)
  6. Lá bạc hà có hương vị the mát, có tính sát khuẩn cao nên được xem như một vị thuốc chữa bệnh. Nếu bị ho, bạn có thể dùng lá bạc hà để điều trị vì mang lại hiệu quả rất cao. Người dùng có thể làm sirô lá bạc hà, sắc uống, dùng chung với những dược liệu khác,…


    Nguyên liệu:

    • Một ít lá bạc hà tươi
    • Chanh, đường phèn

    Thực hiện:

    • Bước 1: Nấu đường phèn với một ít nước để đường tan ra.
    • Bước 2: Rửa sạch lá bạc hà, để ráo nước. Sau khi nước đường sôi, cho lá bạc hà vào nồi đun cùng.
    • Bước 3: Vắt nước cốt chanh ra một bát nhỏ. Khi nước chuyển sang màu xanh, cho nước cốt chanh vào nồi. Nấu cho đến khi hỗn hợp cô đặc lại.
    • Bước 4: Để dung dịch nguội, cho vào lọ thủy tinh. Bảo quản sirô trong ngăn mát tủ lạnh, để dành dùng dần.
    • Cả chanh và bạc hà đều có tác dụng sát trùng cổ họng. Bạc hà giúp thông cổ, mát họng. Người bị ho có thể uống sirô chanh bạc hà để sát khuẩn, cải thiện chứng ho.
    Nếu bị ho, bạn có thể dùng lá bạc hà để điều trị vì mang lại hiệu quả rất cao.
    Nếu bị ho, bạn có thể dùng lá bạc hà để điều trị vì mang lại hiệu quả rất cao.
    Cách dùng lá bạc hà trị ho
    Cách dùng lá bạc hà trị ho
  7. Lá xương sông không chỉ là một loại gia vị giúp tăng thêm độ hấp dẫn của món ăn mà nó còn được xem là một loại thuốc quý có thể chữa được nhiều loại bệnh khác nhau. Trong Đông y, lá xương sông có tác dụng bổ phế, chống co thắt phế quản, trị tiêu đờm, đầy bụng, nôn mửa, tan máu đọng,… Dưới đây là một số bài thuốc điều trị ho bằng lá xương sông có thể áp dụng cho cả người lớn và trẻ em.


    Chữa ho bằng lá xương sông:

    Nguyên liệu:

    • 2 – 3 lá xương sông
    • 5 thìa mật ong

    Thực hiện:

    • Lá xương sông đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng
    • Thái nhỏ lá sương xông, đem hấp cùng mật ong hoặc chưng cách thủy đến khi chín nhuyễn
    • Chắt lấy nước cốt cho bé uống
    • Nên cho trẻ uống 2 lần/ngày, mỗi lần chỉ dùng 1 – 2 thìa
    • Sử dụng liên tiếp trong 5 ngày sẽ hết ho
    • Cho trẻ em uống nước lá sương sông hấp với mật ong để điều trị ho.
    Lá xương sông
    Lá xương sông
    Chữa ho bằng lá xương sông
    Chữa ho bằng lá xương sông
  8. Tía tô là một loại cây có mùi thơm và vị cay đặc trưng. Nó thường được sử dụng để nấu ăn nên rất quen thuộc đối với người dân chúng ta. Tuy nhiên, dùng lá tía tô để chữa bệnh, nhất là chữa ho thì không phải ai cũng biết đến.Lá tía tô được biết đến với công dụng chính là giải cảm, trừ phong, làm ấm cơ thể khi nhiễm lạnh. Trong Đông Y cũng ghi nhận tía tô là thảo dược có vị cay, tính ấm, mùi thơm nhẹ, tác dụng của tía tô đi vào kinh phế – tâm – tỳ phát huy hiệu quả hạ khí. Tía tô là vị thuốc nam chữa ho an toàn đối với người lớn và trẻ nhỏ.


    Nguyên liệu:

    • 20gram lá tía tô
    • 3 củ hành tươi
    • cháo trắng

    Thực hiện:

    • Sử dụng 20 gram lá tía tô tươi xắt nhuyễn
    • 3 củ hành tươi xắt nhỏ
    • Đun nóng cháo trắng
    • Cho tất cả nguyên liệu vào cháo nóng, ăn từ từ sẽ giúp giải cảm giảm ho hiệu quả.
    Chữa ho bằng lá tía tô
    Chữa ho bằng lá tía tô
    Chữa ho bằng lá tía tô
    Chữa ho bằng lá tía tô
  9. Theo các tài liệu y học cổ truyền, cải cúc vị hơi đắng, tính mát, mùi thơm nồng, không độc. Có tác dụng yên tâm khí, thanh đàm hỏa, hỗ trợ điều trị ho lâu ngày, viêm phế quản, ho dai dẳng, ho khan, ho có đờm. Ngoài ra, cải cúc còn có thể làm dịu họng nhanh rất thích hợp để chữa ho, ngứa rát cổ họng cho trẻ nhỏ.


    Cách trị ho bằng cải cúc:

    Nguyên liệu:

    • 20gram cải cúc
    • 2 thìa mật ong

    Thực hiện:

    • Lấy 20gram rau cải cúc nhặt sạch, chỉ lấy lá và thân non đem thái nhỏ cho vào chén.
    • Thêm 2 thìa mật ong rồi đem hấp cách thủy trong 10 -15 phút thì lấy ra uống cả nước lẫn cái.
    • Thực hiện 2 lần/ngày vào hai buổi sáng tối, liên tiếp 1 tuần sẽ giúp giảm ho hiệu quả.
    Trị ho bằng cải cúc
    Trị ho bằng cải cúc
    Trị ho bằng cải cúc
    Trị ho bằng cải cúc
  10. Kinh giới thuộc họ hoa môi, thường mọc ở những khu vực đồi núi, vùng đất bỏ hoang hay những nơi nhiều ánh nắng. Nó được dùng như một loại rau ăn sống trong các bữa ăn hàng ngày. Không những thế, từ xưa dân gian đã biết sử dụng loại lá cây này để điều trị nhiều bệnh lý đường hô hấp như viêm xoang, viêm họng, ho.


    Dùng lá kinh giới trị ho, bạn có thể thực hiện rất đơn giản bằng cách đun nước lên để uống như trà hàng ngày hoặc kết hợp với một vài loại dược liệu khác để trị bệnh.


    Cách dùng lá kinh giới làm trà trị ho hiệu quả:

    Nguyên liệu:

    • Vài lá kinh giới tươi,
    • 1 – 2 thìa mật ong

    Thực hiện:

    • Lá kinh giới mang đi rửa sạch.
    • Lấy một chiếc ấm, đổ chút nước vào và đun sôi lên, sau đó cho lá kinh giới vào để đun cùng.
    • Khoảng 5 phút sau thì tắt bếp, để nguội.
    • Khi thấy nước đã nguội, thêm mật ong và khuấy đều là có thể sử dụng.
    • Dùng nước này để uống thay trà hàng ngày, áp dụng thường xuyên sẽ mang lại tác dụng tốt.
    Trị ho bằng lá kinh giới
    Trị ho bằng lá kinh giới
    Trị ho bằng lá kinh giới
    Trị ho bằng lá kinh giới




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy