Top 6 Phương pháp kiểm tra bài cũ hiệu quả mà vẫn thoái mái cho học sinh tiểu học

Phương Trinh 12963 0 Báo lỗi

Kiểm tra bài cũ là khâu hết sức quan trọng, vì đây là một hoạt động diễn ra thường xuyên liên tục. Tuy nhiên, các giờ kiểm tra bài cũ luôn khiến học sinh căng ... xem thêm...

  1. Khi chọn trò chơi thì giáo viên cần xem xét kĩ trò chơi nào phù hợp với nội dung bài học, phải đảm bảo thông qua trò chơi này giúp cho học sinh củng cố được kiến thức đã học là gì?


    Chẳng hạn như môn tiếng Anh, giáo viên có thể làm mới hình thức kiểm tra viết từ vựng theo kiểu “truyền thống” bằng các trò chơi giúp các em hứng thú hơn, tham gia sôi nổi hơn trong khi kiểm tra, ví dụ:


    • Trò chơi “Rung chuông vàng”: Các em viết đúng từ vựng được gợi ý sẽ được ngồi tại vị trí, các em chưa viết sẽ phải đứng lên và tiếp tục viết, Học sinh nào ngồi viết lâu nhất, viết đúng nhất sẽ là người chiến thắng, và được cả lớp tuyên dương.
    • Trò chơi nhìn tranh ghi từ vựng: Chia lớp thành các đội chơi khác nhau, giáo viên cho các em xem một bức tranh một lần duy nhất, sau đó các đội chơi sẽ ghi tên tất cả những từ vựng có trong bức tranh trên bảng, đội nào ghi nhiều nhất sẽ giành chiến thắng.

    Hay đối với môn Toán, các trò chơi cũng có thể được áp dụng trong giờ kiểm tra bài cũ giúp học sinh không bị áp lực mà vẫn củng cố được kiến thức, một số trò có thể kể đến như:


    Trò chơi "truyền điện": Giáo viên hỏi một phép tính nào đó (cộng, trừ, nhân, chia liên quan đến phạm vi bài học trước đó) rồi chỉ một bạn bất kì trả lời. Bạn này trả lời xong, lại hỏi (tương tự như trên) rồi chỉ một bạn khác trả lời. Cứ tiếp tục nhưng vậy cho tới khi nào giáo viên ra hiệu lệnh dừng lại. Bạn nào được chỉ định phải trả lời thật nhanh. Bạn nào trả lời sai thì chịu phạt.


    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Kiểm tra bài cũ dưới dạng trò chơi có thưởng
    Kiểm tra bài cũ dưới dạng trò chơi có thưởng

  2. Không chỉ tạo hứng thú cho học sinh xuyên suốt trong một buổi học, mà các trò chơi khởi động còn giúp giảm bớt áp lực trong giờ kiểm tra bài cũ của học sinh. Giáo viên hãy làm nóng không khí tạo sự hứng khởi, không cảm thấy lo lắng lúc đầu giờ để học sinh có thể tự tin trước khi vào phần trả bài của mình. Vậy trò chơi khởi động nào thích hợp nhất? Sau đây là một số gợi ý của Toplist:


    • Trò chơi khởi động đầu tiết học: Chuyền Hoa

    Chuẩn bị: Một hoa hồng, câu hỏi và phần quà
    Luật chơi:


    • Người quản trò sẽ bắt nhịp một bài hát, cả lớp sẽ cùng hát theo và cùng chuyền bông hoa đi.
    • Khi bài hát kết thúc, học sinh nào cầm bông hoa trên tay thì sẽ trả lời câu hỏi được giấu trong bông hoa
    • Nếu trả lời đúng sẽ nhận được quà
    • Nếu trả lời sai sẽ nhường quyền trả lời cho học sinh nào xung phong

    Lưu ý: ngoài hoa hồng, chúng ta có thể sử dụng hộp quà và thực hiện tương tự. Khi ấy trò chơi sẽ có tên: "Hộp quà bí
    mật".


    • Trò chơi khởi động đầu tiết học: Bắn Tên

    Chuẩn bị: không cần chuẩn bị gì
    Luật chơi:


    • Người quản trò sẽ hô: "Bắn tên, bắn tên" và cả lớp sẽ đáp lại: "tên gì, tên gì"
    • Sau đó, người quản trò sẽ gọi tên bạn học sinh trong lớp và đặt câu hỏi để bạn đó trả lời
    • Nếu trả lời đúng thì cả lớp sẽ vỗ tay hoan hô

    Lưu ý: Các câu hỏi có thể liên quan đến bài đã học nhằm ôn lại bài cũ cho học sinh


    • Trò chơi khởi động đầu tiết học: Thò thụt

    Chuẩn bị: Không cần chuẩn bị gì cả
    Luật chơi rất đơn giản:

    Quản trò chỉ cần hô thụt thò và các bạn trong lớp phải làm theo lời nói của người quản trò
    Lúc đầu nên hô chậm để các bạn quen dần, và sau đó tăng tốc độ
    Bạn nào làm sai thì sẽ bị phạt


    • Trò chơi khởi động đầu tiết học: Alibaba

    Cách chơi:

    Người quản trò sẽ hát theo nhịp bài hát Alibaba với lời đi kèm với những hành động, buộc các bạn trong lớp phải làm theo và hát vang "Alibaba", ví dụ như:

    Xưa kia kinh đô Bát- đa có một chàng trai đáng yêu gọi tên - Alibaba
    Alibaba yêu cầu chúng ta đứng ngay ngắn lên - Alibaba
    Alibaba yêu cầu chúng ta giơ tay phải lên - Alibaba
    Alibaba yêu cầu chúng ta giơ tay trái lên - Alibaba
    Alibaba yêu cầu chúng ta vỗ tay thật to - Alibaba
    Alibaba yêu cầu chúng ta vỗ tay trên cao - Alibaba
    Alibaba yêu cầu chúng ta vỗ tay lắc hông thật nhanh - Alibaba
    Alibaba yêu cầu chúng ta học hành ngay ngắn - Alibaba

      • Trò chơi khởi động đầu tiết học: Tôi là vua

      Cách chơi:


      Học sinh sẽ được xếp thành một vòng tròn và người quản trò sẽ đứng ở giữa vòng tròn ấy.
      Khi người quản trò, chỉ vào bất cứ học sinh nào trong vòng tròn thì bạn ấy phải nói: "Tôi là vua" và 2 bạn đứng 2 bên sẽ nói: "Muôn tâu bệ hạ" và quỳ xuống.
      Cứ thế, người quản trò chỉ vào bất cứ bạn nào trong vòng tròn với tốc độ thật nhanh để trò chơi thêm hấp dẫn

      Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
      Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
      Chơi khởi động trước và cho kiểm tra bài cũ sau
      Chơi khởi động trước và cho kiểm tra bài cũ sau
    • Phương pháp kiểm tra bài cũ đối với một số phân môn trong tiếng Việt.


      Đối với môn tập đọc:


      • Giáo viên chia lớp thành 3-4 nhóm, yêu cầu nhóm trưởng kiểm tra 2, 3 học sinh đọc thành tiếng hoặc đọc thuộc lòng đoạn – bài của bài tập đọc trước đó. Nhóm trưởng đặt câu hỏi theo sách giáo khoa ứng với nội dung đoạn các bạn đọc.
      • Nhóm nhận xét.
      • Các nhóm trưởng báo cáo kết quả hoạt động bài cũ cho giáo viên.
      • Giáo viên nhận xét chung.

      Đối với tiết học vần: Học sinh đọc từ trên bảng con (do giáo viên chuẩn bị trước), đọc câu ứng dụng, viết bảng.

      Đối với tập viết: Viết chữ đã viết bài trước (bảng lớp, bảng con). Giáo viên củng cố các nét, độ cao của con chữ. Nhắc lại cụm từ đã viết ứng dụng và viết lại chữ ứng dụng có chữ cái viết hoa. Giáo viên củng cố các nét, độ cao của con chữ và cách nối các nét trong chữ.

      Đối với chính tả: Viết lại một số từ học sinh viết sai ở bài trước


      Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
      Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
      Lựa chọn phương pháp kiểm tra bài cũ phù hợp cho từng môn
      Lựa chọn phương pháp kiểm tra bài cũ phù hợp cho từng môn
    • Chuẩn bị kỹ các câu hỏi ở phần củng cố lại bài học, cho học sinh chuẩn bị bài ở nhà theo hệ thống câu hỏi đó. Lưu ý, hệ thống câu hỏi kiểm tra bài cũ cũng phải đảm bảo tính tối ưu như hệ thống câu hỏi dẫn đắt tìm hiểu bài mới: Tính bao quát, tính trọng tâm, tính vừa sức. Giáo viên nên chọn câu hỏi kiểm tra bài phù hợp với từng đối tượng, mức độ kiểm tra ở mỗi lần tăng dần từ dễ đến khó với mỗi học sinh để các em có cơ hội tiến bộ. Không vội trách phạt, nhục mạ một học sinh không thuộc bài khi chưa hiểu rõ nguyên nhân.


      Tất nhiên không phải giáo viên nào cũng làm được như vậy. Nhưng nếu kiên trì và tính toán một cách khoa học từng thao tác như trên, nhất định sẽ thành công.

      Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
      Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
      Chuẩn bị kỹ các câu hỏi
      Chuẩn bị kỹ các câu hỏi
    • Kiểm tra bài cũ không chỉ là kiểm tra ở đầu giờ mỗi tiết học mà cũng có thể diễn ra xuyên suốt trong một tiết học. Nếu giáo viên lơ là, không thực hiện tốt việc kiểm tra bài cũ thì quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh sẽ bị gián đoạn, các em sẽ bị hổng các kiến thức và kỹ năng cần có trong mỗi tiết học. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh rất nhiều.

      Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
      Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
      Kiểm tra bài cũ xuyên suốt tiết học
      Kiểm tra bài cũ xuyên suốt tiết học
    • Giáo viên nên tổ chức điều khiển hoạt động hiệu quả. Tránh sự làm ồn, nhắc bài, hỏi bài, không trung thực trong việc kiểm tra bài cũ. Đảm bảo các em không làm việc riêng hay không chú ý khi các bạn khác đang kiểm tra.

      Giáo viên nên sử dụng ngôn từ, ngữ điệu nhẹ nhàng, rõ ràng. Tránh sự khó hiểu về câu hỏi hay yêu cầu đặt ra làm ảnh hưởng đến sự khách quan của việc kiểm tra bài. Và đặc biệt thái độ sư phạm của giáo viên giữ vai trò rất quan trọng để tạo sự thân thiện với các em. Giáo viên nên ân cần niềm nở, tránh dùng những lời nói vô tình, xúc phạm các em kể cả khi các em trả lời, phát biểu ý kiến chưa chính xác, giáo viên cũng khéo léo nhờ bạn khác giúp bạn, giáo viên cho rằng bạn đang gặp khó khăn do bạn quên.... tránh khẳng định học sinh trả lời sai trước lớp làm mất dần sự tự tin, lâu ngày các em sẽ nhút nhát và thụ động.


      Giáo viên nên sử dụng và phối hợp nhiều phương pháp, hình thức, để kiểm tra được nhiều học sinh ở một nội dung. Có thể lập kiểm tra tập thể hoặc kiểm tra phân theo nhóm ở các nội dung phù hợp.


      Nội dung và mức độ kiểm tra cần phù hợp với năng lực học khác nhau của các em học sinh. Không nên ngắt lời khi các em đang nói, cần nhận xét và sửa lỗi sai kịp thời cho các em. Giúp các em củng cố lại kiến thức và có hướng vận dụng hiệu quả hơn. Giáo viên có thể tham khảo ý kiến của các em khác khi kiểm tra, đồng thời khảo sát mức độ hiểu bài của các em.

      Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
      Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
      Những điều giáo viên cần lưu ý
      Những điều giáo viên cần lưu ý




    Công Ty cổ Phần Toplist
    Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
    Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
    Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
    Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
    Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy