Bài tham khảo số 9

Vợ nhặt được rút ra từ tập Con chó xấu xí, xuất bản năm 1945. Đây là tác phẩm xuất sắc nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông, đồng thời cũng là một những tác phẩm tiêu biểu viết về đề tài người nông dân và thể hiện đầy đủ quan điểm sáng tác của tác giả. Tác phẩm thấm đẫm giá trị hiện thực sâu sắc.


Trước hết giá trị hiện thực của tác phẩm được thể hiện trong việc Kim Lân đã tái hiện thành công nạn đói khủng khiếp năm 1945. Nạn đói năm 1945 phần lớn người dân đã bị đẩy tới cái chết. Kim Lân đã tập trung tất cả bút lực của mình để tạo dựng bối cảnh, không khí nạn đói ấy. Trong văn ông cái đói, cái chết đã hiện hình, nổi cộm sắc nét tạo nên những ám ảnh ghê rợn. Ấn tượng về cái đói cái chết đã được Kim Lân tạo dựng từ nhiều yếu tố, nhưng ấn tượng nhất là thị giác, khứu giác và thính giác.


Ở thị giác, ông đã hai lần sử dụng hình ảnh đầy sức ám ảnh: bên cạnh những người chết như ngả rạ, là những người còn sống vật vờ như những bóng ma. Ở đây cái đói đã trở thành nỗi ám ảnh thường trực, giữa sự sống và cái chết là ranh giới vô cùng mong manh.


Nạn đói đã vắt kiệt toàn bộ sự sống của con người để hiện hình thành những bóng ma dật dờ. Ở khứu giác, cái đói cái chết trong văn Kim Lân không chỉ nhìn thấy mà còn có thể ngửi thấy đó là mùi gây của xác người và mùi khét lẹt của các nhà đốt đống rấm. Còn thính giác cũng là những ấn tượng ghê rợn. Âm thanh của những đàn quạ liên thanh cất lên, là tiếng hờn khóc tỉ tê của những gia đình có người chết.


Không chỉ dừng lại ở đó, giá trị hiện thực còn được thể hiện trong thân phận rẻ rúng của những người nông dân nghèo. Người đàn bà chết đói, người gầy sọp đi, hai mắt trũng sâu vào, vì cái đói, vì miếng ăn đã đồng ý lấy Tràng một cách nhanh chóng. Chính cái đói đã khiến người đàn bà ấy mất đi danh dự, sự e thẹn vốn có của một người con gái, mà trở thành một kẻ chỏng lỏn, vì miếng ăn sẵn sàng đánh mất lòng tự trọng của mình.


Chỉ với vài bát bánh đúc và một lời nói vu vơ, thị đã chạy đến híp mắt cười tình, đánh mất đi sự e lệ, kín đáo và chấp nhận về làm vợ của Tràng khi không hề biết đến tính cách, con người của Tràng ra sao. Trong hoàn cảnh bị cái đói, cái chết dồn đuổi, thị sẵn sàng bám víu vào bất cứ thứ gì đảm bảo sự sống cho thị. Những chi tiết mà Kim Lân miêu tả đã cho thấy, người vợ nhặt là một người nông dân khốn khổ, bị đẩy đến bước đường cùng nên nhân cách và lòng tự trọng đã bị tha hóa.


Đám cưới với mỗi người là một nghi thức quan trọng nhất trong cuộc đời, nhưng đám cưới của Tràng và người vợ nhặt lại diễn ra hết sức sơ sài, sơ sài đến mức đáng thương. Bữa cơm đầu tiên của nàng dâu mới là nồi cháo cám đắng ngắt mà mọi người ngồi ăn không ai nói với nhau một câu.


Bằng nghệ thuật miêu tả bậc thầy, Kim Lân đã vẽ ra bức tranh hiện thực tàn khốc về nạn đói năm 1945, khi mạng người bị rẻ rúng đến cùng cực. Nhưng đằng sau bức tranh hiện thực đen tối ấy là ánh sáng của lòng nhân đạo, tình yêu thương, sự bao bọc, chở chở lẫn nhau giữa những con người khốn khổ.

Bài tham khảo số 9
Bài tham khảo số 9
Bài tham khảo số 9
Bài tham khảo số 9

Top 10 Bài văn phân tích giá trị hiện thực trong truyện ngắn "Vợ nhặt" hay nhất

  1. top 1 Bài tham khảo số 1
  2. top 2 Bài tham khảo số 2
  3. top 3 Bài tham khảo số 3
  4. top 4 Bài tham khảo số 4
  5. top 5 Bài tham khảo số 5
  6. top 6 Bài tham khảo số 6
  7. top 7 Bài tham khảo số 7
  8. top 8 Bài tham khảo số 8
  9. top 9 Bài tham khảo số 9
  10. top 10 Bài tham khảo số 10

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy