Top 10 Nét văn hóa đặc sắc của người Myanmar

Thái phương kiều 4449 0 Báo lỗi

Myanmar là một điểm dừng chân lý tưởng du khách bốn phương đã hút hồn bao du khách bởi vẻ đẹp của cảnh quan đồ sộ, nét cổ xưa huyền bí, không những thế nó ... xem thêm...

  1. Quan niệm trọng nam khinh nữ trong xã hội Myanmar còn khá nặng nề bở một số chùa chiền linh thiêng sẽ cấm phụ nữ không được đến ngần tượng Phật, không được đứng vào khu vực dành cho đàn ông, không được dát vàng vào các vật linh thiêng trong chùa thậm chí còn kiêng kỵ đến mức phụ nữa không được gối đầu lên cánh tay đàn ông, vì như vậy người đàn ông sẽ mất đi sức mạnh, tinh thần không còn minh mẫn. Đối với người Myanmar họ coi đỉnh đầu là nơi thể hiện sự tôn trọng, vì vậy người khác không được dùng tay chạm vào đầu họ, ngay cả những đứa trẻ rất đáng yêu cũng không nên xoa đầu của chúng. Myanmar có một quan niệm dùng tay trái đưa đồ chính là biểu hiện sự vô lễ thiếu tôn trọng với người đối diện. Chính vì vậy mà khi muốn đưa bất kì đồ vật nào cho người khác bạn nên đưa bằng tay phải và nếu có thể hãy sử dụng bằng cả hai tay.


    Bạn không những không được phép ăn uống hay là ngủ tá túc qua đêm tại các ngôi chùa mà bạn còn không được phép leo lên những ngôi chùa cao. Mặc dù vị trí cảnh đẹp của chỗ đó như thế nào thì bạn cũng không được phép chèo nên và chụp ảnh cũng như là ngắm cảnh. Tại Myanmar việc chỉ vào chân người khác là một điều rất bất lịch sự. Đặc biệt là khi bạn chỉ vào chân của một đức phật thì những người Myanmar sẽ nhìn bạn với một ánh mắt khác. Theo quan niệm của người Myanmar, thì đôi chân chính là bộ phận khiếm nhã nhất của cơ thể con người. Việc này cũng đồng nghĩa với việc là bạn không được đặt chân nên bắt kì đồ vật hay đồ đạc gì.

    Những điều kiêng kỵ trong cuộc sống
    Những điều kiêng kỵ trong cuộc sống
    Những điều kiêng kỵ trong cuộc sống
    Những điều kiêng kỵ trong cuộc sống

  2. Mỗi một quốc gia trên thế giới đều sở hữu những bộ trang phục truyền thống riêng biệt để thể hiện lối sống, sinh hoạt của mình. Người dân Myanmar cũng sở hữu những bộ trang phục truyền thống mang đậm nét văn hóa, tính cách của Myanmar. Người Myanmar có trang phục dành riêng chon nam và nữ. Trang phục truyền thống của nam giới là Longchy (là một loại quần và rông may kín quần vào chín giữa) kết hợp hài hòa với áo sơ mi hoặc áo Taipon (áo truyền thống). Còn trang phục dành cho nữ giới là Thummy, gần giống với váy Lào hoặc Thái. Longchy và Thummy khá đơn giản, đều gồm miếng vải trơn hoặc caro khoảng 2m dành cho nam và loại vải màu sắc, hoa văn dành cho nữ. Thao tác chưa đầy 5 giây, miếng vải được quấn ngang hông thay cho quần hoặc váy (thường dài đến mắt cá chân). Có một điều thú vị là Longchy của nam giới Myanmar chỉ được quây và túm buộc lại với một động tác đơn giản nên họ thường xuyên phải chỉnh lại váy khi di chuyển nhiều. Thú vị hơn cả, khi cần thiết, Longchy và Thummy được kéo lên thành tấm áo che mưa, che nắng, quấn tròn thành dạng đế mũ vững chắc cho những phụ nữ đội hàng hóa. Cả nam và nữ khi mặc trang phục truyền thống đều đi dép Lào.


    Chính phủ của Myanmar khuyên khích người dân nơi đây giữ gìn bản sắc dân tộc. Do đó Myanmar được mọi người biết đến vì sự riêng biệt, đặc trưng về trang phục cũng như phong tục. Đối với nhiều quốc gia trên thế giới, trang phục truyền thống thường chỉ được mặc ngày lễ, tết. Nhưng đối với người dân Myanmar họ mặc trang phục này hàng ngày. Sở dĩ vậy bởi trang phục này rất thích hợp cho thời tiết nắng nóng của đất nước Myanmar. Người dân Myanmar không cầu kỳ trong cách ăn mặc cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Phụ nữ Myanmar rất ít trang điểm, mà chỉ dùng bột chống nắng thanakha. Bột Thanakha làm từ thân cây Thanakha to khoảng bằng bắp tay người lớn, được cắt thành từng khúc khoảng 10 cm, người ta cầm thanh Thanakha mài vào miếng đá có thấm nước và dùng phần bột mài để bôi lên má. Với phụ nữ Myanmar, đây là thứ bột hữu hiệu nhất để chống nắng, trang điểm và dưỡng da cả ngày và đêm. Bôi bột Thanakha lên mặt bạn sẽ thấy mát lạnh, sự lan tỏa dễ chịu và dịu dàng. Phụ nữ Myanmar luôn nở nụ cười trên môi, tạo nên những vẻ đẹp thầm kín khó phao trong lòng du khách.

    Trang phục truyền thống Myanmar
    Trang phục truyền thống Myanmar
    Trang phục truyền thống Myanmar
    Trang phục truyền thống Myanmar
  3. Tiếng Miến Điện hay tiếng vùng này là ngôn ngữ chính thức ở nơi này. Đây là tiếng mẹ đẻ của người Miến. Tiếng mảnh đất này được dùng như là tiếng mẹ đẻ của 32 triệu người trên thế giới và là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số ở đây. Tiếng Myanmar có thể được phân thành hai loại: Loại "chính thống" thường thấy trong văn bản, báo chí và truyền thanh, loại thứ hai là văn ngôn thường thấy trong hội thoại hàng ngày. Chữ viết trong tiếng nơi này có nguồn gốc từ chữ viết của tiếng Môn.


    Tiếng Myanmar là ngôn ngữ chính thức ở đất nước này. Đây là tiếng mẹ đẻ của người Myanmar, người Rakhine. Tiếng Myanmar có thể được phân thành hai loại, loại chính thống thường dùng trong văn viết và trong những sự kiện chính thức như phát thanh, phát biểu, còn loại thì thông thường được thấy trong hội thoại hàng ngày. Về chữ viết trong tiếng Myanmar có nguồn gốc từ chữ viết của tiếng Mon.

    Ngôn ngữ Myanmar
    Ngôn ngữ Myanmar
    Đất nước Myanmar
    Đất nước Myanmar
  4. Myanmar nằm giữa hai nền văn hóa to buộc phải ko chỉ tôn giáo, văn hóa mà cả nền ẩm thực Myanmar cũng bị ảnh hưởng. Từ thời kỳ thuộc địa, văn hóa của Trung Quốc và Ấn Độ tương tác rất to tới ẩm thực truyền thống từ phía Myanmar làm nền ẩm thực với những nét pha trộn rất sáng tạo. Với thời đại toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại, đa số những món ăn nổi tiếng trên thế giới đều có mặt tại đất nước này nhưng hầu hết người dân Myanmar vẫn vô cùng trân trọng ẩm thực từ phía riêng họ. Cho đến nay, người dân Myanmar vẫn đảm bảo tính độc đáo trong những món ăn truyền thống.


    Người Myanmar chỉ ăn hai bữa trong ngày vào lúc 9g sáng và 17g, bữa trưa thì họ ăn nhẹ. Thường trên mâm cơm của người Myanmar thường có rau, tôm, cá. Họ cho rằng nếu thiếu tôm cá thì họ ăn không ngon miệng. Người Myanmar không ăn cơm bằng đũa vì thế mà trước mặt mỗi người là một chậu nước, trước khi ăn họ phải rửa sạch tay, rồi dùng tay nắm cơm bốc cơm ăn, họ thường ăn uống bằng tay phải vì họ quan niệm rằng tay trái là để dùng cho những việc vệ sinh cá nhân. Cũng vì vậy mà khi đưa bất kì đồ gì cho người dân ở Myanmar, bạn nên đưa cho họ bằng tay phải. Bạn cần lưu ý, những người theo đạo Phật không ăn thịt bò và người Hồi giáo thì không ăn thịt lợn.

    Tập tục ăn uống của người dân Myanmar
    Tập tục ăn uống của người dân Myanmar
    Tập tục ăn uống của người dân Myanmar
    Tập tục ăn uống của người dân Myanmar
  5. Trong các làng Myanma truyền thống, chùa chiền là trung tâm của đời sống văn hoá. Các nhà sư được sùng kính và người dân luôn quỳ trước mặt để tỏ lòng tôn trọng họ. Lễ nhập tu được gọi là shinbyu là lễ đánh dấu sự trưởng thành quan trọng nhất của một chú bé khi vào chùa tu trong một khoảng thời gian ngắn. Các cô bé cũng có lễ xuyên lỗ tai khi đến tuổi trưởng thành. Văn hóa Myanma được thể hiện rõ rệt nhất tại những ngôi làng nơi các lễ hội địa phương được tổ chức trong suốt năm, lễ hội quan trọng nhất là lễ chùa.


    Khách du lịch nào cũng biết rằng đã đến đất nước Myanmar là không thể bỏ qua các ngôi chùa ở đây. Quốc gia Đông Nam Á này có những ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng và đẹp bậc nhất thế giới. người dân tại mảnh đất này rất sùng bái đạo Phật. Ở thành phố hay thị trấn nào bạn cũng sẽ bắt gặp ít nhất một ngôi chùa và một tu viện Phật giáo. Tính tổng thể, có hàng vạn đền, chùa hay tháp nằm rải rác trên khắp cả nước. Do đó, nơi này mới được gọi là đất nước Chùa Tháp. Du khách du lịch Myanmar nếu là tín đồ Phật giáo hay chỉ đơn giản là muốn tìm hiểu về nền văn hóa, kiến trúc của quốc gia này thì nhất định phải đi thăm 5 ngôi chùa nổi tiếng là Chùa Shwedagon, chùa Kyaikhtiyo, chùa Shwemawdaw Paya, chùa Kuthodaw...

    Chùa Kyaikhtiyo còn được gọi là chùa Đá Vàng
    Chùa Kyaikhtiyo còn được gọi là chùa Đá Vàng
    Chùa ở Myanmar
    Chùa ở Myanmar
  6. Nhắc đến Myanmar người ta không chỉ nghỉ đến những ngôi vàng lấp lánh, những vị sư áo đỏ chân trần, những phế tích lịch sử nhiều vạn năm còn ngổn ngang khắp xứ… Mà người ta còn nghĩ ngay đến những lễ hội sôi động ở nơi đây. Khi du lịch Myanmar, bạn nên ghé thăm lễ hội Thingyan, lễ hội âm nhạc truyền thống, lễ hội chùa Shwedagon, lễ hội Phaung Daw U. Đất nước Myanmar được biết đến rất nhiều các lễ hội, các lễ hội ở nơi đây diễn ra quanh năm. Đến Myanmar được tham gia các lễ hội ở nơi đây quả là điều thú vị cho hành trình khám phá Myanmar của bạn. Myanmar là một quốc gia có nhiều lễ hội bậc nhất trên thế giới, những lễ hội ở đây diễn ra quanh năm, nhưng chủ yếu tập trung vào các thời điểm tháng 3, tháng 4 khác vì vào thời điểm này là dịp tết của người dân nơi đây.


    Khác với Việt Nam và một số nước trên thế giới, vào ngày chào đón năm mới, họ có lễ hội té nước, họ dùng nước té vào nhau với mong muốn gột rửa những bụi bẩn của năm cũ chào đón một năm mới may mắn và hạnh phúc hơn. Ngoài ra còn có lễ hội xuất gia, có lẽ lễ hội này càng khẳng định tinh thần trọng đạo của người dân nơi đây, lễ hội này diễn ra quanh năm, một tháng tại các tu viện có một ngày để làm lễ xuất gia. Lễ này là lễ xuất gia cho những đứa trẻ tập làm sư, họ mong muốn những đưa con của họ có thể xuất gia để làm vẻ vang dòng họ và theo họ thì là một người phật tử tốt là trong đời phải ít nhất một lần xuất gia. Vì thế mà vào ngày có dịp lễ xuất gia sẽ có những đứa trẻ trang điểm lỗng lẫy như hoàng tử như công chúa được đón rước linh đình trên các đường phố trước khi đưa vào chùa làm lễ xuất gia… Ngoài ra còn vô vàn những lễ hội độc đáo khác như lễ hội nghệ thuật múa rối, Lễ hội Phaung Daw U, Lễ hội nấu cơm nếp, Lễ hội thần Ko Gyi Kyaw...

    Lễ té nước
    Lễ té nước
    Các lễ hội truyền thống
    Các lễ hội truyền thống
  7. Người dân ở khu du lịch Myanmar tin rằng thanaka là một loại mỹ phẩm truyền thống xuất sắc nhất giúp họ chống nắng, hạn chế các nếp nhăn, chống nhờn và da dẻ mịn màng hơn. Thanaka không dành riêng cho một lứa tuổi, một giới tính nào. Đi đâu quý khách cũng sở hữu thể bắt gặp được những hình thù vô cùng đa dạng từ phấn thanaka trên bộ mặt mỗi người. Thực ra đây là một dòng kem được chiết xuất từ phía thanaka, cây táo voi, một cái cây siêu phổ quát ở miền Trung Myanmar, Nam và Đông Nam Á. Cây chậm phát triển chiều cao và có thể phát triển trên đất khô đá, ở những môi trường không có nước dồi dào. Trong lúc ở các quốc gia khác người ta tiêu dùng vỏ cây, lá, rễ, hoa, quả cho những mục tiêu y tế thì người Myanmar sử dụng Tthanaka như một loại mỹ phẩm hàng ngày. Gỗ thanaka được sử dụng khiến cho những sản phẩm thủ công như lược, hộp và tất nhiên là để khiến phấn thanaka nữa.


    Cây gỗ thanaka sau lúc thu hoạch được cắt khúc ngắn vừa phải. Người dân Miến Điện sẽ mài các thân gỗ này vào những phiến đó với thấm nước gọi là kyauk pyinđể lấy phần bột chảy ra. Phấn thanaka có khả năng làm cho mát và sạch ra. Bột phấn mềm, tơi được phụ nữ Miến bôi lên mặt và những vùng có xúc tiếp với ánh nắng mặt trời như một cách để chống nắng. Bột Thanaka mang lịch sử hơi lâu đời, xuất hiện trong thơ văn thế giới từ phía thế kỷ đồ vật 14. Nhiều tài liệu cho thấy bột Thanaka được phụ nữ Myanmar dùng xuyên suốt 2000 năm nay như một chiếc mỹ phẩm thiên nhiên đặc thù tốt cho da, làm cho mát dịu da, chống nắng, kích thích sản sinh collagen cũng như các sợi elastin (protein) dưới da, khiến cho đầy mô da. Đặc biệt bột Thanaka khi xoa trên da còn góp phần tẩy tế bào chết, đặc tính kháng viêm đưa chống và trị mụn trứng cá, mụn đầu đen, se khít lỗ chân lông hiệu quả.

    Thanaka làm phấn trang điểm
    Thanaka làm phấn trang điểm
    Cách làm đẹp của phụ nữ Myanmar
    Cách làm đẹp của phụ nữ Myanmar
  8. Cũng giống như người Việt Nam, người Myanmar cũng có tục ăn trầu. Văn hóa nhai trầu là một nét văn hóa thú vị. Cũng khởi nguồn từ nông nghiệp nhưng Myanmar không bị hiện đại hóa quá nhiều như những đất nước Đông Nam Á hàng xóm vì thế mà miếng trầu dân dã xuất hiện ở khắp mọi nơi trên đất nước này, từ nông thôn đến đô thị, thế hệ già hay tầng lớp trẻ tuổi…tất cả đều xem nhai trầu như một thói quen đã vô hình ngấm vào cuộc sống thường nhật của họ. Dù ở bất cứ lứa tuổi nào, đàn ông, đàn bà, trẻ già trai gái.. họ đều nhau trầu. Vì thế mà ghé đến nơi xứ sở nơi đây bạn chẳng khó khăn mà bắt gặp hình ảnh người dân nơi đây nhai trầu. Họ lôi trầu ra nhai bất cứ khi nào rảnh rỗi, một cô gái đang bán hàng nhai trầu, một cụ già ngồi dệt vải nhau trầu, đi làm đồng họ nhai trầu, chơi cờ cũng nhai trầu, thậm chí dừng đèn đỏ họ cũng mang trầu ra nhai. Cách ăn trầu của họ cũng khác, nó phụ thuộc vào thói quen của từng người. Có người khi ăn trầu, họ nuốt luôn nước trầu, có người thì không, họ nhổ bỏ.


    Du lịch Myanmar, nếu bạn thấy trên đường phố hay ngay trong những khách sạn sang trọng có những bãi nước trầu đỏ ngắt thì đừng lấy làm ngạc nhiên. Chuyện một người nào đó bất giác nhổ toẹt một bãi nước trầu giữa phố hãy coi đó là điều bình thường. Có thể điều đó là không được hợp về sinh cho lắm. Chuyện ăn trầu ở nơi đây được xem như việc nhiều người hút thuốc lá vậy đó, họ nhai trầu để giải khuây, đàn ông ở Myanmar họ thích ăn trầu hơn là hút thuốc là. Do tập tục ăn trầu mà trầu không cũng là một hình thức kinh doanh của người dân nơi đây. Đến nơi đây bạn sẽ thấy có nhiều tiệm bán trâu cau, có thể là bán trầu chưa têm hoặc là bán trầu đã têm ở khắp mọi nơi. Thông thường thì người dân nơi đây thường tụ tập tại những quán bán trầu ngoài vỉa hẻ, uống nước, nhai trầu đôi khi là đàn hát và trò chuyện với nhau.

    Tục ăn trầu của người Myanmar
    Tục ăn trầu của người Myanmar
    Người Myanmar với tục nhai trầu
    Người Myanmar với tục nhai trầu
  9. Người Myanmar không đặt tên theo dòng họ mà là đặt tên theo ngày sinh trong tuần lễ, mỗi ngày trog tuần tượng trưng cho một linh vật, đó là Phượng, Hồ, Nghê, Voi, Thỏ, Chuột, Rắn. Cách xưng hô gắn liền vào tên, tức là thêm một mạo từ đặt ở phía trước tên của mình, để chỉ ra giới tính, tuổi tác, thân phận và địa vị. Về cách đặt tên, người dân nơi đây không đặt tên the dòng họ mà họ đặt tên theo ngày sinh trong tuần lễ, mỗi ngày trog tuần tượng trưng cho một linh vật. Vì thế cách xưng hô gắn liền với cái tên, có nghĩa là thêm một mạo từ đặt ở phía trước tên của mình, để chỉ ra giới tính, tuổi tác, thân phận và địa vị.


    Thanh niên là nam giới và trẻ nhỏ có tự xưng là mào (có nghĩa là em trai) để thể hiện sự khiêm tốn. Đối với những người ngang vai hay anh thì thay “mao” bằng “gua”, đối với bề trên, thay “mao” bằng “u” tức là chú, bác. Phụ nữ thì thêm “daw”, nghĩa là chị, cô, bà. Theo như được biết, người Myanmar không dùng quá 100 chữ để đặt tên, dùng những chữ này kết hợp với nhau sao cho dễ gọi, vì thế mà ở Myanmar số lượng người trùng tên nhau là rất lớn. Và vì thế để phân biệt sự khắc nhau người ta thường thêm vào trước hoặc sau tên thêm cơ quan, nghề nghiệp, chức vụ…

    Người Myanmar không đặt tên theo dòng họ mà là đặt tên theo ngày sinh trong tuần lễ, mỗi ngày trog tuần tượng trưng cho một linh vật
    Người Myanmar không đặt tên theo dòng họ mà là đặt tên theo ngày sinh trong tuần lễ, mỗi ngày trog tuần tượng trưng cho một linh vật
    Người Myanmar không đặt tên theo dòng họ mà là đặt tên theo ngày sinh trong tuần lễ, mỗi ngày trog tuần tượng trưng cho một linh vật
    Người Myanmar không đặt tên theo dòng họ mà là đặt tên theo ngày sinh trong tuần lễ, mỗi ngày trog tuần tượng trưng cho một linh vật
  10. Cũng như rất nhiểu quốc gia khác trên thế giới, văn hóa nghệ thuật truyền thống của Myanmar mang những nét riêng biệt đầy ấn tượng. Dàn nhạc truyền thống của Myanmar không chỉ đồ sộ về số lượng nhạc cụ mà còn cuốn hút khách du lịch với những âm sắc độc đáo. Dàn nhạc truyền thống của Myanmar (gọi là Saing Waing) bao gồm rất nhiều loại nhạc cụ kết hợp với nhau gồm một bộ trống, một bộ cồng chiêng (Kyi Waing), chuông tre (Pattala), chũm chọe, những nhạc cụ bộ hơi và nhạc cụ bộ dây… Bộ trống được gọi là Pat Waing, một bộ trống lớn của người Myanmar có tới hai mươi mốt chiếc, còn bộ trống nhỏ cũng có tới chín chiếc.


    Nhạc cụ bộ hơi gồm hnè hay oboe và sáo, trong đó, hnè là nhạc cụ cho âm thanh rất cao. Bộ cồng trong dàn nhạc truyền thống Myanmar cũng có tới chín chiếc. Đôi khi, thay cho bộ cồng, người Myanmar cũng sử dụng bộ chiêng tứ giác. Đó là dàn chiêng treo trên một chiếc khung hình chữ nhật có thêm một vài chiếc chiêng tròn. Ngoài ra, Myanmar còn có một số nhạc cụ dân tộc tiêu biểu khác khá ấn tượng như Sidaw (trống đại) dùng trong những dịp lễ trọng đại, ozi (trống có hình chiếc vò) và dobat (trống cơm) dùng trong hội làng, bonshay (chiếc trống dài) và bongyi (trống cái) dùng trong hội mùa và hội xuống đồng.

    Âm nhạc truyền thống Myanmar
    Âm nhạc truyền thống Myanmar
    Nhạc cụ truyền thống Myanmar
    Nhạc cụ truyền thống Myanmar




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy