Top 20 Trò chơi khởi động bằng cử chỉ, chơi tại chỗ cho học sinh tiểu học hứng thú vào tiết học

Phương Trinh 31196 0 Báo lỗi

Để tạo hứng thú cho học sinh xuyên suốt trong một buổi học thì cách vào bài có lôi cuốn, hấp dẫn là điều vô cùng cần thiết. Thay vì vào bài trực tiếp thì các ... xem thêm...

  1. Cách chơi: người chơi đứng thành hàng dài, dọc, ngang


    Quản trò (hô to): “Tay đâu” (2 lần)- Người chơi (hô to): “Tay đây” (2 lần)Quản trò bắt bài hát: “Mình dài dài dáng thon thon ngày ngày chui rút ở trong bụi rơm,chiều tà tà tối bay ra nhằm vào con mắt mà chích người ta” – và người chơi làm theo hành động chích vào mắt người bên phải mình. Quản trò tiếp tục đưa ngón tay lên và làm con muỗi – người chơi cũng tiếp tục đưa ngón tay lên và cùng với quản trò kêu “O …O” và quản trò la to “cắn vào má” và người chơi làm theo quản trò lại hô to “đập” và người kế bên “đập” thật mạnh vào con muỗi. Người chơi phải làm theo lời nói của quản trò chứ không làm theo hành động của quản trò.


    Ví dụ: quản trò nói cắn vào miệng mà tay của quản trò cắn vào tai thì người chơi không làm theo – nếu làm sai sẽ bị phạt.

    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

  2. Cách chơi:


    Người quản trò hô: “Nụ sen” – người chơi úp 2 lòng bàn tay lại tạo thành nụ sen. Người quản trò hô: “Hoa sen” – người chơi xòe 2 lòng bàn tay tạo dáng cong như bông hoa sen. Người quản trò hô: “Lá sen” – người chơi xòe thẳng bàn tay tạo thành lá sen. Người quản trò hô “Trái sen” – người chơi úp 2 bàn tay lại tạo thành trái …


    Khi tất cả mọi người đã hiểu cách chơi, làm quen tay thì người quản trò quy định “làm theo lời nói của tôi chứ không làm theo hành động của tôi” – sau đó cuộc chơi diễn ra theo sự dẫn dắt của người quản trò (lời nói làm ngược động tác)


    Chú ý: người quản trò tinh mắt bắt phạt những người làm sai động tác để tạo không khí hấp dẫn lôi cuốn. Tương tự có thể chuyển thành nụ hoa, thì thụt, nắm mở …

    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
  3. Quản trò cho tập thể chơi học các động tác sau:


    • Chào anh: theo kiểu chào nghi thức Đội.
    • Chào thầy: khoanh hai tay trước ngực.
    • Chào bác: như chào thầy nhưng cúi xuống.
    • Chào em: tay đưa ra phía trước như động tác mời.

    Cách chơi:

    • Quản trò hô các lời chào và làm các động tác. Người chơi hô to và làm theo.
    • Quản trò có thể hô một kiểu và làm một kiểu.

    Luật chơi:


    • Ai làm khác với lời hô của quản trò là sai.
    • Làm không rõ động tác là sai.

    Chú ý:

    • Tốc độ hô nhanh, chậm tùy thuộc vào đối tượng chơi.
    • Có thể thêm một, hai động tác chào nữa để tăng thêm mức độ khó của trò chơi.
      Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
      Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    • Cách chơi: quản trò đưa 1 ngón tay lên thì người chơi bắt bàn hát theo số ngón quản trò đưa ra
      Ví dụ:
      Quản trò đưa 1 ngón tay
      Người chơi bắt bài hát: “Một ngón tay nhúc nhích nè (2 lần)
      Một ngón tay nhúc nhích nhúc nhích cũng đủ làm ta vui rồi”
      Quản trò đưa 2 ngón tay:
      Người chơi: “2 con thằn lằn con rủ nhau cắn nhau đứt đuôi …”
      Quản trò cứ tiếp tục đưa lần lượt các ngón tay nếu như nhóm nào không bắt được bài hát sẽ bị phạt

      Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
      Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    • Quản trò cho tập thể chơi học các cách sau:

      • Đứng: Bàn tay phải nắm, giơ thẳng lên đầu.
      • Ngồi: Bàn tay phải nắm, hai cánh tay vuông góc, bàn tay giơ ngang mặt.
      • Nằm: Bàn tay phải nắm, duỗi tay thẳng phía trước.
      • Ngủ: Bàn tay phải nắm, áp vào má và hô: khò.


      Cách chơi:

      • Quản trò hô những tư thế, động tác theo quy định trên.
      • Quản trò có thể hô đúng hoặc hô đúng làm sai (hô một đằng làm một nẻo).
      • Người chơi phải làm đúng theo lời hô và các động tác đã quy định của quản
        trò.

      Phạm luật:
      - Những trường hợp sau phải chịu phạt:
      + Làm động tác sai với lời hô của quản trò.
      + Không nhìn vào quản trò.
      + Làm chậm, làm không rõ động tác.


      Chú ý:
      - Tốc độ nhanh chậm tùy thuộc vào đối tượng chơi.
      - Quản trò dùng những từ khác để "lừa" người chơi như tiến, lùi, khò... tạo
      không khí.

      Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
      Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    • Cách chơi: Quản trò giao việc: Em/bạn hãy tưởng tượng mình là một cái cây. Tất cả đứng giang tay ra để tạo hàng cây. Gió thổi bên nào các em/bạn nghiêng về bên đó.
      Cả lớp đứng rồi dang tay sang hai bên.
      • Quản trò: (Hô) Gió thổi, gió thổi.
      • Cả lớp: Về đâu, về đâu?
      • Quản trò: Bên trái, bên trái.
      • Cả lớp: Nghiêng người sang bên trái.
      • Quản trò: Gió thổi, gió thổi.
        Cả lớp: Về đâu, về đâu?
      • Quản trò: Bên phải, bên phải.
      • Cả lớp: Nghiêng người sang bên phải.
      • Quản trò hô rồi làm tiếp với các vị trí: trước, sau.
      Lưu ý: Quản trò lặp lại các vị trí cần luyện tập nhiều lần và tăng tố độ nói để học sinh luyện phản xạ nhan
      Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
      Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    • Mục đích: Rèn luyện khả năng tập trung tư tưởng, tinh thần tập thể, phản xạ nhanh nhạy cho các em.
      Cách chơi: Quản trò quy định một nhóm đóng giả gà con. Nhóm khác đóng giả gà mái, nhóm khác nữa đóng giả gà trống. Khi được đọc đến tên mình cùng động tác chỉ huy tay của quản trò, lập tức nhóm phải phát ra tiếng kêu của gà. Ví dụ: Gà con kêu chíp chíp…Gà mái kêu cục ..tác…Gà trống kêu ò…ó…o…
      Quản trò chỉ tay vào nhóm nào mà nhóm đó không đọc được hoặc đọc chậm, đọc sai quy định thì phạm luật.

      Chú ý: Để xem nhóm nào phản xạ tốt nhất, quản trò vừa làm động tác chỉ vào nhóm đó nhưng lại gọi trên nhóm khác, các em sẽ dễ bị nhầm. Ai làm sai sẽ bị phạt.
      Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
      Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    • Cách chơi:

      Quản trò: (hô): Trời mưa, trời mưa
      Cả lớp: Che ô, đội mũ (hai tay vòng lên phía trên đầu)
      Quản trò: Mưa nhỏ
      Cả lớp: Tí tách, tí tách (Vỗ nhẹ hai tay vào nhau)
      Quản trò: Trời chuyển mưa rào
      Cả lớp: Lộp độp, lộp độp (Vỗ tay to hơn)
      Quản trò: Sấm nổ
      Cả lớp: Đì đoàng, đì đoàng (nắm bàn tay phải, giờ lên cao hai lần)

      Quản trò: Đã 9 giờ tối
      Cả lớp: Đi ngủ, đi ngủ (Hai tay úp vào nhau, đưa lên sát má, nghiêng đầu)
      Quản trò: Trời đã sáng tỏ
      Cả lớp: Gà gáy ò ó o (làm động tác gà gáy)
      Quản trò: Rủ nhau tới trường
      Cả lớp: Ngồi vào ngay ngắn (Ngồi xuống, vòng tay lên bàn)
      Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
      Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    • Yêu cầu: Học sinh đứng tại chỗ trong lớp
      Cách chơi: Người điều khiển hô: Bàn tay mẹ - tất cả xòe bàn tay giơ ra phía trước.

      Người điều khiển hô: Bồng con hát ru- tất cả vòng hai cánh tay ra phía trước và đung đưa như đang bế ru con.
      Người điều khiển hô: Bàn tay mẹ - tất cả xòe bàn tay giơ ra phía trước.
      Người điều khiển hô: Chăm chút con từng ngày – tất cả úp bàn tay lên má và nghiêng đầu.
      Người điều khiển hô: Bàn tay mẹ - tất cả xòe bàn tay giơ ra phía trước.
      Người điều khiển hô: Sưởi ấm con ngày đông- tất cả đặt chéo 2 lên ngực và khẽ lắc lư người.
      Người điều khiển hô: Bàn tay mẹ - tất cả xòe bàn tay giơ ra phía trước.
      Người điều khiển hô: Là gió mát đêm hè- tất cả làm động tác như đang quạt.
      Người điều khiển hô: Bàn tay mẹ - tất cả xòe bàn tay giơ ra phía trước.
      Người điều khiển hô: Là bàn tay kì diệu – tất cả giơ 2 cánh tay lên cao và hô to “bàn tay kì diệu”
      Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
      Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    • Chuẩn bị: Không cần chuẩn bị gì cả

      Luật chơi rất đơn giản:
      • Quản trò chỉ cần hô thụt thò và các bạn trong lớp phải làm theo lời nói của người quản trò
      • Lúc đầu nên hô chậm để các bạn quen dần, và sau đó tăng tốc độ
      • Bạn nào làm sai thì sẽ bị phạt
      Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
      Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    • Cách chơi:

      Người quản trò sẽ hát theo nhịp bài hát
      Alibaba với lời đi kèm với những hành động, buộc các bạn trong lớp phải làm theo và hát vang "Alibaba", ví dụ như:
      Xưa kia kinh đô Bát- đa có một chàng trai đáng yêu gọi tên - Alibaba
      Alibaba yêu cầu chúng ta đứng ngay ngắn lên - Alibaba
      Alibaba yêu cầu chúng ta giơ tay phải lên - Alibaba
      Alibaba yêu cầu chúng ta giơ tay trái lên - Alibaba
      Alibaba yêu cầu chúng ta vỗ tay thật to - Alibaba
      Alibaba yêu cầu chúng ta vỗ tay trên cao - Alibaba
      Alibaba yêu cầu chúng ta vỗ tay lắc hông thật nhanh - Alibaba
      Alibaba yêu cầu chúng ta học hành ngay ngắn - Alibaba
      Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
      Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    • Nội dung: Người chơi chỉ làm theo lời người quản trò khi nào quản trò nói có kèm theo từ "mời bạn". Ví dụ:
      • Quản trò mời bạn giơ tay trái
      • Người chơi giơ tay trái
      • Quản trò bỏ tay xuống
      • Không có từ mời bạn, nếu người chơi bỏ tay xuống là phạm luật
      • Cứ như thế, quản trò nói nhanh, làm nhanh trò chơi sẽ hấp dẫn
      Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
      Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    • Cách chơi: Quản trò hướng dẫn cho người chơi các động tác
      • Khi quản trò nói "Con Thỏ" người chơi đưa tay phải lên cao.
      • Khi quản trò nói "con Thỏ ăn cỏ" người chơi đưa tay phải xuống các ngón tay chụm lại vào lòng bàn tay trái.
      • Khi quản trò nói "Con Thỏ uống nước" người chơi đưa tay phải lên chụm vào sát miệng, đầu ngửa ra phía sau 1 chút.
      • Khi quản trò nói "Con Thỏ vào hang" người chơi đưa tay phải lên, ngón tay chụm lại đặt vào sát tai.
      • Khi quản trò nói "Con Thỏ đi ngủ" người chơi đưa tay phải lên chụm vào sát mắt.

      Lưu ý: quản trò có thể nói một kiểu, làm một kiểu khác để đánh lừa người chơi, Ai làm động tác không đúng như quy định là phạm luật.
      Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
      Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    • Cách chơi: quản trò hướng dẫn cho người chơi các động tác
      • Khi quản trò nói "Đứng " thì người chơi "Ngồi" xuống.
      • Khi quản trò nói " Ngồi" thì người chơi "Vỗ tay".
      • Khi quản trò nói " Vỗ tay" thì người chơi " Đứng" .
      Lưu ý: quản trò có thể nói một kiểu, làm một kiểu khác để đánh lừa người chơi, Ai làm động tác không đúng như quy định là phạm luật.
      Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
      Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    • Tất cả học sinh đều im lặng, quản trò đến trước mặt một người trong lớp và được làm 3 động tác thật hài hoặc một câu nói dí dỏm sao cho người đối diện mình phải cười. Người đối diện với người quản trò không được cười, nếu cười là vi phạm sẽ thay thế làm quản trò hoặc bị phạt.
      Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
      Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    • Cách chơi: Học sinh đứng tại chỗ trong lớp học, quản trò đứng phía trên bục giảng.

      Người điều khiển hô “chim bay” đồng thời giang hai cánh tay như chim đang bay. Cùng lúc đó mọi người phải làm động tác và hô theo người điều khiển. Nếu người điều khiển hô những vật không bay được như “nhà bay” hay “bàn bay” mà người nào làm động tác bay theo người điều khiển hay những vật bay được mà lại không làm động tác bay thì sẽ bị phạt.

      Để lôi cuốn hơn, có thể biến tấu thêm phần “cá lặn” hay “tàu lặn,vịt lặn”…để xem kẽ với trò “Chim bay, cò bay”
      Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
      Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    • Cách chơi: người quản trò phổ biến trò chơi gồm 3 động tác: vỗ tay, đứng lên, ngồi xuống. Khi quản trò hô vỗ tay thì tất cả cùng vỗ tay và làm theo vỗ tay 1 cái … với động tác đứng lên, ngồi xuống cũng vậy … Sau khi đã chơi thử, người quản trò phổ biến lại trò chơi (khó hơn): quản trò hô vỗ tay thì tất cả vỗ tay nhưng động tác thì đứng lên – khi quản trò hô đứng lên thì tất cả nói đứng lên nhưng động tác thì ngồi xuống – người quản trò hô ngồi xuống thì tất cả ngồi xuống nhưng động tác thì đứng lên … Cứ thế trò chơi tiếp tục – ai làm sai sẽ bị mời ra và chịu hình phạt do người quản trò áp dụng.
      Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
      Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    • Cách chơi: tay phải giữ lấy mũi, tay trái giữ lấy tai trái (quy định cho tất cả). Người quản trò hô “Tai đây mũi này” thì tất cả đồng loạt đổi tay – tay trái giữ lấy mũi – tay phải giữ lấy tai trái.


      Chú ý: để trò chơi khó hơn người quản trò quy định thêm sau khi buông tay để đổi mọi người phải vỗ tay 1 cái thật lớn. Người quản trò phải nhanh tay.

      Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
      Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    • Nội dung:

      • Nói và chỉ đúng chức năng của các bộ phận.
      • Quản trò cho tập thể chơi và chỉ đúng các bộ phận sau:

      Mắt: Nhìn
      Tai: Nghe
      Mũi: Ngửi
      Miệng: Ăn

      Cách chơi:

      • Quản trò hô tác dụng của các bộ phận, người chơi chỉ đúng và nói tên các bộ phận.
      • Quản trò có thể hô tác dụng và chỉ sai, người chơi phải hô và chỉ đúng.

      Ví dụ: Quản trò hô nhìn và chỉ vào tai, người chơi hô nhìn và chỉ vào mắt...
      Phạm luật:

      Chỉ sai với chức năng.

      Làm chậm so với quy định, làm không dứt khoát.

      Không nhìn quản trò.

      Chú ý:


      Có thể quy định tăng các bộ phận như: chân: đi; Tay: làm... để tăng mức độ khó của trò chơi.

      Tốc độ nói nhanh, chậm tùy thuộc vào đối tượng chơi.

      Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
      Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    • Địa điểm: trong phòng học

      Thời gian: 5 phút

      Cách chơi: người chơi xếp thành vòng tròn
      Quản trò hô: “Các bạn hãy cười thật to”
      Người chơi phải làm ngược lại là: “Khóc thật nhỏ”
      Quản trò hô: “Các bạn hãy nhảy lên”
      Người chơi phải làm ngược lại: “Ngồi xuống đất”
      Quản trò sẽ chỉ người trong vòng tròn và nói 1 hành động nào đó thì người chơi phải làm ngược lại. Quản trò có thể thể hiện bằng hành động không cần nói, nếu người chơi không làm ngược lại thì sẽ bị phạt

      Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
      Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)




    Công Ty cổ Phần Toplist
    Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
    Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
    Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
    Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
    Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy