Bài soạn "Phương pháp thuyết minh" số 4
Câu 1. Bài tập 1, trang 128, SGK.
Tác giả bài Ôn dịch, thuốc lá đã nghiên cứu tìm hiểu rất nhiều để nêu lên yêu cầu chống nạn hút thuốc lá. Em hãy chỉ ra phạm vi tìm hiểu vấn đề thể hiện trong bài viết.
Trả lời:
Đọc kĩ văn bản Ôn dịch, thuốc lá và cho biết bài viết đã nêu tác hại của thuốc lá ở những phương diện nào. Ghi vào vở bài tập các phương diện ấy.
Ví dụ:
- Tác hại không tức khắc mà từ từ, khiến mọi người lơ là mất cảnh giác, coi thường.
- Các bộ phận cơ thể bị tác hại: các lông rung trong phế quản, các hồng cầu. các tế bào,...
- Các bệnh do thuốc lá: ung thư, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim,...
- Phạm vi tác hại: cá nhân, cộng đồng.
Câu 2. Bài tập 2, trang 128, SGK.
Bài viết đã sử dụng phương pháp thuyết minh nào để nêu bật lên tác hại của việc hút thuốc lá ?
Trả lời:
Xác định phương pháp thuyết minh được sử dụng trong từng phương diện. Các phương pháp thuyết minh :
- Dùng phép so sánh, dẫn câu nói của Trần Hưng Đạo.
- Giải thích.
- Phép liệt kê, số liệu
- Phân tích
Câu 3. Đọc lại bài Cây dừa Bình Định và cho biết, bài văn giới thiệu cây dừa theo trình tự nào, cái gì được nói trước, cái gì được nói sau và ghi vào vở bài tập. Hãy nhận xét cách trình bày đó.
Trả lời:
Trình tự giới thiệu cây dừa Bình Định: Cây dừa cống hiến cho con người những gì? Hãy ghi lại lần lượt từng thứ và nhận xét về phương pháp thuyết minh.
Câu 4. Đọc lại bài Huế và cho biết Huế đẹp và hâp dẫn vì có những gì? Phương pháp thuyết minh chủ yếu ở bài này là gì ?
Trả lời:
Đọc kĩ bài Huế và chỉ ra các phương diện làm cho Huế đẹp và hấp dẫn. Kiểm tra xem có phải bài văn sử dụng các phương pháp liệt kê và miêu tả hay không.
Câu 5. Dùng phương pháp so sánh để thuyết minh đặc điểm của gà công nghiệp và gà nuôi thả thông thường ; sữa chua và sữa bị chua.
Trả lời:
- Đối với gà công nghiệp và gà nuôi thả, hãy so sánh về các mặt : phương thức nuôi, thức ăn, sản lượng, chất lượng thịt,..
- Đối với sữa chua và sữa bị chua cũng vậy. Hãy xét về cách làm, nguyên nhân, trạng thái, mùi vị và giá trị dinh dưỡng,...
Câu 6. Mô tả phương pháp phân loại các mục từ trong một cuốn từ điển.
Trả lời:
Tìm một cuốn từ điển Tiếng Việt xem nội dung chính trong sách là gì. Nội dung các mục trong từ điển được sắp xếp như thế nào? Trong mỗi vần chữ cái, các mục từ được sắp xếp ra sao? Sắp xếp như vậy có tiện lợi gì?
Câu 7. Dùng phương pháp phân loại và số liệu để giới thiệu lớp em.
Trả lời:
Nghĩ xem có thể phân loại học sinh trong lớp em theo tiêu chí gì để giới thiệu cho rõ. Ví dụ phân loại theo giới tính, địa phương cư trú có được không ? Nên phân loại như thế nào khi giới thiệu lớp?