Top 8 Tác dụng phụ nguy hiểm của tỏi với sức khỏe khi dùng sai cách
Tỏi là một loại gia vị quen thuộc được sử dụng trong nhiều món ăn thân quen của người Việt nên rất được ưa chuộng. Không chỉ có mùi thơm đặc trưng khiến món ăn ... xem thêm...hấp dẫn hơn mà tỏi còn được biết đến là một vị thuốc quý trong Đông y chữa được nhiều loại bệnh khác nhau như chống viêm nhiễm, trị mụn, chống lão hóa, cải thiện chức năng tình dục và trị táo bón. Tuy nhiên, dùng tỏi cũng như con dao 2 lưỡi nếu lạm dụng hay dùng sai cách sẽ gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm, là mối đe dọa sức khỏe khôn lường. Hãy cùng Toplist điểm danh các tác dụng phụ bạn sẽ phải đối mặt nếu dùng tỏi sai cách nhé.
-
Có thể khẳng định đây chính là tác dụng phụ nguy hiểm nhất khi dùng tỏi sai cách. Khi bị ngộ độc tỏi bạn sẽ phải đối mặt với những cơn co thắt khó chịu trong dạ dày hoặc nguy hại hơn khi không kịp thời xử lý là dẫn đến tử vong.
Rất nhiều người có thói quen sử dụng tỏi ngâm lâu trong dầu hay để tỏi quá lâu trong tủ lạnh, dùng tỏi đã mọc mầm để chế biến thức ăn mà không biết rằng đó chính là nguy cơ dẫn đến ngộ độc. Chẳng hạn, khi tỏi kết hợp với trứng có thể biến thành chất độc gây hại cho cơ thể. Tỏi được chiên quá cháy sém sẽ tạo ra một chất rất độc, vì vậy chúng ta không nên ăn trứng cùng với tỏi. Hay cá trắm là một trong những thực phẩm “đại kỵ” với tỏi bởi cá trắm có tính bình, vị ngọt không phù hợp với tỏi, nếu cho tỏi vào dễ dẫn đến thức ăn gây chướng bụng và dễ sinh ra giun sán...vì vậy bạn không nên dùng tỏi kết hợp với cá trắm. Hãy sử dụng tỏi đúng cách nếu không muốn sức khỏe bị sa sút, gặp các rắc rối.
-
Tỏi có thể phản ứng với một số loại thuốc được kê theo toa đặc biệt là những loại thuốc chống đông máu được sử dụng sau khi tiến hành các tiểu phẫu hoặc ca phẫu thuật lớn. Không chỉ vậy, các chuyên gia y tế đã chỉ ra rằng khi sử dụng các thuốc điều trị HIV/AIDS mà ăn tỏi có thể dẫn đến những phản ứng nguy hiểm. Đặc biệt với những người đang sử dụng thuốc về các bệnh liên quan đến gan không nên ăn tỏi bởi tỏi có tính nóng, vị cay, người mắc các bệnh về gan khi ăn tỏi sẽ gây kích thích mạnh, tình trạng nóng gan sẽ nặng hơn, lâu dài dẫn đến tổn thương cho cơ quan này.
Chính vì thế khi đang sử dụng bất kì loại thuốc nào bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc có được dùng tỏi hay không, tuyệt đối không được liều lĩnh tự đoán tự dùng dẫn tới những hậu quả đáng tiếc.
-
Mặc dù là một sản phẩm hoàn toàn tự nhiên nhưng không phải ai cũng hợp và có khả năng dung nạp tỏi vào cơ thể. Một số người đã bị kích ứng với các thành phần có trong củ tỏi, trường hợp nhẹ thì nóng trong, phát ban, đầy hơi… trường hợp nặng hơn thì khó thở hoặc tính mạng bị đe dọa. Nếu ăn tỏi mà thấy các dấu hiệu như ợ nóng, đầy hơi... thì rất có thể bạn đã bị dị ứng với tỏi. Không những thế, một số hoạt chất được sinh ra trong quá trình giã tỏi có thể làm tổn thương bề mặt da, gây đỏ ửng, đau rát, phát ban, đặc biệt hay gặp ở những làn da nhạy cảm.
Nếu nếu ăn tỏi mà thấy các dấu hiệu như ợ nóng, đầy hơi... thì rất có thể bạn đã bị dị ứng với tỏi, tốt nhất nên ngưng ăn tỏi hoặc đến gặp bác sĩ da liễu ngay để có cách xử lý và kiểm soát kịp thời. -
Các chuyên gia y tế đã cảnh báo rằng việc ăn tỏi trong một thời gian dài chính là nguyên nhân khiến cho đôi mắt bị tổn thương bởi tỏi có chứa thành phần gây kích thích màng nhầy và mô kết mạc của mắt nên những người thị lực yếu và đang mắc các bệnh về mắt. Chính vì thế một khuyến cáo được đưa ra là những ai đang bị bệnh về mắt, bị hoa mắt hay suy giảm thị lực nên hạn chế tỏi trong khẩu phần ăn hàng ngày hoặc ngưng sử dụng là tốt nhất.
Nên ăn tỏi đúng liều lượng, tham khảo chỉ dẫn từ các chuyên gia dinh dưỡng để khai thác tối đa công dụng chứ không nên dùng theo bản năng hoặc cảm tính.
-
Allicin có trong tỏi được xem như một loại thuốc kháng sinh tự nhiên chống lại các vi khuẩn gây hại. Mặc dù vậy, những ai có đường tiêu hóa kém nên xem xét kĩ trước khi ăn tỏi vì chất allicin có thể khiến lớp niêm mạc ở thành ruột bị bào mòn, mỏng đi, hiện tượng xung huyết xuất hiện, phù nề, quá trình đào thải thức ăn gặp bất trắc từ đó dẫn đến tiêu chảy hoặc xảy ra biến chứng không mong muốn.
Do đó những ai có hệ tiêu hóa hơi nhạy cảm hoặc thường xuyên gặp các rắc rối khi tiêu hóa thức ăn nên chú ý trước khi quyết định dùng tỏi. -
Ăn tỏi lúc đang đói hoặc chỉ ăn tỏi mà không ăn kèm các loại thực phẩm khác thì rất dễ dẫn đến loét dạ dày. Bởi chất allicin (một thành phần của tỏi) dễ khiến cho tính kháng sinh trong tỏi phát tác, dẫn đến nóng trong dạ dày.
Chính vì vậy, nên ăn tỏi khi cần thiết, hoặc ăn kèm thực phẩm khác để đảm bảo dinh dưỡng cân bằng cho cơ thể cũng như bảo vệ dạ dày của bản thân. Đặc biệt với những người bị đau dạ dày khi ăn tỏi nên chú ý liều lượng trong giới hạn cho phép để phát huy tối ưu những công dụng của tỏi. -
Nếu ăn nhiều tỏi sống có thể gây đau nửa đầu. Tỏi có thể kích thích các dây thần kinh sinh ba để giải phóng các phân tử tín hiệu thần kinh neuropeptide gây ra tình trạng nhức đầu, đau đầu, khó chịu.
Tốt nhất mỗi nên ăn tỏi đã qua chế biến đúng cách, hơp lý theo nhu cầu dinh dưỡng để đảm bảo cân bằng, không gây tác dụng phụ đến các bộ phận cơ thể đặc biệt phần đầu.
-
Trong một số món ăn như thịt lợn rán, rau muống xào tỏi, bánh mì bơ tỏi, tôm rim tỏi, cánh gà nướng bơ tỏi…, tỏi góp phần làm cho món ăn dậy mùi thơm ngon, hấp dẫn. Với người bình thường, việc ăn tỏi mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như tăng cường sức đề kháng, cung cấp chất dinh dưỡng. Còn với mẹ bầu, việc ăn tỏi cần cẩn thận.
Dùng tỏi với số lượng lớn cũng có thể ảnh hưởng đến việc mang thai vì nó sẽ làm tăng các phản ứng làm loãng máu có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú nên tránh dùng nhiều tỏi trong thời gian này vì nó có thể gây chuyển dạ sớm.