Xét tuyển đại học: Lấy 150% chỉ tiêu vẫn thiếu sinh viên
Năm 2016, sau đợt xét tuyển đại học lần thứ nhất, rất nhiều trường đại học dù là top đầu cho đến top giữa hay top dưới đều thiếu từ hàng trăm đến hàng nghìn sinh viên. Cụ thể, Đại học Y Hà Nội thiếu 206 chỉ tiêu; Học viện Báo chí và Tuyên truyền xét tuyển bổ sung đến 500 chỉ tiêu; Đại học Nông lâm (Đại học Thái Nguyên) chỉ có 233 thí sinh trúng tuyển trong tổng số 1.370 chỉ tiêu; Học viện Nông nghiệp Việt Nam cũng phải tuyển bổ sung 1.554 thí sinh trong tổng số chỉ tiêu tuyển sinh là 5.300; Đại học Hồng Đức đặc biệt còn thiếu 50% sinh viên và nhiều trường đại học khác cũng rơi vào tình trạng tương tự.
Lý giải tình trạng hết thời gian đăng ký nhập học đợt 1 mà vẫn thiếu đến hàng nghìn chỉ tiêu như vậy, lãnh đạo nhiều trường cho biết là vì tỷ lệ thí sinh ảo ở mức cao. Trong đợt xét tuyển đầu tiên, các thí sinh được nộp tối đa 4 nguyện vọng vào 2 trường, nên các trường đành phải chấp nhận tỷ lệ ảo lên đến mức 50%.
Thực trạng này khiến cho các trường đại học thay vì tăng quy mô mà cần tập trung vào nâng cao chất lượng đào tạo để thu hút thí sinh. Nhiều trường còn chưa bố trí nhân lực cần thiết cho công tác xây dựng khoa học, công nghệ để phát triển theo hướng bền vững. Chất lượng đào tạo của nhiều trường vẫn còn thấp so với yêu cầu cơ bản của xã hội nên người học chưa thực sự mặn mà với việc học đại học.
Lý giải tình trạng hết thời gian đăng ký nhập học đợt 1 mà vẫn thiếu đến hàng nghìn chỉ tiêu như vậy, lãnh đạo nhiều trường cho biết là vì tỷ lệ thí sinh ảo ở mức cao. Trong đợt xét tuyển đầu tiên, các thí sinh được nộp tối đa 4 nguyện vọng vào 2 trường, nên các trường đành phải chấp nhận tỷ lệ ảo lên đến mức 50%.
Thực trạng này khiến cho các trường đại học thay vì tăng quy mô mà cần tập trung vào nâng cao chất lượng đào tạo để thu hút thí sinh. Nhiều trường còn chưa bố trí nhân lực cần thiết cho công tác xây dựng khoa học, công nghệ để phát triển theo hướng bền vững. Chất lượng đào tạo của nhiều trường vẫn còn thấp so với yêu cầu cơ bản của xã hội nên người học chưa thực sự mặn mà với việc học đại học.