Top 10 Trận thắng đậm nhất trong lịch sử các kỳ World Cup
World Cup được xem là sự kiện bóng đá lớn nhất hành tinh, thu hút sự quan tâm đông đảo của người hâm mộ trên thế giới. Hãy cùng Toplist tìm hiểu những trận ... xem thêm...bóng có cách biệt tỉ số lớn nhất trong lịch sử World Cup nhé!
-
Hungary 10-1 El Salvador (1982)
Hungary - El Salvador là lượt trận thứ hai ở Bảng 3 của vòng bảng tại Giải vô địch bóng đá thế giới 1982. Trận đấu được diễn ra tại Sân vận động Manuel Martínez Valero ở Elche, Tây Ban Nha, vào ngày 15 tháng 6. Hungary thắng chung cuộc 10-1, qua đó thiết lập kỷ lục về trận đấu có tỉ số cách biệt nhất trong lịch sử Giải vô địch bóng đá thế giới.
Cầu thủ vào sân từ ghế dự bị László Kiss của Hungary lập 1 cú hat-trick, trở thành cầu thủ duy nhất lập 1 cú hat-trick mà vào sân từ ghế dự bị ở World Cup, và lập 1 cú hat-trick nhanh nhất, trong khoảng 7 phút. Tuy nhiên cả hai đội đều không vượt qua vòng bảng, đứng sau Bỉ và Argentina.
-
Nam Tư 9-0 Zaire (1974)
Zaire, bây giờ được gọi là CHDC Congo, trải qua kỳ World Cup đầu tiên thất vọng. Họ thua Scotland 0-2 ở trận mở màn, rồi thảm bại trước Nam Tư (áo trắng) và dừng bước từ vòng bảng. Dusan Bajevic lập hat-trick, trong khi sáu bàn còn lại được chia đều cho sáu cầu thủ.
Ở hai trận còn lại, Nam Tư hòa Brazil 0-0 và Scotland 1-1 để đi tiếp với ngôi đầu. Nhưng Nam Tư không vượt qua vòng bảng thứ hai khi thua cả ba trận, trước Tây Đức 0-2, Ba Lan 1-2 và Thụy Điển 1-2. -
Thụy Điển 8-0 Cuba (1938)
Các đội dự World Cup 1938 không đá vòng bảng, mà lập tức đá vòng loại trực tiếp. Do Áo rút lui, Thụy Điển được xử thắng 3-0 ở vòng 16 đội, trước khi hủy diệt Cuba (áo trắng) ở tứ kết. Harry Andersson và Gustav Wetterstrom cùng lập hat-trick, với hai bàn còn lại được ghi do công Tore Keller và Arne Nyberg.
Tại bán kết, Thụy Điển thua Hungary 1-5 rồi thua nốt Brazil 2-4 ở trận tranh hạng Ba. -
Uruguay 8-0 Bolivia (1950)
Do Pháp rút lui khỏi giải đấu ở Brazil ở Brazil nên Uruguay chỉ đá 1 trận ở vòng bảng World Cup 1950. Kết quả là họ đánh bại Bolivia với tỷ số 8-0. Oscar Miguez lập hat-trick, Juan Alberto Schiaffino ghi 2 bàn. Trong khi đó, Ernesto Vidal, Julio Perez, Alcides Ghiggia mỗi người đóng góp 1 pha lập công.
Theo thể thức, 13 đội dự World Cup 1950 được chia thành bốn bảng đấu vòng một với đội đứng đầu mỗi bảng sẽ tiến vào vòng cuối cùng, thi đấu theo thể thức vòng tròn tính điểm để xác định nhà vô địch. Ở vòng này, Uruguay hòa Tây Ban Nha 2-2, thắng Thụy Điển 3-2 và Brazil 2-1 để lần thứ hai vô địch World Cup, sau năm 1930. -
Đức 8-0 Saudi Arabia (2002)
Ở trận mở màn bảng E World Cup 2002 diễn ra ở Nhật Bản và Hàn Quốc, ĐT Đức dễ dàng đánh bại Ả Rập Saudi với cách biệt 8 bàn không gỡ. Tiền đạo Miroslav Klose toả sáng với hat-trick. 5 bàn còn lại của “Cỗ xe tăng” được thực hiện bởi Michael Ballack, Carsten Jancker, Thomas Linke, Oliver Bierhoff và Bernd Schneider. Sau đó, Đức hòa CH Ireland 1-1 và thắng Cameroon 2-0 để đi tiếp với ngôi đầu. Ở vòng loại trực tiếp, đại diện châu Âu lần lượt hạ Paraguay 1-0, Mỹ 1-0, Hàn Quốc 1-0 nhưng thua Brazil 0-2 ở chung kết.
-
Uruguay 7-0 Scotland (1954)
Carlos Borges lập hat-trick, trong khi Oscar Miguez và Julio Abbadie đều lập cú đúp, mang về chiến thắng tưng bừng cho Uruguay. Ở trận vòng bảng còn lại, Uruguay thắng Tiệp Khắc 2-0 để đi tiếp với ngôi đầu. Họ thắng Anh 4-2 ở tứ kết, thua Hungary 2-4 ở bán kết, rồi thua nốt Áo 1-3 ở trận tranh hạng Ba.
Trong khi đó, kỳ World Cup đầu tiên của Scotland không diễn ra suôn sẻ khi họ thua cả hai trận. Ở trận vòng bảng còn lại, Scotland thua Áo 0-1. -
Thổ Nhĩ Kỳ 7-0 Hàn Quốc (1954)
World Cup 1954 tại Thụy Sĩ chứng kiến nhiều chiến thắng đậm, một trong số đó là màn hủy diệt Hàn Quốc của Thổ Nhĩ Kỳ. Burhan Sargun lập hat-trick, và Suat Mamat, Erol Keskin, Lefter Kucukandonyadis ghi những bàn còn lại. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ không vượt qua vòng bảng khi thua Tây Đức 1-4 ở trận còn lại. Do bằng điểm nhau nên Tây Đức và Thổ Nhĩ Kỳ phải đấu thêm một trận. Tại đây, Tây Đức thắng 7-2 để cán đích thứ hai, sau đầu bảng Hungary.
Theo thể thức, World Cup 1954 có 16 đội tuyển tham dự được chia thành bốn bảng 4 đội. Mỗi bảng gồm hai đội hạt giống và hai đội không hạt giống. Các trận đấu trong bảng chỉ giữa đội hạt giống và không hạt giống, vì vậy chỉ có bốn trận đấu mỗi bảng. -
Ba Lan 7-0 Haiti (1974)
Ba Lan thắng tưng bừng nhờ cú hat-trick của Andrzej Szarmach, cú đúp của Grzegorz Lato cùng các pha lập công của Jerzy Gorgon và Kazimierz Deyna. Ở vòng bảng đầu tiên, Ba Lan còn thắng Argentina 3-2 và Italy 2-1 để giành điểm số tuyệt đối.
Ở vòng bảng thứ hai, Ba Lan thắng Thụy Điển 1-0, Nam Tư 2-1, thua Tây Đức 2-4 và giành quyền đá trận tranh hạng Ba. Tại đây, họ thắng Brazil 1-0 nhờ pha lập công duy nhất của Grzegorz Lato, tiền đạo đoạt ngôi Vua phá lưới của giải với 7 bàn. -
Bồ Đào Nha 7-0 Triều Tiên (2010)
Cristiano Ronaldo ghi bàn đầu tiên cho tuyển Bồ Đào Nha trong hơn một năm, nhưng đây lại là pha lập công duy nhất của anh tại World Cup 2010. Những bàn còn lại được ghi do công Raul Meireles, Simao, Hugo Almeida, Liedson cùng cú đúp của Tiago Mendes.
Ở vòng bảng, ngoài trận thắng Triều Tiên, Bồ Đào Nha hòa Bờ Biển Ngà và Brazil 0-0 để đi tiếp với vị trí thứ nhì. Hành trình của họ sớm dừng lại ở vòng 1/8, với thất bại 0-1 trước Tây Ban Nha vì pha lập công của David Villa