Bài tham khảo số 2

Người ta thường nói nghèo thường đi đôi với hèn. Nhưng khi đến với truyện ngắn “vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân, ta sẽ hiểu vẫn có những con người đã sống rất thanh cao, rất lương thiện trong cái đói khủng khiếp với cái nghèo bần cùng. Không những thế, tác phẩm còn ẩn chứa giá trị hiện thực vô cùng sâu sắc mà Kim Lân đã gửi gắm vào đó.


Bản thân ông cũng là một người được sinh ra và lớn lên trong cảnh nghèo khổ, nên hơn ai hết, ông hiểu rất rõ sự kham khổ của mọi người. Vì thế, trong những trang văn của ông vẫn thường thấp thoáng bóng dáng của những người nông dân tuy sống khắc khổ nhưng tấm lòng trong sạch.


Trong tác phẩm “Vợ nhặt” cũng vậy, Kim Lân cũng viết về cuộc sống cùng cực của vùng quê nghèo trong nạn đói khủng khiếp năm 1945. Khi đó, người sống và người chết xuất hiện lẫn lộn nhau. Người chết như ngả rạ, còn người sống dật dờ lang thang như những hồn ma.


Kim Lân miêu tả rất chi tiết: những cái thây nằm còng queo bên đường, không khí vẩn mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người, xóm chợ về chiều xơ xác hắt hiu, hai bên dãy phố úp sụp tối om không nhà nào có ánh đèn ánh lửa, tiếng quạ trên mấy cây gạo ngoài bãi chợ cứ gào lên từng hồi thê thiết…


Cảnh đói được nhà văn miêu tả lại quá thê lương và xót xa. Chỉ qua một vài hình ảnh, người đọc cũng có thể hình dung ra ngay trước mắt mình cảnh những người chết đói nằm rải rác ngoài đường ngoài chợ, người ta không cả nghĩ đến chuyện chôn cất, ma chay.


Cái đói còn làm cho người ta không dám nghĩ đến chuyện dựng vợ, gả chồng. Khiến cho Tràng – một người cùng khổ trong nạn đói ấy phải “nhặt” vợ. Trong bữa cơm ngày đầu của gia đình mới lẽ ra là một mâm cơm dù không thịnh soạn thì chí ít cũng có đầy đủ chút cơm rau dưa muối.


Đồng thời, truyện ngắn “Vợ nhặt” cho chúng ta thấy được thân phận rẻ rúng của con người cùng với sự thê lương của số phận người nông dân trong hoàn cảnh bấy giờ. Điều này được thể hiện rõ nhất qua nhân vật người vợ nhặt.

Cái đói cái nghèo đã đùn đẩy tới mức chỉ sau hai lần gặp Thị theo Tràng về làm vợ với mâm cỗ ra mắt là 4 bát bánh đúc và một câu bông đùa. Chỉ vì miếng ăn, cái đói cái nghèo mà đưa đẩy số phận của một con người. Để rồi Tràng lấy vợ mà Kim Lân gọi là “nhặt vợ” như nhặt những đồ vật chẳng có chút giá trị nào trên đường.


Nhưng không, không cơm, không rau, cũng chẳng dưa cà dưa muối. Bữa cơm ngày đói chỉ có độc một lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo. Mỗi người chỉ ăn được hai lưng bát là hết sạch. Mẹ Tràng phải mang cháo cám ra cho cả nhà ăn. Nồi cháo cám đắng xít nhưng lại trở thành một thứ đồ ăn hiếm có.


Chính bọn thực dân phong kiến đã nhẫn tâm bắt người dân phải nhổ lúa trồng đay. Đay nào có thể ăn được. Rồi các loại sưu cao thuế nặng càng làm cho người dân khổ cực. Ăn còn không có miếng mà ăn thì lấy đâu ra tiền ra thóc mà đóng thuế. Bọn chúng đúng là muốn dồn người ta vào bước đường cùng, vào chỗ chết.


Tất cả những điều trên đã làm nên giá trị hiện thực sâu sắc cho tác phẩm. Nạn đói khủng khiếp, số phận bi thảm của những người đói là những mặt chủ yếu nhất của hiện thực lúc bấy giờ được Kim Lân phản ánh bằng những nét bản chất đã làm nên giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm như chứng tích văn học về một sự kiện lịch sử không thể nào quên.

Bài tham khảo số 2
Bài tham khảo số 2
Bài tham khảo số 2
Bài tham khảo số 2

Top 10 Bài văn phân tích giá trị hiện thực trong truyện ngắn "Vợ nhặt" hay nhất

  1. top 1 Bài tham khảo số 1
  2. top 2 Bài tham khảo số 2
  3. top 3 Bài tham khảo số 3
  4. top 4 Bài tham khảo số 4
  5. top 5 Bài tham khảo số 5
  6. top 6 Bài tham khảo số 6
  7. top 7 Bài tham khảo số 7
  8. top 8 Bài tham khảo số 8
  9. top 9 Bài tham khảo số 9
  10. top 10 Bài tham khảo số 10

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy