Top 10 Món ăn đặc sắc nhất của ẩm thực Trung Quốc

Phạm Hà My 960 1 Báo lỗi

Ẩm thực Trung Quốc là một phần quan trọng của văn hóa Trung Quốc, bao gồm ẩm thực có nguồn gốc từ các khu vực đa dạng của Trung Quốc, cũng như từ người Hoa ở ... xem thêm...

  1. Vịt quay bắc kinh là món ăn đặc sản ở vùng Đông Bắc, Trung Quốc, nhưng ngon nhất vẫn là ở Bắc Kinh với vịt được lựa chọn là giống vịt Bắc Kinh nổi tiếng. Vịt Quay Bắc Kinh đặc biệt ở chỗ da vịt rất mỏng, giòn, có màu vàng sậm, khi ăn cảm giác vị béo ngậy, đi kèm theo đó là gia vị được chế biến theo cách đặc biệt khiến người ăn đều cảm nhận được vị đậm, ngon của thịt vịt, cũng từ đó đến nay vịt quay bắc kinh chính là nét ẩm thực đặc trưng của người dân bắc kinh nói riêng và nền ẩm thực Trung Hoa nói chung.


    Vịt quay Bắc Kinh được xem như một món ăn mang tinh túy của nền ẩm thực Trung Hoa. Một con vịt quay được đánh giá là hoàn hảo nếu sau khi chế biến xong có da màu đỏ nâu, giòn và thịt thơm, mềm, ngọt. Vịt quay Bắc Kinh thường được ăn kèm với bánh tráng, dưa chuột, hành tươi, nước sốt.


    Khi nhắc tới Trung Quốc không thể không nhớ tới món ăn vô cùng hấp dẫn này. Hiện nay nó cũng đã xuất hiện rộng khắp tại các nước trên thế giới.

    Nguồn: Internet
    Nguồn: Internet
    Nguồn: Internet
    Nguồn: Internet

  2. Há cảo ra đời ở Triều Châu, là một dạng bánh bao với lớp vỏ dai mềm, màu trắng trong hơi đục bọc bên ngoài nhân tôm hồng nhạt, trộn lẫn với màu xanh của hành lá trông vô cùng hấp dẫn. Há cảo cũng có phiên bản chay ngon miệng với nấm băm nhuyễn cùng các loại rau, hương vị lạ miệng mà không kém phần thơm ngon. Người Trung quốc thường dùng há cảo làm món khai vị (dimsum) trong các bữa ăn gia đình và tiệc tùng. Ngoài ra, há cảo còn là thực đơn nhẹ nhàng, đủ dinh dưỡng cho bữa ăn sáng của người dân nơi đây. Há cảo là một trong những nét văn hóa ẩm thực Trung Hoa và là đặc sản mà du khách phải nếm thử một lần khi đến du lịch Trung Quốc. Bạn dễ dàng thưởng thức món bánh thơm ngon này tại các nhà hàng, quán ăn sang trọng, cho đến những khu chợ, khu ẩm thực đêm bình dân trên đường phố.

    Há cảo theo chân người Hoa Minh Hương du nhập vào Việt Nam đã lâu, trong đó cũng có một vài sự thay đổi cho phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam. Há cảo hấp dễ ăn, không nhiều dầu mỡ, khi ăn há cảo bạn sẽ không có cảm giác căng bụng khi no. Màu hồng nhẹ của nhân tôm bên trong, lớp vỏ trong bên ngoài tạo cảm giác ngon miệng hơn. Chiếc há cảo tuy nhỏ nhưng để làm loại “tiểu long bao” này lại rất rất công phu, nhất là giai đoạn làm bột.


    Với người dân Trung Quốc, há cảo là một món ăn truyền thống và quen thuộc rất được ưa chuộng, đặc biệt là vào ngày tết. Đây là món ăn biểu tượng sự may mắn và đoàn tụ của gia đình. Thành phần chính để chế biến há cảo là sự kết hợp của hai loại gạo thường thấy: gạo trắng và gạo nếp. Theo duy tâm, người Trung Quốc cho rằng hai loại gạo này sẽ mang lại nhiều điều may mắn trong cuộc sống. Đặc biệt giới kinh doanh thì càng tin hơn khi cho rằng ăn loại bánh kết hợp hai loại gạo này sẽ giúp cho họ “cầu được ước thấy” và cơ hội phát triển sự nghiệp sẽ rộng mở hơn.

    Bánh hà cảo nhân tôm thịt, hành lá
    Bánh hà cảo nhân tôm thịt, hành lá
    Bánh há cảo chay
    Bánh há cảo chay
  3. Nổi tiếng với các món ăn đậm vị, cay nồng, Tứ Xuyên là một trong 8 trường phái đặc trưng nổi tiếng của ẩm thực Trung Quốc và lẩu chính là “hồn cốt” của văn hoá ẩm thực nơi này. Tứ Xuyên mang trong mình một nền văn hóa lâu đời và cực kỳ đa dạng, trong đó văn hóa ẩm thực vốn được xem là tiêu biểu. Ẩm thực Tứ Xuyên được biết đến với sắc, hương, vị rất đa dạng... nhưng nổi bật nhất chính là vị cay. Năm 2012, Thành Đô (Tứ Xuyên) được UNESCO công nhận là “Thành phố ẩm thực” thứ hai của thế giới, đầu tiên của Châu Á. Năm 2015, tờ Telegraph của Anh xếp đây là một trong những điểm đáng đến của du khách khi tới châu Á. Tờ báo lừng danh này cũng đặc biệt nhấn mạnh về văn hoá ẩm thực nổi tiếng của Tứ Xuyên với vị cay đặc trưng và món lẩu nổi tiếng “mà ai cũng phải ăn một lần trong đời”. Vậy mới thấy, ẩm thực có giá trị lớn đến thế nào trong văn hoá của vùng đất này.


    Ở Trung Quốc, do thời tiết quanh năm thường lạnh hơn những nơi khác, nhất là vào mùa đông nên người dân thường cho các gia vị cay vào món ăn để làm ấm người và tốt hơn cho sức khoẻ. Vùng đất Tứ Xuyên, nơi có độ ẩm cao hơn hẳn, mùa đông cũng lạnh hơn hẳn, nên đồ ăn ở đây cũng thường cay hơn hẳn.

    Với rất nhiều gia vị cay đặc trưng mà chỉ nơi đây mới có, vị cay trong các món ăn của người Hoa không hề giống với những nơi khác. Điển hình, trong lẩu Tứ Xuyên không chỉ có vị cay của ớt, gừng, tỏi mà còn có cả hạt tiêu, các loại thảo mộc, hạt cay tê… Chính vì thế, nước lẩu Tứ Xuyên không chỉ cay một vị cay đặc trưng mà còn có hương thơm nồng, đậm, không món ăn nào có được. Cùng với các gia vị, món ăn này còn có nhiều nguyên liệu đa dạng, cách chế biến cũng cầu kỳ để làm dậy lên hương vị hấp dẫn, khiến cho người ăn phải "xiêu lòng" và nhớ mãi.

    Qua rất nhiều năm, lẩu Tứ Xuyên không chỉ được lưu truyền tại vùng này mà còn xuất hiện tại mọi vùng đất khác của Trung Quốc, trở thành một trong những món ăn mang "linh hồn" của ẩm thực Trung Hoa. Dần dà, càng ngày lẩu Tứ Xuyên càng có mặt ở nhiều vùng hơn, đến cả với những nước khác, trong đó có Việt Nam.

    Lẩu Tứ Xuyên cực kì đặc biệt ở nước lẩu cay vị đặc trưng của ớt Tứ Xuyên
    Lẩu Tứ Xuyên cực kì đặc biệt ở nước lẩu cay vị đặc trưng của ớt Tứ Xuyên
    Nồi lẩu thường có 2 ngăn để người không ăn được cay cũng có thể thưởng thức được
    Nồi lẩu thường có 2 ngăn để người không ăn được cay cũng có thể thưởng thức được
  4. Kẹo hồ lô (giản thể: 糖葫芦, phồn thể: 糖葫蘆, Hán Việt: Đường Hồ lô, pinyin: tánghúlu hay 冰糖葫芦 - Băng Đường Hồ lô, bính âm: bīngtánghúlu,), là một loại kẹo trái cây được phủ một lớp đường gắn trên xiên tre dài khoảng 20 cm. Đây là một món ăn Trung Quốc truyền thống có nguồn gốc từ miền Bắc Trung Quốc, nhưng hiện nay nó có mặt ở hầu hết các thành phố ở Trung Quốc như Bắc Kinh, Thiên Tân, Thượng Hải.

    Theo truyền thống, trái cây được sử dụng là trái táo gai, nhưng trong thời gian gần đây các người làm kẹo cũng đã sử dụng nhiều loại trái cây khác nhau như cà chua anh đào, cam quýt, dâu tây, việt quất, dứa, kiwi, chuối hoặc nho. Kẹo hồ lô thường có lớp đường phủ bên ngoài dạng xi rô, nhưng cũng có các loại kẹo hồ lô với lớp vỏ sôcôla, hoặc mè rắc.

    Với người dân Trung Quốc nói chung và người dân Bắc Kinh nói riêng, tuổi thơ của họ gắn liền với vị ngọt của những xiên kẹo hồ lô. Tiếng rao với tiếng xe đạp lóc cóc trên những ngõ nhỏ thâm trầm của Bắc Kinh trong màn sương sớm vẫn còn quẩn quanh vương vất, những xiên kẹo đỏ rung rinh theo sau nhịp guồng xe đã trở thành vẻ đẹp không thể lẫn vào đâu của thành phố này.

    Món ăn này được trẻ con rất yêu thích
    Món ăn này được trẻ con rất yêu thích
    Kẹo hồ lô đã được biến tấu thành nhiều vị và màu sắc đẹp mắt
    Kẹo hồ lô đã được biến tấu thành nhiều vị và màu sắc đẹp mắt
  5. Bánh bao là một loại bánh làm bằng bột mỳ có nhân và hấp trong ẩm thực Trung Hoa. Nó giống với loại bánh màn thầu truyền thống của Trung Quốc. Nhân bánh bao được làm bằng thịt và/hoặc rau. Bánh bao thường được dùng bất cứ bữa ăn nào trong ngày trong văn hóa Trung Hoa, và thường được người Trung Quốc dùng làm món ăn bữa sáng.


    Có các loại bánh bao phổ thông tại Trung Quốc như: Cẩu bất lý bao tử (bánh bao nhân thịt ở Thiên Tân; tên nó có nghĩa là, "bánh bao chó không thèm"); Tiểu long bao (loại bánh bao nhỏ nhân thịt từ Thượng Hải chứa nước trái cây); Sanh tiên man đầu (loại bánh bao nhỏ chiên, nhân thịt từ Thượng Hải); Thang bao (loại bánh bao lớn, có xúp từ Dương Châu, chứa xúp trong nhân khi ăn phải uống nước nhân trước sau đó ăn vỏ); Đậu sa bao (loại bánh bao có nhân đậu đỏ nhừ); Liên dong bao (loại bánh bao có nhân hạt sen); Nãi hoàng bao (loại bánh bao có nhân sữa trứng ngọt màu vàng); Bánh bao chỉ (loại bánh bao nhân mè đen nhừ). Trong những loại bánh này, nổi bật là Bánh bao xá xíu.

    Với vỏ bột mì và bên trong nhân là hỗn hợp thịt bằm sau đó được mang đi hấp chín tạo nên một mùi thơm rất đặc trưng của món bánh bao xá xíu. Nếu như du khách có dịp đi du lịch Trung Quốc, đây là một món ăn mà du khách không nên bỏ qua. Tuy chỉ là một chiếc bánh với nguyên liệu vô cùng giản dị và không hề đắt tiền nhưng bánh bao xá xíu luôn có một dấu ấn sau sắc khó quên đối với bất cứ thực khách nào đã thưởng thức món ăn này. Bánh bao xá xíu thường được người dân Trung Quốc dùng làm điểm tâm cho bữa sáng, nhưng thưởng thức lúc chiều tà cũng làm ấm lòng người đói dạ. Bánh làm hoàn toàn từ bột mì và một chút bột nở nên tạo được độ xốp nhất định khiến người ăn cảm giác chắc miệng khi ăn.

    Nguồn: Internet
    Nguồn: Internet
    Nguồn: Internet
    Nguồn: Internet
  6. Mì vằn thắn (còn được gọi là mì hoành thánh) (Bính âm Hán ngữ: Yúntūn miàn; phiên âm tiếng Quảng Châu: wàhn tān mihn) là một món mì Quảng Đông. Mì vằn thắn đã không được đặt tên, húntún 餛飩), cho đến thời nhà Đường (618-907). Món ăn phổ biến ở miền Nam Trung Quốc, Hồng Kông, Indonesia, Malaysia, Singapore và Thái Lan. Món ăn thường được phục vụ trong một nước dùng nóng, trang trí với các loại rau lá và sủi cảo vằn thắn (hoành thánh). Các loại rau lá được sử dụng thường là kai-lan, còn được gọi là cải xoăn Trung Quốc. Một loại sủi cảo khác được gọi là shui jiao đôi khi được phục vụ thay cho vằn thắn. (Hoành thánh tôm thường được gọi là sủi cảo Hồng Kông (shui jiao) 蝦 餛飩 , 大多 稱為). Hoành thánh chứa tôm, thịt gà hoặc thịt lợn, và hành lá, có một số đầu bếp thêm nấm và nấm đen.


    Ở Quảng Châu và Hồng Kông, mì vằn thắn thường được phục vụ trong món súp nóng hổi với hoành thánh tôm và trang trí với rau lá. Có rất nhiều biến thể của món ăn Quảng Đông phổ biến này, với các loại lớp ở trên và trang trí khác nhau. Ví dụ, súp và hoành thánh trong một bát riêng, mì được phục vụ tương đối khô, với lớp thức ăn ở trên và trang trí, trộn với nước sốt, nhúng mì vào súp để ăn.

    Có bốn đặc điểm riêng biệt: Thứ nhất, hoành thánh chủ yếu là tôm, với một lượng nhỏ thịt lợn băm, hoặc không có thịt lợn. Cách làm truyền thống cho hoành thánh bao gồm 70% tôm và 30% thịt lợn. Thứ hai, người hâm mộ sẽ nhấn mạnh vào mì mỏng tươi, mịn mà là al dente, từ hương vị và mùi đó là đặc trưng trong nhiều loại mì trứng khi nấu chín. Thứ ba, nước dùng có màu nâu nhạt (được chế biến từ cá bơn khô) và thường được hấp nóng. Cuối cùng, hẹ được sử dụng để trang trí. Hai thứ đầu tiên cho món ăn cảm giác ướt nhưng giòn. Hai thứ cuối cùng cho món ăn một đặc trưng độc đáo. Để đảm bảo mì được al dente hoàn hảo và không có mùi "tanh" của mì, quy trình và trình tự nấu phải được tuân thủ một cách tỉ mỉ. Hoành thánh được nấu trước, sau đó đặt vào bát. Sợi mì được chần chỉ trong 10 giây, sau đó chúng được rửa sạch dưới nước lạnh và đặt vào bát phục vụ. Nước dùng bouillon nóng sau đó được múc vào bát, trên mì vằn thắn. Nước dùng phải ngon, nhưng không quá mạnh để chế ngự hương vị tinh tế của hoành thánh và mì mà nó có nghĩa là phải có.

    Khi phục vụ, muỗng phải được đặt ở dưới cùng, với hoành thánh phía trên muỗng và mì ở trên. Bởi vì nếu mì ngâm trong súp quá lâu thì nó sẽ bị nấu quá chín, điều này được tuân thủ nghiêm ngặt bởi các cơ sở mì vằn thắn tốt nhất. Mặc dù "mì vằn thắn" là đồng nghĩa với mì và hoành thánh phục vụ trong đường nước dùng bouillon nóng, các món ăn cũng có thể được phục vụ "khô", như trong lo mein 撈麵), Nơi hoành thánh được đặt trên một chiếc lượng lớn mì.

    Nguồn: Internet
    Nguồn: Internet
    Nguồn: Internet
    Nguồn: Internet
  7. Đậu phụ Mapo hay ở Việt Nam gọi là đậu phụ Ma Bà, là một trong những món ăn nổi tiếng của Tứ Xuyên (Trung Quốc) được lưu truyền cách đây hàng trăm năm. Do có nguồn gốc từ Tứ Xuyên nên người ta hay gọi là đậu phụ Tứ Xuyên nhưng thật ra món ăn này có cái tên thú vị hơn nhiều, đó là đậu phụ Mapo. Mapo là cái tên được lấy theo người sáng lập ra món ăn. Chuyện kể rằng, vào thời nhà Thanh ở Trung Quốc có một cặp vợ chồng nọ mở quán bán thức ăn. Và một trong những món đặc sản của quán chính là đậu phụ sốt cay mà ai ghé quán cũng muốn một lần nếm thử.


    Lúc này, người vợ cũng là đầu bếp chính của nhà hàng nhưng không biết do nguyên nhân gì mà mặt bà có rất nhiều mụn rỗ nên mọi người quen gọi là Mapo ("ma" trong tiếng Trung có nghĩa là mụn rỗ, "po" có nghĩa là người đàn bà). Dần dần, cái tên mới này cũng gắn liền với món ăn mà bà làm ra, ai cũng quen gọi là đậu phụ Mapo và tương truyền cho đến ngày nay.


    Nguyên liệu chính làm nên món đậu phụ Mapo không thể bỏ qua đậu phụ non Tứ Xuyên. Miếng đậu phụ trắng sau khi qua nhiều công đoạn chế biến từ đậu nành nên rất mềm mịn và thơm. Đậu phụ trắng được cắt ra thành từng miếng vuông nhỏ rồi xào chung với thịt băm nhỏ. Thịt ở đây có thể là thịt lợn hay bò đều được.

    Ngoài ra, một gia vị không thể thiếu là tương đậu Tứ Xuyên, một loại tương được ủ lên men trong thời gian dài. Chính loại tương này đã khiến cho món đậu phụ Tứ Xuyên có hương vị đặc trưng riêng và rất khác biệt. Đặc biệt, đậu phụ Ma Bà là món ăn có nguồn gốc từ Tứ Xuyên nên không thể thiếu đi các gia vị cay đặc trưng. Để làm nên món đậu phụ Mapo đúng cách, người ta phải sử dụng rất nhiều ớt và tiêu nên món ăn sau khi chế biến xong thì dậy mùi cay nồng rất hấp dẫn. Đặc biệt, đậu phụ trắng lại được cho nhiều ớt đỏ, hai màu sắc tương phản nhau càng khiến cho món đậu phụ Mapo thêm nổi bật và đẹp mắt hơn.

    Nguồn: Internet
    Nguồn: Internet
    Nguồn: Internet
    Nguồn: Internet
  8. Thịt kho Đông Pha là món ăn trứ danh của ẩm thực Trung Quốc, đặt theo tên của nhà thơ, thi pháp và học giả nổi tiếng Tô Đông Pha của triều đại Bắc Tống. Ông còn được biết đến như một nhân vật có niềm đam mê nấu nướng khi trong các bài thơ ông viết đều có sự liên kết với các món ăn. Thịt kho Đông Pha trải qua 3 giai đoạn phát triển song song với cuộc đời Tô Đông Pha: đầu tiên là ở Từ Châu, thành phố phía bắc của tỉnh Giang Tô, nơi thịt kho Đông Pha lần đầu xuất hiện với tên gọi thịt lợn Huizeng. Tiếp đó, do xáo trộn trong triều đình mà ông bị đày tới Huangzhou, nay là Hoàng Cương, tỉnh Hồ Bắc, nơi Tô Đông Pha hoàn thiện thêm phương pháp, công thức nấu ăn. Cuối cùng, ông được phục chức ở Hàng Châu, nơi món thịt Đông Pha trở nên nổi tiếng toàn Trung Quốc.


    Thời điểm sống ở Hàng Châu, Tô Đông Pha giữ chức quan phụ trách điều tiết nước. Khi ấy, hồ Tây trong thành phố bị bao phủ bởi rong rêu, dẫn tới tắc nghẽn nặng nề. Đông Pha điều hàng chục nghìn công nhân tới nạo vét hồ và bùn thải, xây dựng cầu nổi, khôi phục vẻ đẹp vốn có của hồ Tây và biến nó thành nơi trữ nước tưới tiêu nông nghiệp. Người dân trong vùng để tỏ lòng biết ơn đã đem thịt lợn dâng cho Tô Đông Pha. Tuy nhiên, ông đem số thịt đó nấu thành món ăn và gửi lại từng hộ gia đình. Vị ngon đậm đà khó quên của thịt kho đã biến nó trở thành món ăn truyền thống của người Hàng Châu.


    Để thể hiện lòng tôn trọng, người dân trong vùng quyết định lấy tên ông đặt cho món thịt. Một chủ nhà hàng lớn ở Hàng Châu sau khi bàn bạc với các đầu bếp đã quyết định đưa thịt kho Đông Pha vào hệ thống nhà hàng. Nhờ đó, món ăn này được nhiều người biết tới hơn bao giờ hết.

    Thịt kho Đông Pha có cách chế biến không quá cầu kỳ nhưng lại đậm vị và đưa cơm. Thịt ba chỉ được cắt thành miếng hình vuông vừa ăn, ướp với nước tương, xì dầu và rượu Thiệu Hưng (Shao Xing). Miếng thịt sau đó được chiên trong dầu nóng, giữ cho vỏ ngoài vàng ruộm và phần da hơi giòn. Đặt thịt vào nồi đun cùng hỗn hợp nước ướp, hầm trong 3 tiếng để miếng thịt chín nhừ. Đây là món ăn cùng cơm (xôi trắng) và rau cải, được nhiều người ưa thích, đặc biệt trong mùa lạnh.

    Thịt kho đông pha
    Thịt kho đông pha
    Thịt kho đông pha
    Thịt kho đông pha
  9. Cơm chiên Dương Châu, hay gọi bóng bẩy hơn là “cơm chiên vàng bạc” là một món ăn đã vượt xa biên giới Trung Quốc để trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới. Đây là một trong những món cơm chiên được yêu thích nhất trên thế giới, ngon, rẻ và bất cứ ai cũng có thể làm được. Hầu như tất cả các nhà hàng Trung Quốc trên khắp thế giới đều phục vụ món ăn này trong thực đơn của nhà hàng mình.


    Món ăn này được xuất phát từ triều đại nhà Thanh của Trung Quốc vào năm 1754. Cơm chiên này được đặt tên là Dương Châu là do đặt theo tên của vùng Dương Châu, tương truyền là do ông Y Bỉnh Thụ của thời nhà Thanh tạo ra chứ món này không bắt nguồn từ thành phố Dương Châu. Cơm chiên Dương Châu bắt nguồn là một món ăn gia đình của Trung Quốc, được chế biến từ cơm nguội và các thực phẩm còn thừa lại ở bếp và sau mỗi bữa ăn. Nguồn gốc của món ăn nổi tiếng này vẫn còn gây ra rất nhiều tranh cãi. Một số người cho rằng món ăn này được xuất phát từ triều đại nhà Thanh vào năm 1754. Cơm chiên này được đặt tên là Dương Châu là do đặt theo tên của vùng Dương Châu (tỉnh Giang Tô), tương truyền là do ông Y Bỉnh Thụ của thời nhà Thanh tạo ra chứ món này không bắt nguồn từ thành phố Dương Châu. Một số khác lại nói nó xuất hiện lần đầu tiên ở Hồng Kông bởi những người đầu bếp của vùng Dương Châu. Một số nguồn thông tin khác lại cho rằng: Cơm chiên Dương Châu cũng được gọi là cơm chiên với trứng. Nó bắt nguồn từ một bộ trưởng mạnh mẽ, Yang Su, từ triều đại nhà Tùy (581-618) và món ăn ưa thích của mình, Sui Jin Fan (cơm chiên với trứng). Cơm chiên Dương Châu giờ đây đã trở thành nét đặc trưng ẩm thực trong văn hóa ẩm thực của người Trung Quốc.


    Thành phần của món cơm chiên khá phong phú. Đầu tiên không thể thiếu cơm. Cơm dùng cho món cơm chiên này phải là cơm tơi, mịn, không bị nát, không bị dính. Thịt lợn nướng Trung Quốc, vị ngọt nhẹ đặc biệt là một thứ nguyên liệu khác không thể thiếu được trong món cơm chiên. Tuy vậy, ở một số nơi, thịt đùi lợn được dùng thay cho thịt lợn nướng. Bên cạnh đó phải còn có cà rốt, giá, cần tây, đậu phụ, đậu quả, trứng và một số loại thịt như tôm, thịt gà. Cơm được chiên bằng dầu thực vật hoặc mỡ động vật để giúp cho hạt cơm không bị dính và có mùi thơm ngậy.

    Cơm chiên Dương Châu
    Cơm chiên Dương Châu
    Cơm chiên Dương Châu
    Cơm chiên Dương Châu
  10. Món đậu phụ thối ra đời trong một hoàn cảnh rất ngẫu nhiên, tức là không ai cố tình chế biến ra món này cả. Tương truyền rằng món ăn này xuất hiện từ thời vua Khang Hy. Lúc này có một chàng thư sinh nghèo thi mấy lần không đỗ nên đành ở lại kinh thành bán đậu phụ kiếm sống qua ngày.


    Tuy nhiên, việc buôn bán thì ế ẩm, đậu phụ bị tồn đọng lại nhưng không thể đổ bỏ đi. Thế là anh chàng thư sinh này cắt nhỏ đậu phụ ra và cho vào các chum vại ướp muối. Vài ngày sau đó, đậu phụ bắt đầu lên men và có mùi rất khó ngửi nhưng khi anh này nếm thử thì lại thấy nó rất ngon. Từ đó, món đậu phụ thối của chàng thư sinh nghèo bắt đầu được lan truyền rộng rãi và nổi tiếng đến ngày nay.


    Có rất nhiều cách để ăn đậu phụ thối nhưng cách phổ biến nhất là chiên đậu phụ thối trong chảo ngập dầu rồi cho một ít tương ớt, tương đen lên và thưởng thức. Tuy nhiên, ngoài cách chiên giòn thì đậu phụ thối còn được dùng để chế biến các món ăn phổ thông như nấu canh, xào kho, luộc... Tuy nhiên, chỉ khi bạn ghé các quán gia truyền đậu phụ thối thì mới được phục vụ các món ăn này. Còn món đậu phụ nổi tiếng được các du khách săn lùng thì vẫn là những viên đậu phụ chiên vàng xiên vào que tre, chấm một chút tương ớt và thưởng thức ngay trên đường phố.


    Món đậu phụ thối ngày nay không chỉ là món ăn nổi tiếng của Trung Quốc mà nó còn lan rộng sang Đài Loan, Hồng Kông. Do đó, nếu có dịp đi du lịch ở những nơi này thì món ăn mà bạn không nên bỏ qua chính là những viên đậu phụ vừa ăn vừa bịt mũi để xem vị ngon của nó tuyệt hảo đến mức nào mà ai cũng săn lùng bạn nhé.

    Đậu hũ thối
    Đậu hũ thối
    Đậu hũ thối
    Đậu hũ thối



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy