Top 7 Bài văn phân tích bài thơ "Ai dậy sớm" của Võ Quảng hay nhất
Bài thơ Ai dậy sớm là một trong những sáng tác hay của nhà thơ Võ Quảng. Nó xoay quanh quanh một vấn đề rất đơn giản trong cuộc sống thường ngày chính là làm ... xem thêm...sao để đánh thức được bé. Điểm đặc biệt của bài thơ là nhà thơ đã mang cả thế giới cỏ cây hoa lá và loài vật gần gũi vào trong thơ. Nó chứa sự ngộ nghĩnh nhưng vẫn giữ được nét nhân văn cao.
-
Bài tham khảo số 1
Đôi khi giáo dục và chơi đùa hòa nhập làm một. Nội dung giáo dục ẩn trốn trong trò chơi và tự thân trò chơi định hướng cho các em vào các hoạt động xã hội. Ai dậy sớm là một bài thơ điển hình nhất cho cấu trúc tinh tế của thơ Võ Quảng:
Ai dậy sớm
Bước ra nhà
Cau xoè hoa
Đang chờ đón!
Ai dậy sớm
Đi ra đồng
Cả vừng đông
Đang chờ đón!
Ai dậy sớm
Chạy lên đồi
Cả đất trời
Đang chờ đón!
Bài thơ chia làm ba khổ, nội dung xoay quanh việc đánh thức trẻ em. Dậy trưa là bản tính tự nhiên của trẻ con. Người lớn đánh thức trẻ con bằng quyền lực. Ít ai có cái khéo như Võ Quảng, biết lấy cái tự nhiên để kích thích một hoạt động tự nhiên. Dậy sớm là một cuộc chơi với bao điều thú vị đang chờ đón: Mùi hoa cau thơm ngát, màu ánh sáng vàng tươi và bao thứ tinh khôi khác của đất trời.
Bài thơ đẹp ở cấu trúc vừa trùng điệp vừa tăng cấp. Trùng điệp ở tiếng gọi của thời gian giục giã: “Ai dậy sớm”, ở tiếng chào mời vang lên thánh thót “Đang chờ đón”. Tăng cấp ở hành động từ chậm đến nhanh dần: “đi”, “bước”, “chạy”, mỗi nhịp vận động là một hơi thở sâu hơn, hít lấy khí trời, hương hoa trong trẻo. Tăng cấp ở không gian từ chật hẹp đến cõi mênh mông “nhà”, “đồng”, “đồi”, mỗi không gian là một tặng vật kì diệu của vũ trụ. Con người tuy nhỏ bé nhưng tự ý thức được sự sống của mình sẽ lớn lên ngang tầm với đất trời.
Đọc văn thơ Võ Quảng ta thấy cùng một lúc hiện thân cả hai con người của ông: Một em bé của một thời ngây thơ và một ông già hóm hỉnh biết tổ chức những cuộc chơi cho con trẻ. Hai con người này tự tương tác như hai tấm gương đối xứng: đứa trẻ ngưỡng vọng chuẩn mực của ông già để lớn lên và ông già soi vào đứa trẻ hồn nhiên trong trắng để thanh lọc hồn mình. Sáng tác của Võ Quảng từ truyện đến thơ luôn là một cuộc hòa giải vô tận như thế.
Võ Quảng viết về trẻ em ở cả hai mặt: tốt và chưa tốt. Nhưng cả hai mặt đều đáng yêu. Ông đã nhìn lại tuổi thơ bằng con mắt hóm hỉnh của người từng trải và bao dung. Điều mà các nhà giáo dục thường đẩy đến mức độ nghiêm trọng thì ông lại tỏ ra trân trọng. Vì lẽ, bản tính tự nhiên của trẻ em là sự hồn nhiên trong trẻo, mọi cái gọi là “hư hỏng” của trẻ con đều do tấm gương hoen ố của người lớn. Sự nghiêm trọng quá mức nào đó đối với trẻ em chỉ tự biến mình thành hài hước trong mắt con trẻ.
Võ Quảng có cả một tập thơ “Măng tre” với nghĩa ngụ ngôn: Măng lớn lên theo lẽ tự nhiên, vươn thẳng lên bầu trời cao rộng, nó chỉ lệch lạc khi môi trường xung quanh nó quá nhiều áp lực mà thôi!
-
Bài tham khảo số 2
Bài thơ Ai dậy sớm là một trong những sáng tác hay của nhà thơ Võ Quảng. Nó xoay quanh quanh một vấn đề rất đơn giản trong cuộc sống thường ngày chính là làm sao để đánh thức được bé. Điểm đặc biệt của bài thơ là nhà thơ đã mang cả thế giới cỏ cây hoa lá và loài vật gần gũi vào trong thơ. Nó chứa sự ngộ nghĩnh nhưng vẫn giữ được nét nhân văn cao.
Mở đầu bài thơ tác giả đã sử dụng các hình ảnh có tính mô phỏng cao. Chính điều đó đã giúp các em bé thêm phần thích thú. Với hình ảnh hoa cau như muốn gợi lên cho bé sự chào đón nhiệt tình, không những vậy mà còn giúp các em thêm yêu cuộc sống này hơn.
Ai dậy sớm
Bước ra nhà
Cau xoè hoa
Đang chờ đón!
Tiếp theo đó nhà thơ còn đưa buổi sáng với ánh bình minh lấp ló vào. Bên cạnh đó cũng chính là màu sáng của ánh sáng mặt trời sẽ cho bé cảm giác thích thú hơn. Cũng không những vậy mà ánh bình minh này còn che lấp đi bóng đêm và cái u tối của những giấc mơ lạ.
Ai dậy sớm
Đi ra đồng
Cả vừng đông
Đang chờ đón!
Để tiếp nối niềm vui tươi sáng, những câu thơ cuối cùng của bài thơ ai dậy sớm, chính là ước mơ và khát vọng của trẻ. Ở đây nhà thơ sử dụng động từ chạy để nhắc nhở các bé cần phải chạy đua với ước mơ của mình và không nên từ bỏ ước mơ ấy. Bởi nhà thơ muốn nhấn mạnh và hướng tới các em niềm vui tươi sáng khi những ước mơ thành hiện thực.
Ai dậy sớm
Chạy lên đồi
Cả đất trời
Đang chờ đón!
Ai dậy sớm là một trong những bài thơ vui tươi dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Nó sẽ là động lực để thôi thúc các em hành động chào đón những điều kỳ diệu của cuộc sống này. Không những vậy còn dạy bảo các em dậy sớm để đón hương hoa, bình minh và là cả đất trời mênh mông. Và cũng chỉ có những ai dậy sớm mới có được niềm vui ấy.
-
Bài tham khảo số 3
Nhà văn Võ Quảng là cây bút xuân sắc về văn học thiếu nhi. Ông có rất nhiều tác phẩm hay được các bạn trẻ đón nhận nồng nhiệt và đưa vào giảng dạy tiếng việt tiểu học. Trong đó, tác phẩm “Ai dậy sớm” trong chương trình giảng dạy lớp 5 là một trong những tác phẩm tiêu biểu về văn chương của ông.
Phân tích bài thơ ai dậy sớm cho thấy đây là một tác phẩm có màu sắc vui tươi, âm nhạc rộn rã, dễ thuộc và rất hay. Tác phẩm cũng mang tính nhân văn cao, giúp con người sống vui vẻ, hạnh phúc tạo động lực để sống có giá trị hơn.
Mở đầu bài thơ tác giả đã mô phỏng một buổi sáng tinh khôi bằng những hình ảnh vô cùng đơn giản làm cho các bé thích thú:
Ai dậy sớm
Bước ra nhà
Cau xoè hoa
Đang chờ đón!
Hình ảnh cau ra hoa mới đẹp làm sao. Đối với trẻ thơ, những hình ảnh càng rõ nét càng gợi hình thì càng gây được sự yêu mến và thích thú. Võ Quảng dường như rất hiểu trẻ em, thơ ông ngôn ngữ dung dị dễ thương, giàu hình ảnh có tính âm nhạc vui tươi, hoa lá cành bên trong. Vì vậy, một buổi sáng các em khi dậy sớm sẽ thấy vạn vật thay đổi theo chiều hướng tích cực. Gần gũi nhất chính là hoa cau.
Đêm qua, mới chỉ có nụ cau chúm chím, sau một đêm uống sương, hoa đã nở đẹp cả một góc vườn. Ta cảm nhận được không gian thiên nhiên vô cùng tươi đẹp, giàu sức sống, màu xanh của lá, màu trắng của hoa cau và đọng những giọt sương mai tinh khiết. Khi dậy sớm, chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng những biến đổi kì thú của thiên nhiên nhưng rất thuận tự nhiên.
Ai dậy sớm
Đi ra đồng
Cả vừng đông
Đang chờ đón!
Nếu như khổ thơ trên chỉ là từ nhà ra hiên ra vườn thì sang khổ thơ hai là tác giả dẫn dắt chúng ta ra cánh đồng. Đây là một không gian mở vô cùng rộng lớn, mênh mong. Vào sáng sớm, khi bình minh lấp ló, chúng ta cảm nhận được màu của “vừng đông” sáng bừng một góc trời. Ánh mặt trời sáng sớm còn mang màu nắng nhẹ sẽ tỏa xuống đồng ruộng tạo một bức tranh thiên nhiên vô cùng tươi đẹp.
Cách sử dụng hình ảnh thiên nhiên, mặt trời, đồng lúa mang lại cho khổ thơ đầy sức sống và cũng khiến cho các bé vô cùng thích thú. Không chỉ vậy, câu thơ dẫn dắt chúng ta về hiện tượng thiên nhiên, đó là sáng sớm sẽ đón ánh mặt trời vô cùng tươi đẹp. Nếu các bé dậy sớm mới có thể chứng kiến được khung cảnh thiên nhiên tuyệt vời này.
Qua câu thơ cũng thấy được những khát vọng ước mơ của các bé. Tác giả muốn gửi gắm đến các bé, phải chạy đua cùng ước mơ của mình. Một đêm trôi qua rất nhanh, ánh bình minh sẽ sớm đến, các bé hãy dậy sớm cùng đón niềm vui với ánh mặt trời và cùng thực hiện ước mơ của mình.
Ai dậy sớm
Chạy lên đồi
Cả đất trời
Đang chờ đón!
Khổ thơ cuối, cả đất trời được nói đến với một không gian lớn nhất, tuyệt vời nhất. Chúng ta nhận thấy “Ai dậy sớm!” được nhắc lại rất nhiều lần. Chúng ta cũng từng nghe “ Muốn thành công thì phải dậy sớm”, vậy thì đây chính là lời thúc giục, động viên của tác giả đến mọi người, hãy dậy sớm. Dậy sớm để đón nhận những cái mới, để đến gần hơn với thành công. Nếu ở những khổ thơ đầu, dậy sớm là ngắm hoa, đến ngắm cánh đồng và cuối cùng thành quả là ngắm đất trời.
Không gian được nhân lên từ nhà ra đồng và đến núi rừng, trời đất cho thấy ước mơ đã chạm gần đến nơi và đạt được. Đứng trên đồi ngắm nhìn trời đất hay chính là chạm tay đến ước mơ. “Trên con đường thành công không có dấu chân của sự lười biếng” – quả đúng không sai.
Dậy sớm ở đây chỉ là một thói quen hàng ngày, được tác giả khích lệ nhưng ẩn chứa trong đó là lời nhắn nhủ, hãy chăm chỉ, chịu khó chúng ta sẽ đạt được ước mơ và thành công của mình. Đừng lười biếng, hãy dậy sớm để đón điều tuyệt vời của ngày mới, đón bình minh, đón hoa, đón nắng được ngắm nhìn đất trời và được chạy đua với ước mơ, chạm tay đến ước mơ.
Phân tích bài thơ ai dậy sớm cho thấy Tác giả đã sử dụng những hình ảnh thiên nhiên vô cùng gần gũi, tươi đẹp để vẽ lên một bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc, có hoa có nắng có trời đất, không gian rộng lớn vô biên. Và những hình ảnh đó sẽ đi vào tâm trí các bé, giúp cho các bé có thêm động lực dậy sớm chào đón ngày mới với niềm vui, hạnh phúc và khích lệ các bé hãy theo đuổi ước mơ của mình, kiên trì như việc bé dậy sớm mỗi ngày.
-
Bài tham khảo số 4
Nhà thơ Võ Quảng viết bài thơ Ai dậy sớm với một giọng văn đầy hình ảnh nhạc điệu. Xoay quanh một vấn đề đơn giản nhất là đánh thức các bé. Nhà thơ đã vào bài thơ dành cho các em là cả thế giới cỏ cây, hoa lá, loài vật gần gũi mà lại rất ngộ nghĩnh song giá trị mô phạm cao mang tính nhân văn cao.
Mở đầu bài thơ tác giả đã dùng các hình ảnh có tính mô phỏng cao bằng những hình ảnh đơn giản làm cho các bé thêm thích thú:
Ai dậy sớm
Bước ra nhà
Cau xoè hoa
Đang chờ đón!
Tác giả sử dụng hình ảnh cau ra hoa như muốn gợi thêm cho các bé sự chào đón nhiệt tình, không những vậy mà bằng mùi hương hoa lại tạo cho bé thêm yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống mới này.
Ai dậy sớm
Đi ra đồng
Cả vừng đông
Đang chờ đón!
Tiếp theo ở đoạn thơ kế tiếp tác giả còn đưa buổi sáng bình minh lấp ló vào, bên cạnh đó là màu sáng của bầu trời tạo cho bé có cảm giác thích thú hơn. Không chỉ vậy mà bình minh này còn che lấp đi cái bóng đêm, cái u tối của những giấc mơ lạ.
Nói tiếp những cái niềm vui tươi sáng hơn qua những câu thơ cuối đây những ước mơ khát vọng của các bé. Tác giả sử dụng động từ chạy là muốn nhắn gửi đến các bé phải chạy đua cùng ước mơ của mình và không nên từ bỏ ước mơ đó . Tác giả ở đây muốn đưa các bé tới một niềm vui tươi sáng cùng nhưng điều ước nhỏ nhoi và thành hiện thực.
Ai dậy sớm
Chạy lên đồi
Cả đất trời
Đang chờ đón!
Bên cạnh đó tác giả còn muốn các bé dậy để chào đón những điều kỳ lạ của cuộc sống mới Không những vậy mà còn là phần thưởng của người dậy sớm, của em bé dậy sớm là hương hoa, là ánh bình minh, là cả đất trời mênh mông buổi sáng đang chờ đón em. Chỉ có những người dậy sớm, những người yêu cuộc sống và trân trọng đời sống mới có được điều ấy.
Tác giả đã dùng nhiều hình ảnh đẹp để tạo nên một bức tranh muôn màu hấp dẫn các bé. Và những hình ảnh đó về với tâm trí e tao cho bé thêm có động lực, sức sống mới với ngày mai tươi sáng.
-
Bài tham khảo số 5
Bài thơ “Ai dậy sớm” là một trong những sáng tác hay của nhà thơ Võ Quảng. Nó xoay quanh một vấn đề rất đơn giản trong cuộc sống hàng ngày, đó là làm thế nào để đánh thức em bé. điểm đặc sắc của bài thơ là nhà thơ đã đưa vào bài thơ cả thế giới cỏ cây, hoa lá, muôn vật. chứa đựng sự hài hước nhưng vẫn giữ được tính nhân văn cao cả.
Mở đầu bài thơ, tác giả sử dụng những hình ảnh mang tính mô phỏng cao, đó là những gì làm cho trẻ em thú vị hơn. Với hình ảnh hoa cau như muốn gợi lên sự chào đón nhiệt tình của các em nhỏ, không những thế còn giúp các em thêm yêu cuộc sống này.
Ai dậy sớm
Bước ra nhà
Cau xoè hoa
Đang chờ đón!
Sau đó, nhà thơ cũng mang đến buổi sáng bằng ánh bình minh. Ngoài ra, chính màu sắc tươi tắn của ánh nắng sẽ khiến bé thích thú hơn. Không chỉ vậy, cảnh bình minh này còn bao trùm bóng tối và bóng tối của những giấc mơ kỳ lạ.
Để tiếp nối niềm vui rực rỡ, những dòng cuối của bài thơ “ai dậy sớm” là ước mơ và khát vọng của các em nhỏ. Ở đây nhà thơ dùng động từ chạy để nhắc nhở các em hãy chạy với ước mơ của mình và không được bỏ cuộc. Vì nhà thơ muốn nhấn mạnh và hướng đến cho trẻ em niềm vui tươi sáng khi ước mơ thành hiện thực.
Ai dậy sớm
Chạy lên đồi
Cả đất trời
Đang chờ đón!
Ai dậy sớm là một trong những bài thơ hay dành cho thiếu nhi. Đó sẽ là động lực thúc đẩy họ hành động để chào đón những điều kỳ diệu của cuộc sống này. Không chỉ vậy, họ còn dạy trẻ dậy sớm để đón hương hoa, bình minh và cả đất trời bao la. Và chỉ những ai dậy sớm mới có được niềm vui đó.
-
Bài tham khảo số 6
Mỗi sáng trở dậy, ta thấy buổi sáng chẳng khác lạ gì mấy. Nhưng thử đọc bài thơ ” Ai dậy sớm” của nhà thơ Võ Quảng mà xem, bạn sẽ thấy buổi sáng thật tuyệt vời.
Toàn bài thơ có ba cảnh. Thứ nhất là cảnh gần ngay trước cửa:
“Bước ra nhà
Cau ra hoa…”,
Cảnh thứ hai là cảnh xa hơn – phía cánh đồng:
“Đi ra đồng
Cá vừng đông…”
và thứ ba là cảnh xa – ở hướng khác – trên đồi:
“Chạy lên đồi
Cả đất trời…”.
Điều thú vị trong cách tả của nhà thơ còn nằm ở cách chọn dùng ba động từ ở ba khổ thơ: “bước” – “đi” – “chạy”…
Nhà thơ đã tạo nên bức tranh buổi sớm không chỉ gói gọn trong không gian căn nhà. Buổi sáng dậy sớm, mình bước ra… bao la mới cảm nhận hết sự trong lành của cảnh vật. Hãy tưởng tượng ta bước ra và một không gian thật mênh mông rộng lớn hiện ra trước mắt. Đó là phần thưởng cho “Ai dậy sớm”.
Ai dậy sớm là một bài miêu tả bằng thơ, thật dễ thuộc, dễ nhớ. Nhưng để hiểu hết được điều nhà thơ gửi gắm trong đó lại là một việc… rất bao la. Bạn hãy học nhà thơ, viết bài văn tả cảnh bằng thơ nhé. Tả cảnh nhưng để thể hiện tình cảm, suy nghĩ, để nói được thật nhiều điều bổ ích với các bạn nhỏ xung quanh.
-
Hướng dẫn làm bài văn phân tích "Ai dậy sớm" của Võ Quảng
Để phân tích bài thơ "Ai dậy sớm" của Võ Quảng các bạn cần:
1. Giới thiệu bài thơ và tác giả
Mở đầu bài phân tích, các bạn cần giới thiệu sơ lược về bài thơ và tác giả.
Các bạn có thể đề cập đến bối cảnh sáng tác, ý nghĩa tổng quát của bài thơ và vai trò của Võ Quảng trong văn học Việt Nam.
2. Phân tích từng khổ thơ
Mỗi khổ thơ trong "Ai dậy sớm" đều mang một ý nghĩa riêng biệt và gợi lên những hình ảnh khác nhau của cuộc sống buổi sớm. Nên đi sâu vào phân tích từng khổ thơ, như sau:
*Khổ thơ đầu tiên:
Ai dậy sớm
Bước ra nhà
Cau xoè hoa
Đang chờ đón!
- Hình ảnh: Hình ảnh cau xoè hoa tạo nên một khung cảnh bình yên, thân thuộc của làng quê.
- Âm thanh và cảm xúc: Hình ảnh này gợi lên sự tươi mới, chào đón một ngày mới, mang đến cảm giác thanh bình và ấm áp.
*Khổ thơ thứ hai:
Ai dậy sớm
Đi ra đồng
Cả vừng đông
Đang chờ đón!- Hình ảnh: Cảnh vừng đông chờ đón người đi ra đồng là một biểu tượng của sự bắt đầu mới mẻ.
- Ý nghĩa: Đây là lời kêu gọi con người hãy tận hưởng vẻ đẹp của bình minh, sự tràn đầy hy vọng và năng lượng để bắt đầu một ngày lao động hăng say.
*Khổ thơ thứ ba:
Ai dậy sớm
Chạy lên đồi
Cả đất trời
Đang chờ đón!- Hình ảnh: Khung cảnh bao la của đất trời chờ đón người lên đồi tạo nên cảm giác hùng vĩ, tự do và phóng khoáng.
- Thông điệp: Khuyến khích con người hòa mình vào thiên nhiên, tận hưởng những khoảnh khắc tuyệt đẹp của cuộc sống.
3. Phân tích phong cách nghệ thuật
- Ngôn từ: Chị có thể nhấn mạnh vào ngôn từ mộc mạc, giản dị nhưng giàu cảm xúc của Võ Quảng, giúp người đọc cảm nhận sâu sắc về vẻ đẹp bình dị của thiên nhiên.
- Nhịp điệu và âm thanh: Nhịp điệu nhẹ nhàng, âm thanh tự nhiên trong bài thơ tạo ra sự hài hòa, thư thái, thể hiện tình yêu thiên nhiên và cuộc sống
4. Kết luận
- Cần tổng kết lại những ý chính đã phân tích, nhấn mạnh thông điệp mà tác giả muốn truyền tải qua bài thơ.
- Liên hệ với cuộc sống hiện tại, khẳng định giá trị của việc dậy sớm và tận hưởng những khoảnh khắc đẹp đẽ của thiên nhiên.
5. Liên hệ thực tiễn
- Có thể liên hệ bài thơ với những trải nghiệm cá nhân hoặc cuộc sống thực tế, tạo sự gần gũi và dễ hiểu.
- Gợi ý những hoạt động thực tế như tổ chức buổi dã ngoại buổi sáng sớm, giúp trải nghiệm và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên như trong bài thơ.