Top 7 Tiêu chí lựa chọn sản phẩm bổ mắt an toàn, phù hợp nhất cho trẻ em
Thuốc bổ mắt cho trẻ em là các sản phẩm giúp cung cấp dinh dưỡng, bổ sung dưỡng chất nuôi dưỡng mắt, giúp trẻ tăng cường thị lực, giảm mệt mỏi, hạn chế nguy cơ ... xem thêm...cận thị ở trẻ. Việc sử dụng thuốc bổ mắt cho trẻ em để bổ sung dưỡng chất, tăng cường thị lực là giải pháp được nhiều phụ huynh lựa chọn khi muốn chăm sóc mắt cho con em. Nhưng giữa thị trường vô vàn loại thuốc bổ mắt, thật giả lẫn lộn, được quảng cáo với chức năng “thần thánh” như hiện nay, lựa chọn như thế nào cho đúng là điều khiến không ít phụ huynh đau đầu. Toplist sẽ giúp bạn lưu ý một số tiêu chí để chọn sản phẩm bổ mắt phù hợp nhất cho con.
-
Khi chọn thuốc bổ mắt cho trẻ em phụ huynh cần quan tâm đến thành phần, dưỡng chất có trong sản phẩm có an toàn, có đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cho mắt hay không. Một số dưỡng chất thiết yếu cần chú ý như sau:
Chất chống oxy hóa:
- Chất chống oxy có trong thuốc bổ mắt nắm giữ vai trò dọn dẹp và loại bỏ chất thải chuyển hóa của cơ thể, ngăn chặn nguy cơ tiến triển của mọi bệnh lý về mắt.
- Thuốc bổ mắt tốt phải chứa chất chống oxy hóa nội sinh đồng thời tạo ra lớp bảo vệ mắt trước những tác nhân gây hại như ánh sáng xanh.
Các nhóm dinh dưỡng cần thiết:
- Vitamin A: Đây là chất chống oxy hóa, có tác dụng bảo vệ mắt, tăng cường sức khỏe niêm mạc và giác mạc, ngoài ra còn giúp mắt hình thành sắc tố thị giác để có thể thích ứng tốt hơn trong bóng tối.
- Vitamin nhóm B: hỗ trợ gia tăng sự trao đổi chất của tế bào mắt, duy trì thị lực khỏe mạnh, ngăn mờ mắt, mỏi mắt, chảy nước mắt.
- Nguyên tố vi lượng: Kẽm, magie, sắt…đóng vai trò nuôi dưỡng, tăng sức đề kháng cho mắt, cải thiện thị lực.
Axit béo omega 3 (DHA & EPA): giúp chống thoái hóa điểm vàng, giảm khô mắt ngoài ra còn giúp phát triển trí não đặc biệt là ở trẻ em. - Dưỡng chất thiên nhiên có khả năng bảo vệ thủy tinh thể và võng mạc: ưu tiên sản phẩm từ thiên nhiên có tác dụng gia tăng tổng hợp Thioredoxin một cách tự nhiên nhằm bảo vệ thủy tinh thể và võng mạc – hai bộ phận quan trọng nhất của mắt.
-
Đây là tiêu chí quan trọng để đánh giá độ an toàn của thuốc, tránh những tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng. Do đó, khi lựa chọn thuốc bổ mắt người dùng nên tìm hiểu thành phần trong thuốc có chứa chất gây hại cho sức khỏe không, đã được kiểm chứng lâm sàng bởi các cơ quan, tổ chức y tế uy tín hay chưa. Đôi mắt của trẻ còn rất nhạy cảm và mắt của chúng ta cũng là giác quan nhạy cảm nhất cũng như chịu sức ép lớn nhất trong sinh hoạt hàng ngày.
Chính vì thế 1 sản phẩm tốt cho mắt chắc chắn phải được kiểm nghiệm khoa học thì mới thực sự có hiệu quả hoặc ít nhất là chúng không gây hại cho mắt của trẻ. Ba mẹ cần lưu ý tìm hiểu kĩ tài liệu kiểm chứng của sản phẩm trong quá trình chọn thuốc bổ mắt cho trẻ.
-
Nên chọn các sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và được phân phối bởi những nhà phân phối uy tín, có giấy chứng nhận - cấp phép bởi các cơ quan có thẩm quyền. Cần lựa chọn các sản phẩm được bào chế theo công nghệ hiện đại có công thức và thành phần rõ ràng, có mã vạch kiểm định và được nhập khẩu chính quy (nếu mua hàng ngoại) để đảm bảo an toàn cho sức khỏe đôi mắt.
"Tiền nào của ấy", đắt chắc chắn sẽ xắt ra miếng nên ba mẹ đừng tiếc tiền với những sản phẩm thực phẩm chức năng cho cơ thể, chúng chắc chắn sẽ không rẻ nhưng bù lại hiệu quả sẽ kéo dài mãi và chắc chắn tốt hơn thuốc chữa bệnh. Sử dụng thuốc bổ là để phòng ngừa và bảo vệ cho mắt khỏi các bệnh lý sau này nên bạn mẹ cần yêu cầu khắt khe với sản phẩm mình sẽ sử dụng chú ý giấy phép và chọn thương hiệu nổi tiếng được nhiều người tin dùng.
-
Khi chọn thuốc bổ mắt cho trẻ em ngoài lựa chọn sản phẩm có thương hiệu, lưu ý đến thành phần cơ chế trong thuốc, phụ huynh nên chọn những loại thuốc được các chuyên gia nhãn khoa khuyên dùng phù hợp theo từng độ tuổi. Tránh việc dùng không đúng thuốc ảnh hưởng đến sức khỏe, gây suy giảm thị lực nghiêm trọng hơn.
Khi chọn mua thuốc bổ mắt cần lưu ý thuốc phải đảm bảo thành phần, bổ sung đa dạng dưỡng chất cho mắt nhưng phải đảm bảo cân đối. Nếu dư thừa sẽ gây phản tác dụng như: omega, vitamin A liều cao sẽ gây độc cho gan, loãng xương, tiêu chảy, buồn nôn, teo dây thần kinh thị giác... Điều này chắc chắn ba mẹ phải tham khảo ý kiến của chuyên gia nhãn khoa để có lựa chọn thích hợp nhất cho trẻ nhé. -
Một số loại thuốc bổ mắt kém chất lượng, trôi nổi không rõ nguồn gốc, khi sử dụng ngoài gây hại cho mắt còn ảnh hưởng đến sức khỏe. Hoặc đơn giản hơn nếu ba mẹ chọn sản phẩm không phù hợp với lứa tuổi của con, sản phẩm khiến con thừa chất cần thiết, sản phẩm không đúng mục đích khắc phục tật mắt con đang gặp phải thì có thể sẽ phản tác dụng đó.
Một số sản phẩm có tác dụng phụ nhẹ hoặc khiến con dị ứng, ba mẹ cũng cần lưu ý điểm này. Vì vậy, khi chọn mua thuốc bổ mắt cho trẻ, phụ huynh cần tìm chọn sản phẩm an toàn, phù hợp với độ tuổi con em.
-
Để sử dụng thuốc hiệu quả, ba mẹ cũng cần cải thiện chế độ dinh dưỡng của trẻ phù hợp với thuốc mà trẻ đang sử dụng. Cố gắng bổ sung đủ các nguồn dinh dưỡng có lợi cho mắt như:
- Thực phẩm giàu vitamin A: Gan động vật, các loại trứng, sữa, cá chép, thịt vịt…
- Thực phẩm giàu beta-caroten (sẽ chuyển hóa thành vitamin A khi vào cơ thể): Rau củ quả có màu vàng cam như đu đủ, cà rốt, bí đỏ,…rau có màu xanh đậm như như súp lơ xanh, rau ngót, rau bina, rau ngót,…
- Thực phẩm giàu vitamin C: Các loại trái cây có vị chua như chanh, bưởi, dâu tây, cà chua, nho, dứa…
- Thực phẩm giàu vitamin E: Các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu đậu phộng, các loại hạt (hạt bí, hạt dưa…).
- Thực phẩm giàu lutein: bắp (ngô), cải bó xôi, trứng, cải xoăn…
- Thực phẩm giàu Omega 3: Quả óc chó, cá hồi, cá thu,…
-
Để có được đôi mắt luôn sáng khỏe, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh lý về mắt thì cần chế độ dinh dưỡng phải để mắt nghỉ ngơi, có thói quen sinh hoạt khoa học, ngủ đủ giấc, không thức khuya. Sản phẩm thuốc bổ mắt cũng vậy để phát huy tác dụng tốt nhất cần phải được kết hợp với một chế độ sinh hoạt khoa học. Hãy tập cho trẻ những thói quen như:
- Học tập nơi đủ sáng, đọc và viết đúng khoảng cách quy định cũng giúp chăm sóc và bảo vệ mắt, giảm nguy cơ cận thị. Khoảng cách đọc sách và viết với học sinh là 25 – 40 cm.
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử, điện thoại, máy tính, ipad, tivi. Thay vì giải trí bằng mắt hãy cho các bé giải trí bằng âm nhạc, vận động thể lực.
- Theo Viện Khoa học Trẻ em Mỹ (American Academy of Pediatrics - AAP), trẻ em trong tầm từ 3-12 tuổi chỉ nên dành tối đa 2 tiếng một ngày cho việc sử dụng các thiết bị giải trí như: TV, máy tính bảng, điện thoại, máy chơi game,… Với trẻ từ 2 tuổi trở xuống thì không nên cho tiếp xúc. (Nguồn: Consumer Reports, MedlinePlus, NPR).
- Khi phải tiếp xúc với máy tính hãy thực hiện quy tắc 20-20-20: sau 20 phút làm việc với máy tính, hãy nhìn vào một vật nào đó trong 20 giây ở cách xa 20 feet (khoảng 6m). Sự nghỉ ngơi này sẽ giúp mắt và hệ thần kinh được thư giãn.