Top 10 Thí nghiệm vui với nước cực độc đáo cho trẻ nhỏ

Nguyễn Thu Hường 5407 0 Báo lỗi

Nước chiếm 70% diện tích bề mặt trái đất của chúng ta. Là vật thể quen thuộc với hầu hết mọi người và đặc biệt gần gũi với trẻ nhỏ. Nhưng những điều kì diệu về ... xem thêm...

  1. Chuẩn bị:

    • Một chiếc đĩa
    • Đá
    • Một chai nước tinh khiết để lạnh.

    Thực hiện:

    • Lấy chai nước khoáng được để trong ngăn đá tủ lạnh đổ vào đĩa chứa đá.

    Hiện tượng gì sẽ xảy ra?

    • Bạn sẽ thấy dòng nước đang đổ vào đĩa chứa đá sẽ đông lại tức khắc.

    Với thí nghiệm làm đông nước ngay tức thì này bạn còn một cách thực nghiệm khác tạo ra hiện tượng nữa bạn cùng con có thể thử nữa đó.


    Chuẩn bị:

    • Một đồng tiền xu
    • Một chiếc cốc chứa nước khoáng lạnh

    Thực hiện:

    • Cho một viên đá vào cốc chứa nước khoáng lạnh.

    Hiện tượng:

    • Nước trong cốc sẽ bị đông lại ngay tức khắc.

    Giải thích cho hai thí nghiệm độc đáo này như sau:

    • Thông thường khi nước xuống dưới 0 độ C (hay 32 độ F), nước sẽ xảy ra hiện tượng đóng băng. Nhưng nếu bạn sử dụng nước tinh khiết thì nước sẽ tạo nên một trạng thái khác với tên gọi “nước siêu lạnh” – supercooled water. Nước này có thể đạt dưới 0 độ C mà vẫn không hề bị đóng băng.

    Vì sao ư?

    • Đó là bởi vì nước muốn hoá rắn cần có các tinh thể lạ – Nucleation (mầm nguyên tử) – bên trong. Ví dụ như bụi, và nước tinh khiết thì không có chuyện này.
    • Tuy nhiên chỉ cần một tác động nhỏ như vỗ vào chai hoặc rót nước, các bong bóng nước (hoặc vật thể lạ) sẽ xuất hiện và nước ngay lập tức bị đóng băng. Khi đã có những chai nước lạnh dưới 0 độ C, chỉ cần đổ lên một bề mặt khác, hay đơn giản là chạm ngón tay vào nước, nước trong chai sẽ hóa đá ngay lập tức.

    Đây thật sự là một thí nghiệm vui với nước thú vị mà bất kì cha mẹ, thầy cô nào cũng nên ghi nhớ để có thể cùng con trẻ thực hiện. Thí nghiệm này cực kì an toàn. Chúng dạy cho con tính chất đặc biệt của nước tinh khiết.


    Thí nghiệm đóng băng nước lạnh ngay tức thì
    Thí nghiệm đóng băng nước lạnh ngay tức thì
    Hướng dẫn cách làm

  2. Chuẩn bị:

    • Một chai nước khoáng,
    • Một vài trái nho

    Thực hiện:

    • Thả lần lượt vài trái nho vào chai nước khoáng

    Hiện tượng:

    • Các quả nho “nhảy múa” - chuyển động trong chai nước

    Thí nghiệm vui với nước cực độc đáo này sẽ giúp con học được về những tính chất vật lý của nước, về xu hướng chuyển động của vật thể trong nước đấy bố mẹ nhé!


    Thí nghiệm những trái nho nhảy múa trong nước
    Thí nghiệm những trái nho nhảy múa trong nước
    Hướng dẫn cách làm
  3. Chuẩn bị:

    • Một tờ giấy có vẽ các mũi tên cùng chiều
    • Một cốc nước

    Thực hiện:

    • Đặt cốc nước trước tờ giấy

    Hiện tượng:

    • Các mũi tên trên tờ giấy sẽ bị đảo chiều khi nhìn qua cốc nước

    Sẽ thật ảo diệu khi dưới góc nhìn của các con chiều mũi tên đã bị đảo ngược đúng không bố mẹ. Lũ trẻ sẽ trầm trồ trước khả năng “ siêu phàm” của bố mẹ. Nhưng hãy giải thích cho con rằng đó chỉ là những thí nghiệm vui với nước đơn thuần mà thôi. Từ đó dạy con những bài học về nước và những tính chất của nó nhé bố mẹ.


    Thí nghiệm đảo ngược hướng mũi tên
    Thí nghiệm đảo ngược hướng mũi tên
    Hướng dẫn cách làm
  4. Chuẩn bị:

    • Một cốc nước,
    • Lò vi sóng,
    • Các vật thể bất kì có thể thả vào cốc nước: vỏ sò, 1 chiếc thìa, 1 chút muối,..

    Thực hiện:

    • Cho cốc nước vào lò vi sóng. Sau một thời gian, lấy cốc nước ra
    • Bỏ vào cốc nước một vài vật nhỏ bất kì đã chuẩn bị

    Hiện tượng:

    • Cốc nước sôi lên và làm trào nước ra ngoài

    Tại sao lại như thế nhỉ?


    Đó chính là câu hỏi của trẻ khi quan sát thí nghiệm vui với nước cực độc đáo trên. Hãy tìm cách giải thích cho trẻ về hiện tượng này của nước. Và đặc biệt nhớ nhắc trẻ đứng xa khu vực mình làm thí nghiệm vì nước nóng có thể làm bỏng trẻ. Cùng con vui nhưng nhớ giữ an toàn cho bé nha.


    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Làm nước sủi lên với lò vi sóng
    Làm nước sủi lên với lò vi sóng
  5. Chuẩn bị:

    • Một chai nước khoáng,
    • Một cây đinh,
    • Một bút laser

    Thực hiện:

    • Dùng cây đinh đục 1 lỗ trên thân chai nước khoáng
    • Dùng bút laser chiếu thẳng từ hướng đối diện của lỗ đã đục ở trên thân chai nước

    Hiện tượng:

    • Ánh sáng từ bút laser bị uốn lại. Ánh sáng không truyền thẳng nữa mà lại đi từ bút laser qua lỗ đã đục trên thân chai rồi uốn lại đường đi của nước chảy ra ngoài.

    Thí nghiệm vui với nước cực độc đáo này giúp ta tạo ra “dòng ánh sáng” rất đặc biệt đấy. Con em bạn sẽ phải thốt lên về sự thú vị của thí nghiệm khoa học vui dễ làm này.


    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Hướng dẫn cách làm
  6. Chuẩn bị:

    • Một đồng xu,
    • Bát to chứa nước
    • Một miếng giấy nhỏ

    Thực hiện:

    • Bỏ miếng giấy vào trong nước trước tiên, sau đó bỏ đồng xu lên tờ giấy.
    • Tiếp theo rút tờ giấy ra, đồng xu sẽ nổi trên mặt nước.

    Hiện tượng:

    • Đồng xu nổi bồng bềnh trên mặt nước.

    Tại sao nước không trào ra khỏi đồng xu mà đầy lên đầy mặt đồng xu như vậy nhỉ? Cùng con lý giải hiện tượng này bố mẹ nhé!


    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Hướng dẫn cách làm
  7. Chuẩn bị:

    • Một chiếc đĩa,
    • Một cây nến đang cháy,
    • Một chiếc cốc thủy tinh,
    • Một cốc nước màu để dễ quan sát hiện tượng

    Thực hiện:

    • Đổ nước màu vào đĩa.
    • Đặt cây nến đang cháy vào đĩa nước màu.
    • Úp chiếc cốc lên trên cây nến đang cháy.
    • Hiện tượng: Nến tắt dần và nước màu dần dâng lên trong cốc

    Lý giải hiện tượng:

    • Lúc đầu, ngọn lửa làm nóng không khí bên trong cốc được úp phía trên và lượng không khí nóng này giãn ra và mở rộng nhanh chóng, một số thoát ra từ dưới cốc, nơi bạn có thể quan sát thấy bong bóng.
    • Khi ngọn lửa yếu dần và tắt hẳn (do thiếu oxy), không khí trong cốc giảm nhiệt đột ngột. Không khí lạnh chiếm ít không gian hơn. Sự co rút đó tạo ra một chân không yếu hay áp suất thấp hơn bên trong cốc. Áp suất bên ngoài cao hơn đẩy nước trên đĩa vào trong cốc. Đến khi áp suất ở trong và ngoài đạt được trạng thái cân bằng nhau, nước sẽ ngừng dâng lên.

    Đây hẳn là một thí nghiệm vui với nước cực độc đáo mà bất kì bố mẹ nào cũng nên nằm lòng để cùng con thực hiện. Bạn có thể cùng các bé thực hiện thí nghiệm này tại nhà. Chúng hoàn toàn dễ làm và không gây hại cho bé. Ngoài ra chúng giúp bạn truyền tải đến bé bài học về áp suất không khí, về sự giãn nở không khí nữa đấy!


    Thí nghiệm đốt nến và dẫn nước vào ống
    Thí nghiệm đốt nến và dẫn nước vào ống
    Hướng dẫn cách làm
  8. Chuẩn bị:

    • Một túi zip có chứa đầy nước và được đóng chặt
    • Một vài cây đinh hoặc kim

    Thực hiện:

    • Đâm lần lượt các cây đinh/kim vào túi nước

    Hiện tượng:

    • Túi nước không hề bị rò rỉ và nước không tràn ra ngoài. Nhưng khi bạn từ từ rút cây đinh/kim đang ghim vào túi zip nước sẽ tràn và rỉ ra ngoài.

    Lũ trẻ sẽ tò mò lắm về hiện tượng này đấy!


    Thí nghiệm đâm thủng túi nilon
    Thí nghiệm đâm thủng túi nilon
    Hướng dẫn cách làm
  9. Chuẩn bị:

    • Hai chiếc cốc,
    • Dầu thực vật,
    • Nước màu,
    • Một lá bài.

    Thực hiện:

    • Cốc 1: đổ đầy nước màu.
    • Cốc 2: đổ đầy dầu thực vật.
    • Dùng 1 lá bài đặt lên cốc 1 rồi úp ngược và giữ chặt sao cho nước không bị tràn ra ngoài.
    • Úp cốc 1 lên trên cốc 2 với lá bài ngăn ở giữa.
    • Từ từ rút lá bài ngăn cách ra khơi 2 cốc.

    Hiện tượng:

    • Dầu thực vật từ cốc số 2 sẽ trào ngược lên và thay thế nước ở cốc số 1 và ngược lại, nước màu ở cốc số 1 sẽ bị đẩy xuống vị trí của cốc số 2.

    Đây là một thí nghiệm vui với nước độc đáo nhưng cũng rất thiết thực trong cuộc sống của bé. Thí nghiệm này cho ra hiện tượng như vậy là vì tính chất riêng của nước và dầu ăn. Do dầu ăn có khối lượng riêng nhỏ hơn nước dẫn đến khi rút lá bài ra dầu ăn sẽ nổi lên trên nước. Hiện tượng các bé nhìn thấy được là việc dầu ăn đổi vị trí với cốc nước màu. Đây hẳn là một thí nghiệm độc đáo với bất kì em bé nào.


    Thí nghiệm thú vị cùng dầu thực vật và nước màu
    Thí nghiệm thú vị cùng dầu thực vật và nước màu
    Hướng dẫn cách làm
  10. Chuẩn bị:

    • Tăm tre,
    • Nước

    Thực hiện:

    • Bẻ đôi từng que tăm và xếp chúng lại sao cho các đoạn giữa bị bẻ tụ tại một điểm.
    • Nhỏ nước vào điểm giữa ấy

    Hiện tượng:

    • Các điểm giữa bị bẻ đôi giãn ra và có xu hướng nắn thẳng trở lại và tạo thành hình ông sao.

    Thí nghiệm khoa học thú vị này sẽ tạo ra một hiện tượng rất thú vị với lũ trẻ nhà bạn đấy. Những chiếc tăm tre bị bẻ gãy sẽ biến hình thành ngôi sao trước mắt trẻ. Hãy lồng ghép bài học vật lý cùng hình họa vào với nhau để dạy cho trẻ các bậc phụ huynh nhé!


    Thí nghiệm tăm gãy hóa ngôi sao
    Thí nghiệm tăm gãy hóa ngôi sao
    Tăm gãy hóa ngôi sao
    Tăm gãy hóa ngôi sao



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy