Top 9 Mẫu đơn tố cáo đầy đủ chi tiết nhất hiện nay

Thanh Thúy 62 0 Báo lỗi

Download miễn phí các mẫu đơn tố cáo định dạng file word (doc). Đơn tố cáo là văn bản mà người khiếu nại, tố cáo trình bày với cơ quan có thẩm quyền giải quyết ... xem thêm...

  1. Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi. Và Theo khoản 1 Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì tố giác tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền. Vì thế, khi phát hiện người có chức vụ quyền hạn có hành vi tham nhũng người dân có quyền tố cáo bằng mẫu đơn tố cáo tham nhũng hoặc trình bày trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.


    Hình thức tố cáo theo quy định tại Điều 22 Luật Tố cáo 2019 quy định, người tố cáo có quyền tố cáo bằng đơn hoặc trình bày trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Trình tự giải quyết tố cáo được thực hiện như sau:

    • Thụ lý tố cáo.
    • Xác minh nội dung tố cáo.
    • Kết luận nội dung tố cáo.
    • Xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo.
    Download mau-don-to-cao-hanh-vi-tham-... (17)

  2. Đơn tố cáo đánh người cố ý gây thương tích được thực hiện khi cá nhân hoặc tổ chức muốn tố giác về hành vi nguy hiểm cho xã hội, thể hiện bằng việc cố ý xâm phạm thân thể, gây tổn hại đến sức khỏe người khác.


    Điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định trách nhiệm tiếp nhận tố giác về tội phạm thuộc về:

    • Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
    • Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.

    Theo quy định tại khoản 4, Điều 163 BLTTHS 2015 quy định về thẩm quyền điều tra thì có thể gửi đơn tố giác hoặc trực tiếp đến cơ quan điều tra; viện kiểm sát; tòa án hoặc cơ quan khác nơi xảy ra tội phạm hoặc nơi phát hiện tội phạm hoặc nơi người có hành vi vi phạm cư trú để tố giác về hành vi cố ý gây thương tích.


    Trường hợp sử dụng đơn tố cáo này khi hai bên không giải quyết được bằng việc hòa giải, hay sự việc xảy ra quá nghiêm trọng. Và cũng tùy theo mức độ của thương tật có thể làm đơn trình báo ra cơ quan điều tra công an quận/huyện nơi xảy ra vụ việc.

    Download mau-don-to-cao-hanh-vi-danh-... (4)
  3. Theo quy định tại điều 175, Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản sẽ được tố cáo và xử lý theo pháp luật. Mẫu đơn này được hiểu là một mẫu đơn phổ biến rất hay dùng hiện nay bởi ngày càng nhiều những hành vi lừa gạt xảy ra như lừa đảo vay tiền rồi bỏ trốn, thuê xe đem đi cầm đồ…


    Khi bị một người lừa đảo, cách tốt nhất là đi trình báo hoặc tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền. Nếu như đủ chứng cứ thì họ sẽ khởi tố vụ án hình sự, kết quả cuối cùng hướng tới là đưa người đó ra xét xử và buộc người đó phải trả lại tài sản mà họ đã chiếm đoạt.


    Khi làm đơn tố cáo cần lưu ý một số vấn đề như:

    • Xác định rõ hành vi vi phạm pháp luật hình sự về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
    • Xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết đối tố cáo là cơ quan nào.
    • Khi soạn đơn, trình bày đơn theo hình thức cơ bản.
    • Nội dung đơn tố cáo lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trình bày phải có đầu đuôi, diễn tả hành vi phạm tội theo trình tự không gian thời gian để căn cứ vào đó, cơ quan chức năng xác định có hay không hành vi vi phạm pháp luật để tiến hành xem xét, thẩm định đơn theo quy định.
    Download mau-don-to-cao-ve-hanh-vi-la... (13)
  4. Đơn không có tên người tố cáo hay còn gọi là đơn ẩn danh để báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.


    Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc người tố cáo không muốn cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hay bất kỳ người nào biết về danh tính của mình. Vì thế, khi làm đơn cần lưu ý như sau:

    • Khi phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật như: bạo lực gia đình, tham nhũng, lừa đảo,... thì chúng ta có thể làm đơn tố cáo hành vi đó để xử lý theo quy định.
    • Khi thực hiện việc tố cáo, chúng ta cần phải trình bày rõ ràng thông tin của người tố cáo thì cơ quan chức năng mới tiến hành thụ lý, xem xét theo đúng quy định của pháp luật.
    • Trường hợp đơn có những tài liệu, chứng cứ xác thực để chứng minh nội dung tố cáo là có căn cứ thì cơ quan thẩm quyền vẫn cần tiến hành các bước xác minh để thụ lý.
    Download mau-don-to-cao-nac-danh-an-d... (4)
  5. Trong giai đoạn đẩy mạnh và tăng tốc chuyển đổi số hiện nay, các đối tượng xấu đã lợi dụng sự bùng nổ về công nghệ thông tin, những tiện ích mà công nghệ thông tin mang lại để thực hiện nhiều vụ lừa đảo trực tuyến, chiếm đoạt tài sản có giá trị cao. Vì thế, khi gặp phải trường hợp vì lừa đảo bạn cần phải gửi đơn tố cáo tới các cấp chính quyền.


    Lưu ý khi làm đơn tố giác tội phạm lừa đảo qua mạng cần phải thu thập và lưu giữ các bằng chứng liên quan đến hành vi lừa đảo, các biên lai, giao dịch giữa hai bên. Trong đó, có thể sử dụng bằng chứng là các file ghi âm, ảnh chụp, video… để nộp cho cơ quan Công an.


    Theo quy định tại Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và Điều 5 Thông tư liên tịch số 01/2017, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm gồm:

    • Cơ quan điều tra;
    • Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
    • Viện kiểm sát các cấp;
    • Các cơ quan, tổ chức khác: Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.

    Như vậy, người bị hại trong các vụ lừa đảo qua mạng có thể tố cáo hành vi phạm tội tới các cơ quan nêu trên để được giải quyết kịp thời.

    Download mau-don-to-giac-toi-pham-lua... (1)
  6. Phá hoại tài sản là hành vi xâm phạm sở hữu của người khác, có thể hủy hoại nghiêm trọng tài sản của họ. Do vậy, chúng ta cần trình báo sự việc ngay đến cơ quan có thẩm quyền thông qua mẫu đơn tố cáo phá hoại tài sản. Khi bạn biết cách viết đơn này thì những yêu cầu trong đơn sẽ được cơ quan có thẩm quyền nhận biết được hành vi vi phạm để xử lý phù hợp.


    Khi nộp đơn cần lưu ý những hồ sơ kèm theo như:

    • Sổ hộ khẩu người khởi kiện (bản sao y);
    • Chứng minh nhân dân người khởi kiện (bản sao y);
    • Các bằng chứng về hành vi của nhóm đối tượng thực hiện hành vi phá hoại tài sản (video, tin nhắn đe dọa, hình ảnh tài sản bị hủy hoại, người làm chứng…);
    • Văn bản thể hiện tình trạng hiện tại của tài sản bị phá hoại (giá trị, mức độ tổn thất, hư hỏng…).
    Download mau-don-to-cao-pha-hoai-tai-... (2)
  7. Mẫu đơn tố cáo hành vi bạo hành gia đình là đơn tố cáo hành vi bạo lực gia đình, bạo lực trẻ em, bạo lực với phụ nữ gửi đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Đây là văn bản quan trọng để cơ quan có thẩm quyền giải quyết hành vi của người bạo hành theo quy định của pháp luật. Để được giải quyết nhanh chóng thì nội dung phải đảm bảo đầy đủ và chính xác.


    Hướng dẫn cách viết đơn tố cáo bạo hành gia đình:

    • Bước 1: Điền tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo;
    • Bước 2: Ghi tên, nơi cư trú của người làm đơn (người tố cáo);
    • Bước 3: Trình bày nội dung tố cáo: lý do, mục đích, yêu cầu giải quyết chi tiết để cơ quan có thẩm quyền giải quyết
    • Bước 4: Cuối đơn là chữ ký cũng như họ tên đầy đủ của người làm tố cáo.
    • Bước 5: Trình bày danh mục tài liệu, chứng cứ liên quan kèm theo số đơn tố cáo chứng minh nhân dân/CCCD, hình ảnh, clip chứng minh hành vi bạo hành,... nhằm thuận lợi cho công tác điều tra và đảm bảo quyền và lợi ích các bên.
    Download mau-don-to-cao-hanh-vi-bao-h... (0)
  8. Bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác là hành vi vi phạm bị pháp luật nghiêm cấm. Mẫu đơn tố cáo xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác là một mẫu đơn được những người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm quan tâm nhằm tố cáo hành vi bôi nhọ đến danh dự, nhân phẩm của mình cả ở ngoài đời và trên mạng xã hội như Facebook, Zalo, Youtube.... Do vậy, cá nhân bị bôi nhọ, xúc phạm danh dự dù dưới bất cứ hình thức nào đều có quyền làm đơn tố cáo tới cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết.


    Tùy thuộc vào vụ việc tố cáo, chi tiết nội dung đơn tố cáo sẽ không giống nhau, tuy nhiên, thông thường mỗi đơn tố cáo sẽ gồm các nội dung sau:

    • Cơ quan tiếp nhận đơn tố cáo;
    • Thông tin của cá nhân/tổ chức làm đơn tố cáo và cá nhân/tổ chức bị tố cáo, gồm: Họ tên, địa chỉ, số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân…
    • Nội dung tố cáo;
    • Yêu cầu của người tố cáo đối với nội dung tố cáo;
    • Chứng cứ kèm theo (nếu có)
    • Cam đoan thông tin tố cáo là đúng sự thật;
    • Chữ ký của người làm đơn tố cáo.
    Download mau-don-to-cao-xuc-pham-danh... (1)
  9. Rút đơn tố cáo phản ánh ý chí của chủ thể khi thực hiện quyền tố cáo của công dân. Việc thực hiện các quyền này thông qua văn bản và điền thông tin với mẫu có sẵn gửi đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Do vậy, mà sau khi xác định được bản chất sự kiện, họ muốn rút lại đối với tính chất tố cáo đã thực hiện. Mục đích để sự việc đó không cần tiến hành điều tra, xác minh trên thực tế nữa. Vừa đảm bảo mang đến rút ngắn các tính chất công việc không cần thiết đối với cơ quan có thẩm quyền trong nghiệp vụ của họ.


    Trong đơn cần trình bày toàn bộ những căn cứ, lý do dẫn tới kết luận rút tố cáo theo nội dung đầy đủ và ý nghĩa. Hướng đến các xác định và đảm bảo được tự giải quyết đối với sự việc trước đó.

    Download mau-don-xin-rut-don-to-cao.d... (1)




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy