Top 7 Tập tục hôn nhân kì lạ có một không hai ở Trung Quốc

Nhí Nhố 731 1 Báo lỗi

Trung Quốc nổi tiếng là một quốc gia có nhiều tập tục kì lạ, thú vị nhưng cũng không kém phần quái gở và rùng rợn. Những tập tục đó vẫn đang được người dân ... xem thêm...

  1. Minh Hôn hay còn gọi là đám cưới ma, là đám cưới mà cô dâu và chú rể đều đã qua đời hoặc một người còn sống một người đã chết. Minh Hôn là tập tục có từ lâu đời ở Trung Quốc. Bắt nguồn từ câu chuyện của một gia đình, có người con trai tên Tào Xung không may chết sớm nhưng vẫn chưa lập gia thất, người cha là Tào Quang vì quá đau xót và sợ con cô đơn nên đã hỏi cưới một tiểu thư chết yểu nhà họ Chân. Được sự đồng thuận, hai bên gia đình đã tổ chức đám cưới cho hai đứa con bạc mệnh của họ. Kể từ đó trở đi Minh Hôn đã trở thành một tập tục bắt buộc đối với tất cả những gia đình có con chết trẻ mà chưa lập gia thất.


    Tập tục này phổ biến nhất ở thời nhà Tống, cho đến nay nó đã bị xóa bỏ nhưng ở một số vùng hẻo lánh vẫn còn duy trì hủ tục này. Thậm chí, Minh Hôn còn bị biến tướng nhằm mục đích trục lợi cho kẻ xấu. Theo đó, những gia đình có con chết sớm sẽ tìm tới những người môi giới để thay họ tìm kiếm một người vợ (chồng) làm đám cưới với con mình, kể cả khi người đó còn sống. Nạn nhân của những vụ trao đổi này thường là những người thiểu năng, tật nguyền, mắc bạo bệnh,vv... Và đương nhiên, cái giá để trả cho những vụ trao đổi cả tính mạng con người là không hề nhỏ. Đôi khi, chính những gia đình tổ chức đám cưới ma còn cấu kết với kẻ môi giới để đạt được mục đích của mình.


    Minh Hôn đã và đang là nỗi khiếp sợ đối với tất cả mọi người, hủ tục này phải được loại bỏ triệt để để không còn những kẻ trục lợi xấu xa và những cái chết tức tưởi khi nạn nhân bị đem ra chôn sống một cách dã man.

    ảnh minh họa
    ảnh minh họa
    Minh Hôn
    Minh Hôn

  2. Tập tục về hôn nhân kì lạ tiếp theo ở Trung Quốc được nhắc đến có vẻ như đi ngược với chuẩn mực: người phụ nữ phải giữ gìn sự trong trắng của mình cho đến đêm động phòng ở đa số các quốc gia Châu Á. Nhưng kì lạ thay, tập tục này lại có thực, xuất hiện và tồn tại lâu đời ở Tây Tạng-Trung Quốc. Theo đó, những người con gái ở Tây Tạng nếu muốn kết hôn thì trước đó họ phải thuyết phục và ngủ với ít nhất 20 người đàn ông khác nhau.


    Theo quan niệm xưa của người Tây Tạng, con gái phải quan hệ tình dục được với 20 người đàn ông thì mới chứng tỏ họ đủ sự hấp dẫn. Ngoài ra, việc này cũng giúp các cô gái có thêm kinh nghiệm trong chuyện 'giường chiếu" để phục vụ chồng, đặc biệt là khi nơi đây theo chế độ đa phu (anh em ruột lấy chung một vợ).

    Do đó, các cô gái phải đi khắp nơi để tìm được ít nhất 20 người đàn ông đồng ý ngủ với mình rồi làm họ thỏa mãn. Sau đó, các cô gái sẽ xin một vật kỷ niệm của người đàn ông để đem về làm chứng cho các vị già làng. Đủ 20 kỷ vật thì cô gái đó sẽ đủ điều kiện lấy chồng. Mục đích chính của việc lấy vợ ở đây là nhằm bảo vệ đất đai nên sự trinh trắng của người phụ nữ không được đề cao.

    Phụ nữ Tây Tạng phải ngủ với 20 người đàn ông trước khi kết hôn
    Phụ nữ Tây Tạng phải ngủ với 20 người đàn ông trước khi kết hôn
    Quan hệ với 20 người đàn ông mới được kết hôn
    Quan hệ với 20 người đàn ông mới được kết hôn
  3. Một tộc người khác ở Trung Quốc cũng duy trì chế độ hôn nhân đa phu đó là tộc người Duy Ngô Nhĩ hay còn gọi là uyghur. Tổ tiên của người Duy Ngô Nhĩ là người Hồi Hột, là một dân tộc Trung Á sống chủ yếu ở Tân Cương Trung Quốc.


    Người Duy Ngô Nhĩ được thừa hưởng nét đẹp lai giữa châu Á và châu Âu nên vẻ bề ngoài luôn thu hút với nước da trắng, gương mặt thanh tú, đôi mắt to và sâu, lông mày dài và rậm, sống mũi cao thẳng và dáng người cao ráo. Ở nơi đây, một người phụ nữ có thể lấy nhiều người đàn ông tùy thích. Các ông chồng cũng chung sống rất hòa thuận với nhau. Điển hình là việc, nếu một ông chồng muốn gần gũi vợ mình ngày hôm đó, họ sẽ để lại một đồ vật bất kì làm tin, những ông chồng khác thấy sẽ tự giác tránh đi.

    ảnh minh họa
    ảnh minh họa
    Ảnh minh hoạ
    Ảnh minh hoạ
  4. Điều tưởng như không thể xảy ra này lại được dân tộc Bạch ở Trung Quốc chấp nhận và coi như một nét đẹp văn hóa. Người Bạch (chữ Hán: 白族), xưa còn được gọi là Dân Gia (民家), là một trong 56 dân tộc được Cộng hòa nhân dân Trung Hoa chính thức công nhận. Dân số theo thống kê năm 2000 là 1.858.063. Người Bạch sống chủ yếu ở các tỉnh Vân Nam (Đại Lý), Quý Châu và Hồ Nam. Phụ nữ thuộc dân tộc Bạch, mặc dù đã kết hôn với người chồng hiện tại nhưng vẫn được phép hẹn hò với tình cũ tối đa ba ngày trong một năm.


    Khi gặp gỡ tình cũ, hai người có thể tâm sự ôn lại kỉ niệm xưa, thậm chí là ăn nằm với nhau ba ngày mà không bị gia đình cấm đoán hay chê trách, khinh miệt. Hết ba ngày, ai trở về nhà người nấy, sau một năm họ lại có thể tiếp tục gặp nhau nếu muốn.

    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh hoạ
    Ảnh minh hoạ
  5. Người Moso là cộng đồng duy nhất tại Trung Quốc còn duy trì chế độ mẫu hệ và tập tục "Tẩu Hôn" nam không dựng vợ, nữ không gả chồng. Tẩu hôn hay còn được biết đến với tên gọi Thăm Hôn, là nét đẹp văn hóa không thể tách rời của dân tộc Moso và cũng là tập tục được nhiều người biết đến.


    Ở tộc Moso không có khái niệm kết hôn hay vợ chồng, những đôi trai gái có quan hệ Tẩu Hôn đều ở trong gia đình mẫu hệ của họ đến suốt đời. Buổi tối, các chàng sẽ tìm đến ngôi nhà cô gái mà họ thích rồi cùng cô gái đó ân ái thâu đêm tới sáng hôm sau mới trở về. Biệt danh mà họ dùng để gọi nhau là "A Tiêu" nghĩa của nó cũng gần giống như vợ chồng. Số lượng chàng trai đến thăm hôn cũng không bị giới hạn, khi hai người không còn tình cảm với nhau nữa thì quan hệ tẩu hôn giữa họ cũng chấm dứt, họ không bị ràng buộc trong bất cứ mối quan hệ nào. Những đứa con cùng mẹ được sinh ra từ tục tẩu hôn cũng không hề biết cha chúng là ai, tuy nhiên chúng vẫn yêu thương và hòa thuận với nhau trong một mái nhà cho tới khi chết đi.

    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Tẩu Hôn
    Tẩu Hôn
  6. Bó chân là một tập tục xuất hiện ở Trung Quốc và có thời gian tồn tại lên tới hàng nghìn năm. Vào thời nhà Tống, những người phụ nữ bắt đầu quấn cho con gái họ (các bé từ 2-5 tuổi, xương bàn chân chưa phát triển) những dải lụa có chiều dài từ 3m, rộng khoảng 5cm, được ngâm vào hỗn hợp thảo dược và máu động vật. Việc quấn chân được thực hiện hai lần mỗi ngày, mỗi lần quấn tiếp theo sẽ phải chặt hơn lần quấn trước để xương chân sau khi bị bẻ gẫy và uốn gập về phía gót chân được cố định và không có cơ hội trở về trạng thái ban đầu. Quá trình bó chân gây ra rất nhiều đau đớn cho những đứa trẻ, không may mắn thì đôi chân có thể nhiễm trùng, hoại tử, phần móng chân mọc dài ra lại đâm ngược vào bàn chân khiến thịt thối rữa và đôi khi những ngón chân còn bị rụng ra.

    Xuất xứ của tục bó chân bắt nguồn từ câu chuyện của một cung phi tên Triệu Phi Yến. Nàng đã quấn những dải lụa quanh chân khi nhảy múa, Hán Thành Đế vì rất ấn tượng với điệu nhảy của nàng nên đã ra lệnh cho các cung phi khác bắt chước theo. Theo quan niệm của người Trung Quốc xưa, bó chân là một biện pháp kiểm soát và củng cố đức hạnh của nữ giới. Những người phụ nữ bị bó chân sẽ khó khăn hơn trong việc đi lại, vì vậy khả năng họ ra khỏi nhà và ngoại tình gần như là không có. Hơn nữa những người phụ nữ bó chân sẽ có cơ hội lấy chồng cao hơn những người không theo tập tục này.

    Tàn tích mà tục bó chân gây ra vẫn được tìm thấy ở một số cụ già Trung Quốc
    Tàn tích mà tục bó chân gây ra vẫn được tìm thấy ở một số cụ già Trung Quốc
    Tục bó chân ở Trung Quốc.
    Tục bó chân ở Trung Quốc.
  7. Bộ tộc Ma Thoa sống ở quanh hồ lugu tỉnh Vân Nam và Tứ Xuyên Trung Quốc có tập tục mà ở đó, phụ nữ được quyền quan hệ với bất kì người đàn ông nào họ thích mà không bị ngăn cấm hay dè bỉu, chê bai.


    Có thể nói, đây là tộc người mà phụ nữ nắm giữ gần như toàn bộ quyền lực, quyết định tất cả các vấn đề trọng đại trong gia đình như: tài chính, đất đai, nuôi dạy con cái... Phụ nữ Ma Thoa ở tuổi 13 đã không còn trinh trắng, họ bắt đầu được ở phòng riêng và mời bất cứ người đàn ông nào họ thích tới nhà.


    Các tài liệu truyền thông về văn hoá của người Ma Thoa có xu hướng làm nổi bật tính dục kỳ lạ gọi là tẩu hôn (chữ Hán: 走婚, bính âm: zǒu hūn), mà nhiều người Trung Quốc diễn giải là "tình yêu tự do". Họ sống theo chế độ mẫu hệ đa phu, một vùng đất mà phụ nữ cai trị. Trong một gia đình thì người đàn ông sống cùng người thân và đảm nhận chăn nuôi, đánh cá,... Tuy nhiên ở vai trò người chồng thì đàn ông không phải là thành viên thường trực, và không chịu trách nhiệm về kinh tế cũng như trong việc nuôi dạy con cái. Trong một số trường hợp quan sát được thì nam giới chỉ có mặt để làm bạn tình trong vài ngày.

    Theo quan niệm về lịch sử loài người thịnh hành ở Trung Quốc, thì lối sống đó mang đặc tính của một xã hội chưa phát triển, còn sót lại từ thời xã hội nguyên thủy.

    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh hoạ
    Ảnh minh hoạ



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy