Top 7 Bài văn phân tích bài thơ Người đi tìm hình của nước (Ngữ văn 11) hay nhất

  1. top 1 Bài tham khảo số 1
  2. top 2 Bài tham khảo số 2
  3. top 3 Bài tham khảo số 3
  4. top 4 Bài tham khảo số 4
  5. top 5 Bài tham khảo số 5
  6. top 6 Bài tham khảo số 6
  7. top 7 Bài tham khảo số 7

Bài tham khảo số 1

“Người đi tìm hình của nước” được viết với niềm xúc động, cảm xúc tự hào cũng như lòng biết ơn của Chế Lan Viên về hành trình ra đi tìm đường cứu nước của Bác. Bài thơ tái hiện hành trình gian truân nhưng vinh quang của vị lãnh tụ dân tộc trong suốt 30 năm.


“Hình của Nước” ở đây là hình ảnh tượng trưng của áo cơm, hạnh phúc của nhân dân, của độc lập, tự do của dân tộc.


Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi


Câu thơ đầu tiên trong bài tái hiện tâm trạng quyến của Bác khi phải ra đi. Cách ngắt nhịp thơ 5/5 được sử dụng như nhấn mạnh thêm tâm tình của bác, dù đất nước đẹp lắm, Bác còn muốn ngắm nhìn thêm nữa, nhưng tình cảnh quá bức bách nên Bác phải ra đi.


Bác ra đi để “đất nước đẹp vô cùng” này có một con đường thoát khỏi cảnh lầm than, nô lệ. Bác ra đi mang theo nỗi đau mất nước, nỗi tủi nhục trước ách thống trị của xâm lăng. Nhưng chính nỗi đau xót ấy thôi thúc Bác quyết tâm tìm được con đường cứu dân, cứu nước.


Chế Lan Viên đã rất xúc động và cảm nhận sâu sắc hành trình này của Bác, đến muốn hóa thân trở thành con sóng đưa bác vượt đại dương bao la:


“Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác”


Câu thơ thể hiện sự cuống quýt, vội vàng muốn theo kịp chân Bác, muốn được cùng Bác sẻ chia những gian truân của cuộc hành trình. Hình ảnh con sóng trong câu thơ giúp người đọc cảm nhận rõ sự thiêng liêng của giây phút lịch sử Bác Hồ ra đi. Nó không chỉ thể hiện tình cảm lưu luyến mà hơn hết là lòng thương yêu, kính yêu của tác giả đối với Bác.


“Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất

Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre”


Không gì có thể biểu đạt tốt hơn về quê hương xứ sở của ta bằng hình ảnh “hàng tre”, “làng xóm”, “bờ bãi”. Những hình ảnh quen thuộc ấy, từ bốn phía mênh mông, rộng lớn lui dần rồi khuất bóng, người ra đi hẳn đã rất cô đơn và cảm thấy bơ vơ.


Nếu các từ “dần lui”, “không một bóng” miêu tả bác từng bước từng bước rời xa quê hương, thì động từ “nhìn” thể hiện sự hụt hẫng, buồn xót xa, nhớ nhung của Bác đang cố gắng kiếm tìm những điều quen thuộc của đất nước thân yêu. Chỉ với hai câu thơ trên, Chế Lan Viên đã diễn tả chân thật nỗi đau thương của lòng người xa xứ.


“Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ

Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương”


Đêm xa nước đầu tiên ấy, là “ai nỡ ngủ” hay không thể nào chợp mắt. Bởi lòng bác nhớ quê hương tha thiết. Hành trình phía trước biết sẽ tới đâu, đến bao giờ Bác mới có thể trở về quê hương, Bắc thao thức, trằn trọc.


Biển mênh mông, sóng nơi đâu cũng đều là sóng nước. Nhưng sóng quê hương thì khác. Ở ngay đây hay ở xa kia, khi không phải trời nước quê hương thì đều là xứ sở xa lạ, mọi thứ đều là ngỡ ngàng. Người ra đi ấy, nằm nghe sóng vỗ mạn tàu, mỗi một tiếng sóng xa dần là càng trở nên xa lạ, nỗi đau nhớ quê hương lại tăng thêm.


“Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở

Xa nước rồi càng hiểu nước đau thương”


Ta thấy, khi ra đi, khi xa đất nước thân yêu, Bác càng thấm thía nỗi đau thương mà nước mà dân đang gánh chịu. Hai câu thơ nghe như lời tâm sự nhẹ nhàng, nhưng trong giọng khe khẽ sâu lắng ấy là nỗi yêu nước nồng nàn, tha thiết.


“Đêm mơ nước ngày thấy hình của nước

Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà”


Hai câu thơ trên của Chế Lan Viên thật giàu hình ảnh. Nó thể hiện một cách tinh tế tình yêu nước sâu nặng của Bác; nỗi trằn trọc, day dứt của Bác lo cho vận mệnh của dân độc đến nỗi trong chiêm bao Bác thấy “hình của nước”. Và hơn hết, Bác khao khát mà mơ về cái cỏ “xanh sắc biếc quê nhà”.


Ta mới thương Bác làm sao! Từ làng quê nhiệt đới, bốn mùa cỏ cây xanh tươi, nay Bác một mình giữa trời châu Âu tuyết trắng. Nhưng Bác mơ về “hình của nước”, về sắc xanh quê hương cũng là khát khao cháy bỏng về con đường đưa đến bình yên cho quê hương.


“Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc

Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa”


Hỏi có ai nặng lòng với quê hương như Người! Bác chưa từng vui, chưa từng yên lòng khi ăn một miếng ngon, khi ngắm một nhành hoa. Vì Bác biết, Tổ quốc, quê hương còn đắm chìm trong lầm than, còn oằn mình vì phải làm nô lệ dưới ách giặc Pháp thực dân.


Hình ảnh đối lập trong hai câu thơ: “miếng ngon” – đắng lòng”, “chẳng yên lòng” – “ngắm một nhành hoa” gợi lên ở người đọc niềm xúc động, cay nơi sống mũi trước những trăn trở, lo âu của Người về vận mệnh đất nước. Bác ăn không ngon, ngủ không yên khi nghĩ về đất nước đau thương. Trái tim yêu nước nồng nàn của Bác đau nỗi đau nước mất, nhà ta.


Với bao gian truân, bao thử thách, bao đêm dài nhớ quê hương da diết, Bác đã tìm ra chân lý cách mạng, con đường cứu nước:


“Luận cương đến Bác hồ. Và Người đã khóc

Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lê Nin”


Nhà thơ miêu tả chuyển biến tâm lý của Bác thật tinh tế và xúc động. Giọt nước mắt của cảm động, sung sướng được Chế Lan Viên qua đó nêu ra mối quan hệ giữa hai nhân vật vĩ đại của các mạng vô sản: Lê Nin và Bác Hồ.


Và có gì sung sướng hơn, hạnh phúc hơn khi Người tìm ra con đường cứu nước. Không gì khác chính là chủ nghĩa Mác – Lê Nin. Chân lý cách mạng ấy đã soi sáng tâm hồn Bác và Bác đã đón nhận bằng tất cả trái tim và khối óc:


“Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách

Tưởng bên ngoài đất nước đợi mong tin”


Hình ảnh nhân hóa đã làm nền để miêu tả sự chăm chú, sự toàn tâm và cả sự hứng khởi của Bác khi gặp được lý tưởng cách mạng. Và tất cả sự đặt để ở từng trang sách ấy, là vì Bác biết “đất nước đợi mong tin”. Cũng như thời khắc Người ra đi, giây phút Bác đọc Luận cương của Lê Nin là một thời khắc trọng đại của lịch sử dân tộc.


Qua bao khổ ải, với bao tâm sức, Bác đã tìm ra hình của Nước. Bởi vậy, trong Người dâng trào niềm vui mãnh liệt:


“Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc

Cơm áo là đây ! Hạnh phúc đây rồi!”


Đọc dòng thơ với hai câu cảm liên tiếp: “Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi”, ta như thấy hình ảnh vui sướng của Bác khi đi lại giữa căn phòng. Nhịp thơ nhanh và mang giọng sảng khoái, nồng nhiệt và xúc động diễn tả được hạnh phúc tột cùng của Bác trong giờ phút tìm ra con đường cứu nước, cứu dân.


“Hình của Đảng lồng trong hình của Nước

Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười”


Đặc sắc và độc đáo quá hình ảnh “Hình của Đảng lồng trong hình của Nước”. Nó mang một ý nghĩa tượng trưng sâu sắc, trên lá cờ bay phấp phới ta như thấy dáng Bác đang đứng đó vẫy tay cười. Và đó cũng là biểu tượng cho mối gắn kết giữa vận mệnh của đất nước và vận mệnh của Đảng – Đảng cộng sản Việt Nam – linh hồn của dân tộc.


Thông qua bài thơ Người đi tìm hình của nước, ta biết với Bác thế nào là hạnh phúc bất tận. Là “Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười” khi tìm thấy ánh sáng của cách mạng. Niềm xúc động mãnh liệt của Bác được truyền tới người đọc bởi cái hình ảnh đối lập của “khóc” và “cười”. Nhưng hơn thế, “khóc” và “cười” lại đồng thời, bởi vậy tạo được ấn tượng sâu sắc nơi người đọc bao thế hệ.


Những giọt nước mắt trong phút đầu tiên ấy là nước mắt hạnh phúc và nụ cười của sung sướng, hân hoan. Và năm tháng qua đi, đất nước bình yên và giàu mạnh, những cuộc đời của hôm nay và mai sau sẽ còn nhớ mãi cái hình ảnh ấy của Người.


Có thể nói, lãnh tụ Hồ Chí Minh là một biểu tượng của biết bao nguồn cảm hứng thơ ca. Nhưng cũng bởi thế mà viết về Bác là một thử thách với các tác giả. Vì giữa kho tàng đồ sộ của văn học về Bác, viết thế nào để chân thật mà độc đáo, mới lạ; để vừa thể hiện được tầm vóc của Người vừa đóng góp giá trị nghệ thuật cho dòng tác phẩm về Bác. Và phân tích bài thơ Người đi tìm hình của nước, người đọc nhận thấy cái tài, cái tinh tế trong sáng tác của Chế Lan Viên.


Thông qua bài thơ Người đi tìm hình của nước ta nhận ra một điều, chẳng phải những ngôn ngữ hình tượng cao siêu sẽ nói lên được cái vĩ đại của Người mà chính những điều gần gũi, bình dị mới làm nên điều đó.


Khi Bác reo lên “Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi!”, tác giả như muốn nói rằng, con đường cứu nước, giải phóng dân tộc, mang đến tự do là những mục tiêu cao cả nhưng nó là thực chất, chính là cơm ăn, áo mặc của dân. Cũng chính ở đó, chính cái nỗi nhớ bờ bãi hàng tre, chính cái câu reo “Cơm áo là đây!” là sự ngời sáng của tấm lòng lãnh tụ, của “Người đi tìm hình của nước”.

Hình minh hoạ
Hình minh hoạ

Top 7 Bài văn phân tích bài thơ Người đi tìm hình của nước (Ngữ văn 11) hay nhất

  1. top 1 Bài tham khảo số 1
  2. top 2 Bài tham khảo số 2
  3. top 3 Bài tham khảo số 3
  4. top 4 Bài tham khảo số 4
  5. top 5 Bài tham khảo số 5
  6. top 6 Bài tham khảo số 6
  7. top 7 Bài tham khảo số 7

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy