VNEN - Trường học mới ở Việt Nam, dừng hay tiếp tục?
Tháng 5/2016, chỉ ngay sau khi dự án VNEN (Trường học kiểu mới ở Việt Nam) kết thúc, câu hỏi nên dừng lại hay tiếp tục áp dụng mô hình này đã được đặt ra. Câu hỏi này đã gây ra nhiều tranh cãi về tính khả thi cũng như hiệu quả của dự án. Vào ngày 18/8, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã gửi công văn tới các địa phương về mô hình VNEN. Ông đánh giá rằng VNEN có rất nhiều điểm tích cực, song khi triển khai vẫn còn bị máy móc và nóng vội.Theo thông tư 30 nhìn từ tờ giấy khen "danh hiệu từng mặt": Giấy khen khen thưởng rằng "Đạt danh hiệu học sinh từng mặt" đã đặt ra những câu hỏi về cách thức thực hiện Thông tư 30 đã thực sự chính xác chưa? Thông tư này đã thay đổi rất nhiều việc đánh giá học sinh tiểu học.
Trong khi Thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu mở rộng triển khai mô hình VNEN thì phụ huynh và giáo viên một số tỉnh thành khác như Lâm Đồng, Nghệ An, Hà Tĩnh lại vô cùng phản đối, họ cho rằng nó không mang lại hiệu quả. Ngoài ra, vào cuối tháng 5, đầu tháng 6, rất nhiều phụ huynh học sinh cũng bức xúc trước các kiểu giấy khen, danh hiệu khó hiểu như “khen từng mặt”, “hoàn thành nhiệm vụ”.
Trước thực trạng này, cuối tháng 9, Bộ GD&ĐT đã ra Thông tư 22 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 30. Cụ thể, giáo viên sẽ đánh giá học sinh theo 3 mức vào giữa và cuối mỗi học kỳ.
Trong khi Thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu mở rộng triển khai mô hình VNEN thì phụ huynh và giáo viên một số tỉnh thành khác như Lâm Đồng, Nghệ An, Hà Tĩnh lại vô cùng phản đối, họ cho rằng nó không mang lại hiệu quả. Ngoài ra, vào cuối tháng 5, đầu tháng 6, rất nhiều phụ huynh học sinh cũng bức xúc trước các kiểu giấy khen, danh hiệu khó hiểu như “khen từng mặt”, “hoàn thành nhiệm vụ”.
Trước thực trạng này, cuối tháng 9, Bộ GD&ĐT đã ra Thông tư 22 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 30. Cụ thể, giáo viên sẽ đánh giá học sinh theo 3 mức vào giữa và cuối mỗi học kỳ.