Top 11 Mẹo sinh tồn cơ bản giúp bạn thoát khỏi các tình huống rủi ro

Mai Ly 66 0 Báo lỗi

Rủi ro có thể đến bất ngờ khiến chúng ta không thể lường trước. Thay vì bị động trước những tình huống này thì bạn hãy chủ động trang bị cho mình các kĩ năng ... xem thêm...

  1. Hít một hơi thật sâu để chuẩn bị cú rơi xuống và định hình tư thế sao cho chân bạn sẽ chạm nước trước trước. Vòng tay quanh đầu ép khuỷu tay ấn chặt vào mũi để ngăn nước tràn vào, sau đó căng cơ, ép hai chân và bàn chân vào nhau, đồng thời ngậm chặt miệng và nhắm mắt lại. Ngay khi bạn vừa chạm xuống mặt nước phía dưới đáy hồ, hãy bơi ngay trước khi bạn nổi lên mặt nước.

    Cách sống sót khi rơi xuống thác nước
    Cách sống sót khi rơi xuống thác nước

  2. Trước tiên, bạn nên nắm lấy bất cứ thứ gì bạn có thể tìm thấy xung quanh mình càng sớm càng tốt, chẳng hạn như khúc gỗ hay một vật cứng nào đó để ngăn mình khỏi bị cuốn trôi xa hơn. Ngay cả khi nước nông, bạn cũng không nên đứng lên và cố gắng đi lên bờ vì bạn có thể bị dòng nước kéo xuống một lần nữa. Vậy nên, bạn hãy cố gắng bám vào vật cứng mà từ từ bơi vào bờ gần nhất.

    Cách sống sót khi rơi xuống ghềnh nước
    Cách sống sót khi rơi xuống ghềnh nước
  3. Dồn trọng lượng cơ thể vào chân phải, lắc chân trái để bạn có thể từ từ đưa nó lên trên bề mặt và đặt đầu gối lên trên cát trong tư thế quỳ. Lúc này, dồn trọng lượng cơ thể vào chân trái đang quỳ, lắc chân phải bằng cách nghiêng về phía trước cho đến khi bạn có thể đưa nó lên trong tư thế quỳ, và di chuyển ra khỏi cát.


    Lưu ý: Đừng cố kéo chân lên thật mạnh vì điều này có thể khiến bạn bị rách dây chằng đầu gối

    Cách thoát khỏi vùng cát lún
    Cách thoát khỏi vùng cát lún
  4. Bằng cách tạo một hố thấm, bạn có thể tìm và làm đầy hố nước. Mẹo này có thể áp dụng tốt nhất khi ở trong rừng. Đầu tiên, hãy tìm một khu vực có đất thẫm màu và ẩm ướt - nơi có thể chứa mạch nước ngầm. Đào một cái hố rộng khoảng 60 cm và sâu 30 cm, sau đó lót mặt trong và dưới đáy bằng đá, điều này sẽ ngăn bụi bẩn trộn lẫn vào nước ngọt.


    Lưu ý: Thảm thực vật càng xanh, cơ hội tìm thấy nước càng cao.

    Cách tìm nguồn nước uống sạch
    Cách tìm nguồn nước uống sạch
  5. Chà một nửa củ khoai tây sống ở mặt trong kính chắn gió và đảm bảo rằng tinh bột được trải đều trên mặt kính. Khi nó khô, mặt kính xe hơi của bạn sẽ ngừng bốc hơi vì có lớp tinh bột ngăn.

    Cách gạt sương mù ra khỏi kính xe hơi
    Cách gạt sương mù ra khỏi kính xe hơi
  6. Hấp thức ăn là một cách tốt nhất để tiêu thụ chất dinh dưỡng vì chúng được bảo quản hoàn toàn bên trong thực phẩm, không giống như luộc hoặc chiên. Các ngăn bên trong của ống tre có thể được sử dụng như một xửng hấp bằng cách cắt các lỗ nhỏ giữa mỗi phần. Đặt nước ở ngăn dưới cùng và thức ăn của bạn ở trên cùng. Hơi nước sẽ được tạo ra ở ngăn giữa giúp làm chín thức ăn của bạn.

    Cách hấp thức ăn ở những nơi hoang dã
    Cách hấp thức ăn ở những nơi hoang dã
  7. Đầu tiên, hãy đào một rãnh sâu hơn 1 m, rộng khoảng 5m và sử dụng các khúc gỗ hoặc đá với đất để xây dựng các thành hố sao cho ngồi thoải mái.


    Tiếp theo, hãy đặt một số thanh gỗ nhỏ hơn bắc ngang thành hố, để lại một khoảng trống để sử dụng và đậy nắp lại. Phủ thêm lá cây hoặc tro gỗ sau khi sử dụng, để tránh côn trùng xuất hiện.


    Lưu ý:

    • Không sử dụng chất khử trùng trong khu vực nhà vệ sinh, ngay cả khi bạn có, vì nó sẽ tiêu diệt vi khuẩn có ích phân hủy chất thải. Do đó, chất thải sẽ bốc mùi rất nhanh.
    • Thay thế nắp thường xuyên để ngăn ruồi và vi khuẩn giữa nhà tiêu và thức ăn trong trại của bạn.
    Cách dựng nhà vệ sinh khi ở trong rừng
    Cách dựng nhà vệ sinh khi ở trong rừng
  8. Hai thành phần chính của xà phòng là dầu và kiềm. Dầu có thể kiếm trong mỡ động vật hoặc cá và kiềm có thể được tạo thành từ tro đốt gỗ hoặc rong biển. Bạn cần rửa sạch tro trong nước và lọc với dầu trước khi đun sôi cho đến khi tất cả chất lỏng đều bay hơi, sau đó để nguội.


    Lưu ý: Hãy sử dụng dầu nhiều hơn kiềm bởi vì quá nhiều kiềm có thể gây khô da và lở loét

    Cách chế xà phòng ở những nơi hoang dã
    Cách chế xà phòng ở những nơi hoang dã
  9. Kiểu 1: Taut-line hitch knot – Nút thắt dây căng có thể điều chỉnh. Phù hợp khi sử dụng để buộc dây lều và neo thuyền.

    Kiểu 2: Harf hitch knot - Đây là kiểu thắt nút cơ bản và nhanh chóng dùng để nối các dây với nhau.

    Kiểu 3: Timber hitch knot - Hay còn gọi là nút nâng và kéo gỗ. Nút thắt kiểu này đủ chắc để treo các vật dụng nặng, kể cả gỗ.

    Kiểu 4: Bowline knot - Kiểu thắt nút dây cung này cực kỳ cần thiết trong trường hợp cần cứu hộ. Nó tạo ra một vòng dây có thể thu hẹp, siết chặt dễ dàng quanh hông người gặp nạn, được sử dụng khi chèo thuyền hoặc đeo quanh thắt lưng như dây cứu hộ

    4 nút thắt dây thừng bạn phải biết
    4 nút thắt dây thừng bạn phải biết
  10. Giữ một nhánh cây ngang bằng cách tạo ra các rãnh ở hai trụ cắm xuống đất và sử dụng dây buộc vào thân cây phía trên để giữ cố định. Tiếp theo, buộc một thòng lọng vào nhánh cây ngang bằng cách sử dụng nút thắt dây cung như hình vẽ để tạo ra chiếc bẫy thú. Bẫy này lý tưởng với các động vật nhỏ như thỏ và cáo.


    Lưu ý: Bạn nên buộc thêm thòng lọng vào các nhánh cây nếu muốn bẫy những con thú to hơn.

    Cách làm
    Cách làm "bẫy lò xo con lăn" để bẫy thú
  11. Một tấm phản xạ nhiệt gần ngọn lửa sẽ hướng nhiệt trở lại cho bạn, cũng như di chuyển khói lên trên. Điều này sẽ giúp cho việc truyền nhiệt vào nơi trú ẩn.


    Ngồi dựa vào một tảng đá hay một cái cây có thể giúp phản xạ nhiệt phía sau ngọn lửa và lưng của bạn sẽ cảm nhận được hơi nóng vì đá và cây hoạt động như một tấm phản xạ nhiệt thứ 2.


    Nếu không có một tảng đá hoặc cây nào, hãy tạo ra một vài tấm gỗ làm tấm phản nhiệt. Đặt một tấm phía sau đống lửa, một tấm sau lưng. Như vậy, khói sẽ bốc lên trên, trong khi nhiệt được gom lại bên trong và giúp bạn ấm lên nhanh chóng.


    Nguồn: Brightside

    Cách sử dụng phản xạ nhiệt để giữ ấm cơ thể
    Cách sử dụng phản xạ nhiệt để giữ ấm cơ thể



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy