Đổi mới sách giáo khoa

Vấn để đổi mới sách giáo khoa đã được đặt ra từ năm 2015. Theo lộ trình, vào năm học 2018 - 2019, chương trình giáo dục phổ thông tổng thể sẽ được áp dụng nhiều bộ sách giáo khoa hàng loạt. Rất nhiều giáo viên lo ngại rằng sách giáo khoa mới sẽ vẫn nặng về nội dung và phụ thuộc quá nhiều vào nỗ lực giảng dạy của từng giáo viên. Đầu tháng 2/2016, mạng xã hội xuất hiện một thông tin rằng sẽ có sách giáo khoa riêng cho hai miền Nam - Bắc. Lãnh đạo Bộ GD&ĐT và NXB Giáo dục Việt Nam đều lên tiếng bác bỏ thông tin này.
Đại diện Ban soạn thảo và Đổi mới sách giáo khoa đã khẳng định, chương trình sách giáo khoa phổ thông mới sắp tới sẽ được lồng ghép và tăng cường nhiều yếu tố nhận thức giới và bình đẳng giới.
Tháng 4, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ GD&ĐT phải rà soát và bảo đảm tất cả bản đồ giáo khoa đều có vẽ rõ và ghi tên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa để qua đó khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này.
Bà Trần Phương Nhung - Giám đốc Chương trình về Giới của UNESCO:
Bà Trần Phương Nhung - Giám đốc Chương trình về Giới của UNESCO: "Sẽ điều chỉnh bất bình đẳng giới trong SGK" - Nguồn: Sưu tầm
Nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Nhật Bản - Trần Quốc Vương:
Nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Nhật Bản - Trần Quốc Vương: "Viết SGK cho từng vùng miền là điều không tưởng." - Nguồn: Sưu tầm

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy