Cà phê hoặc trà
Khởi đầu ngày mới bằng tách trà hoặc cà phê nóng là cách giúp bạn bổ sung thêm năng lượng để tỉnh táo làm việc. Nhưng nếu vì một lí do nào đó, bạn uống trà hoặc cà phê với một chiếc bụng rỗng tuếch thì nó sẽ không hoàn toàn có lợi cho bạn.
Khi đang đói, uống nhiều cà phê hoặc đường sẽ khiến cho bạn cảm giác cồn cào trong ruột do sự tác động không tốt của các chất trong cà phê, trà đến hệ tiêu hóa. Để uống trà hoặc cà phê vào buổi sáng, hãy ăn kèm một chút đồ ăn sáng nhé!
Lý do hạn chế dùng cà phê hoặc trà:
- Caffeine có tác dụng khử nước: Nếu trẻ em từ độ tuổi học cấp 1 đến cấp 3 uống nhiều cà phê hay các đồ uống chứa caffeine thì quá trình phát triển cơ thể sẽ gặp những vấn đề như: Chóng mặt, căng thẳng, buồn ngủ, ói mửa, ngất xỉu… Nếu cơ thể hấp thụ nhiều chất này khiến tim đập nhanh hơn, dễ dẫn đến nguy cơ đau tim. Nếu bạn uống cà phê hay nước trà để thấy tỉnh táo hơn thì cảm giác tỉnh táo chỉ là tạm thời. Do vậy trà hay cà phê không giúp ích cho cơ thể mà còn có tác dụng ngược lại. Đó là nó gây ra hàng loạt các biểu hiện mất tập trung, mất ngủ, mỏi mệt và thường gà gật vào ban ngày ảnh hưởng đến kết quả học tập.
- Đau dạ dày: Bạn không nên uống cà phê pha mỗi sáng khi dạ dày trống rỗng. Theo các nhà nghiên cứu, cà phê chứa một số hợp chất kích thích các tế bào trong dạ dày tăng tiết a-xít. Dùng một viên nhai điều trị dạ dày như Tums (không cần kê đơn) có thể giúp trung hòa a-xít dạ dày trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu bạn đang nghi ngờ cà phê là tác nhân gây ra đau dạ dày thì bạn nên cân nhắc lại thói quen uống nhiều cà phê nhé.
- Tim đập nhanh: Sẽ rất nguy hiểm nếu bạn có cảm giác tim đang đập quá nhanh và dồn dập, đặc biệt là khi cảm giác đó khiến tim bạn như muốn thoát ra khỏi lồng ngực. Triệu chứng tim đập nhanh có thể do cơ thể hấp thụ nhiều caffeine, nicotine và cồn. Trong một vài trường hợp, tim đập nhanh có thể dẫn đến tình trạng hoa mắt, chóng mặt và uể oải. Cách duy nhất để bạn chấm dứt hoàn toàn tình trạng này là ngừng uống cà phê.
- Cảm giác bồn chồn: Cà phê giúp bạn tỉnh táo nhưng đôi lúc chúng có thể tác động mạnh hơn gây ra cảm giác bồn chồn. Ngoài ra, cà phê còn thúc đẩy hệ thần kinh trung ương gây cho bạn cảm giác hốt hoảng, lo lắng. Khi bạn hạn chế uống cà phê thì cảm giác này sẽ biến mất.