Top 10 Món ăn đặc sản của người dân tộc Mường

Phương Kem 3892 0 Báo lỗi

Dừng chân ở các bản Mường vùng Tây Bắc, du khách sẽ có cơ hội được thưởng thức vô vàn món ngon. Mỗi ngày Toplist hy vọng sẽ giới thiệu đến bạn thật nhiều thông ... xem thêm...

  1. Mỗi khi Tết đến xuân về, người Mường ở Thanh Sơn lại cùng nhau sửa soạn nhà cửa, mua sắm những vật dụng cần thiết để đón một cái tết ấm no, hạnh phúc. Bên cạnh Bánh chưng, bánh mật, cành đào, cây mía, mâm ngũ quả thì bánh nẳng là loại bánh truyền thống không thể thiếu trong Tết Nguyên đán của người Mường nơi đây. Đồng bào cũng thường bày những chiếc bánh nẳng lên bàn thờ tổ tiên trong dịp Tết để thể hiện lòng tôn kính, sự biết ơn cha ông mình.


    Người Mường Thanh Sơn còn gọi Bánh nẳng là Bánh tro, bánh gio, là loại bánh khá phổ biến và dân dã được lưu truyền từ bao đời nay trong đời sống của đồng bào. Tuy nhiên, để tạo ra những chiếc bánh nẳng thơm, ngon cũng đòi hỏi nhiều công đoạn rất cầu kỳ, ti mỉ. Bánh nẳng được làm từ hai nguyên liệu chính là gạo nếp và nước nẳng. Khâu quan trọng nhất trong quá trình làm bánh là chế nước nẳng. Nước nẳng có lên màu, đủ độ thì bánh mới mềm, dẻo và đẹp. Ở mỗi vùng miền khác nhau, cách thức chế nước nẳng có sự khác nhau.


    Với đồng bào Mường Thanh Sơn thường làm nước nẳng từ cây đa, cây mọm, cây ò é (cây đỏ ngọn), cây thầu dầu. Nếu không đủ các loại cây trên có thể dùng cây đậu tương và cây vừng. Cùng với măng khô, vôi tạo nên hương vị rất riêng chỉ mảnh đất Thanh Sơn mới có được. Các loại cây đem phơi khô rồi đốt thành tro (than) hòa với nước vôi gạn thật trong thì thành nước nẳng. Muốn biết nước nẳng có đạt yêu cầu hay không bà con ta thường lấy một miếng cau với một miếng, nhá qua rồi nhúng vào khoảng 15 - 20 giây, vớt ra một lúc mà thấy nước có màu đỏ là được. Gạo để làm bánh nẳng phải là thứ nếp mới sau đãi sạch rồi đem vo, để ráo. Sau đó, đổ gạo vào nước nẳng đã chế ngâm từ 2-3 ngày rồi vớt ra đem gói. Bánh được gói bằng lá chít, lá dong, hoặc dùng lá chuối. Nhưng lá chít gói bánh nẳng vẫn là ngon nhất.


    Bánh nẳng còn là một phương thuốc quý. Bánh nẳng có tác dụng như một vị thuốc giúp tiêu cơm, giải say. Thưởng thức bánh nẳng ta cảm nhận được hương vị thơm mát của đất trời ẩn trong bánh, hòa tan cùng vị ngọt ngào của hương mật. Thực khách có dịp đến với Thanh Sơn được thưởng thức món bánh nẳng sẽ còn lưu luyến chẳng muốn về, bởi trong đó còn chứa đựng cả tình người, hồn quê hết sức giản dị của đồng bào Mường.

    Pẻng năng (bánh nẳng)
    Pẻng năng (bánh nẳng)
    Pẻng năng (bánh nẳng)
    Pẻng năng (bánh nẳng)

  2. Vào các dịp lễ tết, lễ hội văn hóa truyền thống, “Cá ướp chua” được xem là một trong những nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực của người Mường ở Hòa Bình.


    Để làm được món này, đòi hỏi người nấu phải rất cầu kì, tốn công sức và thời gian. Đầu tiên đem cá mổ bụng moi ruột rửa sạch, bỏ đầu và đuôi, con nhỏ cắt thành hai, ba khúc, con to cắt thành miếng bằng hai, ba ngón tay. Sau khi cá ráo nước thì để vào chậu hay sanh sạch, rắc muối hơi đậm một chút, thêm vào một ít cơm nguội, một ít men rượu (tùy theo lượng cá). Tất cả trộn đều rồi cho vào hũ, lấy lá chuối tươi hơ lửa bịt kín miệng hũ và lấy lạt buộc miệng hũ thật chặt. Đặc biệt, phải thường xuyên kiểm tra, nếu lá rách, hở thì phải lấy lá khác bịt thêm vào. Khoảng 10 - 15 ngày mở hũ ra xem. Nếu cá có mùi chua thì bỏ “xỉnh” (thỉnh) vào, nếu chưa có mùi thì lấy muối hòa nước ấm đổ vào để gần lửa.


    Rang ngô nếp hạt giã nhỏ để nguội. Riềng rửa sạch thái lát, giã nhỏ. Hành cắt dài rửa sạch. Đổ cá ra, trộn đều các gia vị nói trên rồi lại bỏ vào hũ, lấy lá chuối bịt kín, buộc chặt miệng hũ. Và cuối cùng lấy tro nhào với nước trát lên trên miệng hũ cho thật kín”.


    Để thưởng thức món cá ướp chua, chúng ta cũng có rất nhiều cách khác nhau. Cá ướp chua để từ 3- 6 tháng, chúng ta có thể ăn ngay không cần qua chế biến. Hoặc có thể cho cá ướp chua gói vào lá cây thầu dầu (lá bánh tẻ) kẹp vào que tre rồi nướng bằng than củi, hoặc cũng có thể dùng cá ướp chua để nấu canh,...


    Cá ướp chua là nét tinh túy trong ẩm thực của người Mường, nó chứa đựng ân tình của con người đối với đất, trời, rừng núi. Thưởng thức cá ướp chua, không phải chỉ để cảm nhận hương vị đặc biệt của các món ăn mà hơn hết đó là tình cảm mộc mạc, chân thành của người Mường. Trở thành nét độc đáo trong đời sống văn hóa – xã hội của người Mường, cá ướp chua chính là cốt lõi, là “thương hiệu” đặc trưng, biểu hiện nét tinh tế trong văn hóa ẩm thực của người Mường.

    Cá ướp chua
    Cá ướp chua
    Cá ướp chua
    Cá ướp chua
  3. Món chả rau đáu được người Mường sáng tạo ra, đây là món đặc sản của Hòa Bình vừa có vị thanh mát, vừa bổ dưỡng cho sức khỏe. Món chả rau đáu đã trở thành món đặc trưng vì vị thuốc bổ là lá rau đáu rất khó trồng, chỉ mọc tự nhiên ở các khe suối vào thời tiết lạnh và ẩm ướt.


    Người Mường bảo rằng, món chả rau đáu là món ăn cổ truyền và là đặc sản Hòa Bình nơi đây. Món ăn này được sử dụng phổ biến vào dịp Tết và vẫn được rất nhiều người ưa chuộng cho đến nay. Để làm được sự khác biệt của món chả rau đáu, những người dân bản xứ nơi đây đã phải lặn lội cả chục cây số mất cả ngày trời bên những khe suối trên rừng để tìm rau xanh tươi và đúng hương vị của nó.


    Chính sự khan hiếm của rau rừng, nên cho dù là khách quý của gia chủ, nhưng nếu không báo trước khi đến thăm thì rất khó có cơ hội để thưởng thức món ăn độc đáo này.

    Chả rau đáu
    Chả rau đáu
    Chả rau đáu
    Chả rau đáu
  4. Miền đất Hòa Bình nơi người dân tộc Mường sinh sống không chỉ nổi tiếng với cảnh sắc thiên nhiên đẹp tươi mà còn là nơi có nền văn hóa ẩm thực làm mê đắm lòng người. Ngoài các đặc sản rau rừng, măng đắng, gà đồi, thịt gác bếp, xôi nương thì đồng bào nơi đây đã mang đến cho du khách sự hài lòng khi thưởng thức món lợn mán thui luộc đậm phong vị núi rừng hoang sơ. Đây là món ăn nổi tiếng, ai một lần thưởng thức đều khó có thể quên hương vị đậm đà, thơm ngọt đó.


    Lợn thả rông được thui vàng, thui đến đâu cạo lông đến đó rồi rửa sạch trước khi mổ lấy phần nội tạng. Không rửa lại nước mà chỉ lấy lạt giang buộc treo lên cho ráo máu. Sau đó, thịt được pha ra cho vào nồi luộc trên bếp củi ở nhiệt độ vừa phải. Khi thịt vừa chín tới đem ra thái mỏng, bày trên lá chuối rừng tươi xanh.

    Thịt luộc được chấm với muối rang và hạt dổi nướng giã nhỏ. Khách du lịch thưởng thức món ăn sẽ cảm nhận được độ ngọt của thịt lợn, giòn của bì và mỡ, mùi thơm của lá chuối, hương vị của hạt dổi, đậm đà của muối rang. Mỗi khi ăn xong không ai có thể quên được.

    Thịt thui luộc
    Thịt thui luộc
    Thịt thui luộc
    Thịt thui luộc
  5. Văn hóa ẩm thực của dân tộc Mường từ bao đời nay vô cùng phong phú đa dạng, không chỉ độc đáo từ những món ăn mà đến các loại đồ uống cũng được đồng bào chế biến hết sức hấp dẫn. Rượu cần là một trong những thức uống như thế, nó tạo nên nét đặc trưng riêng biệt và được nhiều người yêu thích bởi mùi vị thơm nồng khó tả, rượu cần còn trở thành niềm tự hào của không ít người con xứ Mường.


    Theo tiếng Mường rượu cần gọi là rjão tjỏng (rão tỏng- rượu đóng). Không ai biết người Mường biết làm rượu từ bao giờ, chỉ biết rằng rượu cần dùng để uống trong gia đình, uống chơi vui, tiếp khách, uống trong đám cưới, mừng nhà mới, lễ hội... Như lời kể của các nghệ nhân Mường, làm rượu cần là công việc khá khó vì nó đòi hỏi phải có “nghệ thuật” và sự tỉ mỉ cao. Nguyên liệu làm rượu cần thường dùng gạo nếp cẩm vì gạo này sẽ cho nước rượu thơm ngon và được nhiều nước hơn các loại gạo khác. Gạo làm rượu cần phải xay chứ không giã, nếu xay khi sôi và thời gian ủ men trong vò cái rượu không bị nát, khi hút không bị tắc cần.


    Sau khi chuẩn bị được nguyên liệu, gạo đem ngâm trong nước lã một đêm cho mềm rồi trộn với chính vỏ trấu nếp cẩm (của gạo xay ra đem rửa sạch), đun cho sôi kỹ, nhấc xuống, đổ cơm ra mẹt (hoặc nia), tản ra từng mảng để bớt hơi nóng. Khi cơm rượu còn âm ấm, giã men nhỏ (men làm từ vỏ cây, củ, lá cây rừng được ủ từ trước) trộn đều với cơm, ủ vào nong hoặc thúng có lót lá ráy (tiếng Mường gọi là hứng rượu). Mùa hè ủ khoảng 24 giờ, mùa đông ủ lâu hơn, rượu lên men thơm (tiếng Mường gọi là dậy rượu) thì cho vào hũ sành nén hơi chặt. Trên lớp cái rượu đậy hai, ba lớp lá chuối xanh sau khi hơ lửa cho mềm, trên miệng hũ bịt bằng lá chuối. Ngoài cùng trát một lớp tro ướt thật kín, ủ rượu trong hũ càng lâu càng tốt. Rượu ủ khoảng 5 ngày trở lên là có thể uống được, nhưng rượu chưa ngẫu kỹ, do đó phải ủ khoảng 3 tháng trở lên. Có khi người ta còn ủ 3 năm trở lên mới mang ra uống. Những vò rượu để lâu như vậy thường khoảng sáu, bảy tháng phải thay bã một lần, chỉ để lại nước cốt, còn bã đã được chiết xuất thành rượu cả rồi. Rượu cần 3 năm trở lên là rượu ngon nhất.

    Rượu cần
    Rượu cần
    Rượu cần
    Rượu cần
  6. Văn hóa ẩm thực của người Mường hình thành từ những món đơn giản dân dã, in đậm hương vị núi rừng, sông suối như thịt, cá, măng, rau rừng... Trong số đó, sẽ là thiếu sót khi không nhắc tới gà nấu măng chua. Trong tiết trời lạnh của mùa đông rất thích hợp để thưởng thức món măng chua nấu gà với mùi vị chua dịu nhẹ và thịt gà mềm mượt. Món măng chua nấu gà từ lâu đã nổi tiếng. Nói đến măng chua, hầu như trong mỗi góc bếp của người đồng bào Mường nơi đây đều có, bởi đây là món ăn đặc trưng mang hương vị của núi rừng. Mang nét truyền thống đặc sắc trong văn hóa ẩm thực người Mường đã có từ lâu.


    Để có món ăn đậm đà của thịt gà nấu măng chua ngoài khâu chọn măng thì khâu chọn gà cũng không kém phần quan trọng. Gà nuôi thả có trọng lượng từ 0,8 – 1 kg được làm sạch lông rồi mổ bỏ phần nội tạng, gà chặt ra thành miếng nhỏ, đem ướp với măng chua (măng muối càng lâu càng tốt) cùng với gia vị bóp ướp để từ 20 – 30 phút cho ngấm hương vị của măng và gia vị, sau đó cho vào nồi vần quanh bếp củi than khoảng 1-2 giờ. Khi thịt gà và măng đã chín nhừ rắc thêm một ít hạt dổi nướng giã nhỏ. Món này khi ăn, thịt gà, măng chua, hạt dổi được quyện với nhau.


    Với đồng bào Mường để thưởng thức món măng chua nấu thịt gà ngon thì không thể thiếu các loại rau ăn kèm như lá đu đủ, cải nương … ăn kèm thịt gà với các loại rau này sẽ tạo nên hương vị đặc sắc vị đắng lá đu đủ kết hợp với cay của rau cải nương cùng hương vị thơm ngon của măng chua nấu thịt gà sẽ tốt cho sức khỏe.

    Măng chua nấu thịt gà
    Măng chua nấu thịt gà
    Măng chua nấu thịt gà
    Măng chua nấu thịt gà
  7. Chả cuốn lá bưởi là món ăn không quá cầu kỳ nhưng chứa đựng nhiều kinh nghiệm, quan niệm về ẩm thực của người Mường. Nguyên liệu để chế biến món chả cuốn lá bưởi khá dễ kiếm, đó là sự kết hợp của các loại rau rừng và những thứ có trong vườn nhà.


    Quan trọng nhất là thịt heo của người Mường hay thường gọi là lợn Mường. Heo được người dân tự nuôi trong vườn nhà nên thịt săn chắc, ít mỡ. Loại thịt được chọn chế biến là thịt ba chỉ, có cả nạc lẫn mỡ. Thịt sau khi sơ chế, làm sạch, để ráo nước. Nói là món chả nhưng người Mường có hai cách chế biến thịt. Một là băm nhuyễn, hai là thái lát mỏng rồi ướp gia vị.


    Đồ ướp không thể thiếu các loại hạt, rau thơm được tìm trong rừng hoặc hái ở vườn nhà như hạt dổi, hạt sẻng (còn gọi là mắc khén), lá lốt, đinh lăng, ngò gai, tía tô, bạc hà… Người Mường thường ướp thêm chút nước mắm và bột ngọt để món ăn thêm thơm ngon, đậm đà. Trong thời gian chờ đợi thịt heo thấm các loại gia vị, người Mường sẽ chọn các loại lá bưởi dùng để cuốn.


    Chả cuốn lá bưởi ăn ngon nhất khi mới vừa lấy ra khỏi bếp than, còn hơi nóng bốc lên. Ăn một miếng đã thấy lá bưởi còn giòn rụm trong miệng lại thêm sự mềm ngọt của miếng thịt heo bên trong tạo nên sự hấp dẫn, lạ miệng của món ăn. Mỡ của thịt khi nướng được tiết ra, một phần bớt đi nhưng một phần mỡ hòa tan vào thịt tạo nên vị béo béo nhưng không ngán không ngậy. Mùi thơm nồng nàn của lá bưởi hòa quyện vào thịt càng tăng thêm dư vị của món ăn, kích thích vị giác người dùng. Một chút đắng lá bưởi, một chút cay, thơm nồng của các loại hạt, rau thơm cùng vị ngọt ngon của thịt tạo nên phong vị đặc trưng của món ăn. Cũng chính vì thế, chả cuốn lá bưởi trở thành đặc sản của người Mường. Với sự ngọt, đắng, cay của món chả cuốn lá bưởi, người Mường cho rằng, món ăn còn là vị thuốc quý cho cơ thể giúp tiêu hóa tốt, huyết áp ổn định...

    Chả cuốn lá bưởi
    Chả cuốn lá bưởi
    Chả cuốn lá bưởi
    Chả cuốn lá bưởi
  8. Đây là một trong những đặc sản dân tộc Mường được du khách cực kỳ yêu thích. Thịt trâu được thui trên bếp than cho thơm, sau đó cạo sạch lông, hầm cho lớp da bung mềm ra. Sau đó mang ra thái nhỏ, cho vào nồi hầm cùng với gạo tấm và lá lồm. Thịt trâu lá lồm có mùi vị đặc trưng của núi rừng với hương vị đậm đà khó quên.


    Thịt trâu sẽ được đem đi thui trên bếp than lớn, sau đó sẽ cạo thật sạch phần lông và hầm cho da bụng mềm ra. Tiếp đó là mang thịt đi thái nhỏ thành những miếng vừa ăn rồi cho vào nồi hầm cùng với một ít gạo tấm và lá lồm đặc trưng của món ăn.


    Sau khi hầm trong một khoảng thời nhất định thì bạn lấy ra và cho vào tô là đã có thể thưởng thức được rồi nhé! Với phần thịt mềm dai, thơm ngon cùng với vị chua chua đặc trưng của lá lồm, chắc chắn sẽ khiến bất kì ai khi thưởng thức qua rồi sẽ khó lòng mà quên đi được hương vị hấp dẫn đó.

    Thịt trâu nấu lá nồm
    Thịt trâu nấu lá nồm
    Thịt trâu nấu lá nồm
    Thịt trâu nấu lá nồm
  9. Trên mâm cỗ của người Mường (Hòa Bình) vào những dịp lễ Tết, không bao giờ thiếu món cá Ốt đồ. Món ăn này có cách chế biến gần giống với cá hấp ở dưới xuôi nhưng thời gian nấu lâu hơn khá nhiều. Nồi hấp cá được người Mường gọi là cái Ốt, có hình dáng tương tự cái chõ và cách làm chín bằng hơi ấy được người Mường gọi là đồ, giống như kiểu đồ xôi. Có lẽ đó là lý do mà cái tên cá Ốt đồ ra đời.


    Cá sau khi được bắt dưới ao lên, được đánh vẩy, bỏ ruột, xát muối cho thật sạch nhớt rồi đem ướp với các loại gia vị như: muối, hạt tiêu, gừng, xả, ớt, hạt dổi chừng 30 phút cho ngấm sau đó đem trộn với thật nhiều măng, gói đùm vào lá chuối và đặt lên Ốt đồ từ 10 – 12 tiếng.

    Lẫn trong mùi thơm của khói củi là mùi hương hấp dẫn của cá và những gia vị đặc trưng mang đậm hương vị của sản vật núi rừng vô cùng hấp dẫn. Món cá Ốt đồ ngon và đạt yêu cầu là phải chín thật nhừ, mềm mà không được nát. Cả cá và măng quyện với những loại gia vị thơm nức mũi, mềm mà ngọt, nhai được cả xương.

    Cá Ốt đồ
    Cá Ốt đồ
    Cá Ốt đồ
    Cá Ốt đồ
  10. Trên đất nước hình chữ S, mỗi một dân tộc đều có những nét văn hóa độc đáo, phong phú và đa dạng. Trong đó, hơn 1 triệu người thuộc dân tộc thiểu số đã tạo nên nền văn hóa với những nét đẹp riêng. Nét đẹp ấy có mộc mạc, giản dị, nhưng cũng không kém phần độc đáo, ấn tượng. Đó chính là nét đẹp của văn hóa của người Mường.


    Văn hóa của dân tộc Mường nói riêng không phải là gì đó bao la, rộng lớn, khó nắm bắt. Có thể dễ dàng thấy được văn hóa từ trong hương vị món ăn của người Mường. Những món ăn độc đáo như đĩa quéch, ngách lưỡi, banh nẳng (Pẻng năng), cá ướp chua,... và trong đó phải nhắc đến Pẹng goẹng.


    Nguyên liệu chính của món Pẹng goẹng là bột ướt làm từ gạo tẻ, nhân rắc vào bột ướt là cá con (bắt ở ao, suối) băm nhỏ đã được đảo qua đảo lại nhiều lần trên chảo. Sau đó, bánh được gói bằng lá chuối đem luộc cho đến chín. Bánh này thường được làm trong dịp giỗ chạp, hội hè.

    Pẹng goẹng là món ăn độc đáo của người dân tộc Mường
    Pẹng goẹng là món ăn độc đáo của người dân tộc Mường
    Pẹng goẹng là món ăn độc đáo của người dân tộc Mường
    Pẹng goẹng là món ăn độc đáo của người dân tộc Mường



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy