Ăn gì trong ngày tết đoan ngọ

Trong một năm, người Việt quan trọng nhất 2 ngày, đó là tết Nguyên Đán và tết Đoan Ngọ.


Tết Đoan Ngọ xa xưa từ Trung Quốc du nhập qua Việt Nam và một số nước trong vùng Châu Á. Ở Việt Nam Tết Đoan ngọ được Việt hóa thành ngày Tết diệt sâu bọ và thờ cúng tổ tiên. Nhiều vùng quê, dân ta gọi đơn giản “Ngày mồng 5 tháng 5”.


Vào ngày này từng gia đình tổ chúc cúng kiếng để tưởng nhớ ông bà tổ tiên, cầu cho mưa thuận gió hòa, sâu bệnh không phá hại, mùa màng bội thu. Sau đó tổ chức bữa ăn sum họp trong đình, con cháu đều tụ họp đông đủ như ngày tết cổ truyền.


Tùy theo phong tục vùng miền, ngày mồng 5 tháng 5 mỗi nơi có sự chuẩn bị cho bữa ăn gia đình một cách khác nhau.


Trên đất Bình Thuận, vùng Tánh Linh, Đức Linh, chiếm đa số người Quảng Nam vào định cư nên phong tục ăn mồng 5 ở đây mang đậm chất Quảng. Ngày mồng 5 tháng 5 bà con tạm xếp công việc đồng án, trẻ em được mặc áo quần mới, dắt nhau đi chơi quanh xóm. Các mẹ, các chi lo rọc lá, phơi lá gói bánh ú, bánh tro, bánh tét và chuẩn bị đồ ăn thức uống y như ngày tết cổ truyền. Lại nói về bánh ú tro. Bánh ú tro, món ăn truyền thống của người miền Trung, bánh màu vàng sậm do nếp được ngâm từ nước tro. Bánh có nhân ngọt hoặc mặn hoặc không có nhân, bánh không có nhân ăn với đường hay mật ong.


Đúng trưa mồng 5 từng nhà bày lễ vật, bánh trái cúng ông bà, có người còn tranh thủ đi hái lá quanh vườn phơi làm thuốc để dành uống trị bệnh. Sau đó là bữa ăn gia đình. Món ăn của bà con ngoài một trong hai món truyền thống mỳ Quảng và bánh tráng cuốn thịt heo còn có món bánh xèo.


Mồng 5 tháng 5 thường rơi vào những ngày mưa dầm lê thê, trong không gian này, không gì hơn được quầy quần bên bếp lửa, từng chiếc bánh xèo vàng ươm, dòn rụm với nhân tép, thịt heo có cả nấm mối, kèm theo rau cải và nước chấm pha có vị ớt, tỏi thơm nồng. Tiếng lửa reo, tiếng bánh xèo xèo trong chảo, cùng với tiếng nói cười vui vẻ, hạnh phúc gia đình như được nhân lên.


Khác với cách ăn của người dân Quảng, số đông người dân La Gi lại chọn thức ăn truyền thống trong ngày mồng 5 tháng 5 là thịt vịt và bánh hỏi heo quay.


Vịt sau khi mua về được chế biến thành nhiều món như vịt luộc chấm mắm gừng, vịt tìm, vịt nấu bún măng… và tất nhiên món tiết canh vịt là không thể thiếu. Kinh nghiệm của người xưa, sở dĩ thịt vịt được ưa chuộng là do vào tháng 5 âm lịch, tiết trơi oi bức, vịt có tính hàn, ăn vào giúp cơ thể mát mẻ, cân bằng âm dương.


Ngoài những món ăn chính người dân nơi đây còn có những món khác như chè trôi nước, cơm rượu… Theo quan niệm dân gian, ăn cơm rượu trong ngày mồng 5 tháng 5 mang ý nghĩa diệt trừ được sâu bọ.


Người xưa tin rằng, vị nồng của cơm nếp hòa với men cay của rượu sẽ có tác dụng loại bỏ những loài ký sinh có hại trong cơ thể. Vì thế cơm rượu có ý nghĩa đặc biệt trong ngày Tết diệt sâu bọ.


Ngô Văn Tuấn

Ăn gì trong ngày tết đoan ngọ
Ăn gì trong ngày tết đoan ngọ
Ăn gì trong ngày tết đoan ngọ
Ăn gì trong ngày tết đoan ngọ

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy