Top 9 Bài văn phân tích tác phẩm Nơi tuổi thơ em (Ngữ văn 7) hay nhất
Tác giả Nguyễn Lãm Thắng đã thành công phác họa nên một bức tranh quê hương tuyệt đẹp bằng ngòi bút miêu tả cảnh vật chân thật, giản dị và mộc mạc qua bài thơ ... xem thêm...“Nơi tuổi thơ em”. Bài thơ Nơi tuổi thơ em đã khắc họa chân thực, giản dị, mộc mạc khung cảnh tuyệt đẹp của quê hương và thể hiện được tình cảm của tác giả dành cho quê hương của mình.
-
Bài tham khảo số 1
Quê hương – hai tiếng thân thương và quen thuộc, nó đã đi vào tiềm thức của mỗi con người. Khi nhắc về quê hương chúng ta sẽ không ngừng nhớ về mà thổn thức. Vậy nên nhiều tác giả đã đưa đề tài quê hương vào tác phẩm của mình giống như bài thơ Nơi tuổi thơ em của tác giả Nguyễn Lãm Thắng.
Có một dòng sông xanh
Bắt nguồn từ sữa mẹ
Có vầng trăng tròn thế
Lửng lơ khóm tre làng
Có bảy sắc cầu vồng
Bắc qua đồi xanh biếc
Có lời ru tha thiết
Ngọt ngào mãi vành nôi
Có cánh đồng xanh tươi
Ấp yêu đàn cò trắng
Có ngày mưa tháng nắng
Đọng trên áo mẹ cha
Có một khúc dân ca
Thơm lừng hương cỏ dại
Có tuổi thơ đẹp mãi
Là đất trời quê hương.
Nhắc đến quê hương là nhắc đến tuổi thơ, là nhắc đến những kỉ niệm tươi đẹp một thời hồn nhiên và ngây thơ. Quê hương là nơi mà ta luôn thuộc về và là nơi lúc nào cũng sẵn sàng giang tay chào đón ta.
Với bài thơ "nơi tuổi thơ em” quê hương được hiện lên là dòng sông xanh, là vầng trăng tròn, là khóm tre làng,… đó đều là những hình ảnh thân thuộc, bao nhiêu ký ức tuổi thơ bỗng ùa về trong chúng ta. Ở nơi đó còn có hình ảnh người mẹ ẩn trong bóng dáng của quê hương.
Mẹ qua nỗi nhớ của tác giả đó là dòng sữa ngọt ngào để nuôi ta lớn, Tiếng ru ầu ơ đưa ta đi vào giấc ngủ say. Hay đó là sự vất vả của cha mẹ khi những giọt nắng mưa, giọt mồ hôi đọng trên vai áo. Tất cả tạo nên những điều giản dị, ấm áp lạ thường mà chỉ ở quê hương mới có.. Bức tranh thiên nhiên và con người quê hương là tuổi thơ đáng nhớ nhất trong cuộc đời.
Đọc bài thơ Nơi tuổi thơ em đã làm cho em nhớ về những kỉ niệm của tuổi thơ. Gắn với những lũy tre làng, những dòng sông uốn lượn quanh khu làng, những cánh đồng xanh mướt gắn với tuổi thơ mỗi con người. Dù cho đã lớn cũng không thể nào quên những điều nhỏ bé đó. Từng lời thơ mềm mại, nhẹ nhàng, tha thiết mà vui tươi cho thấy sự trân trọng của tác giả Nguyễn Lãm Thắng đối với những giá trị và vẻ đẹp bất tận đi liền với tuổi thơ của quê hương mình.
Quê hương là niềm tự hào trong tâm trí em, sau này dù có đi đến nơi đâu thì hình ảnh quê hương luôn khắc sâu trong trái tim em. Hiện nay, đang ngồi trên ghế nhà trường em sẽ cố gắng học tập giỏi để mai này lớn lên, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, không phụ công lao dưỡng dục của bố mẹ và thầy cô.
-
Bài tham khảo số 2
Bài thơ Nơi tuổi thơ em đã khắc họa chân thực, giản dị, mộc mạc khung cảnh tuyệt đẹp của quê hương và thể hiện được tình cảm của tác giả dành cho quê hương của mình.
Có một dòng sông xanh
Bắt nguồn từ sữa mẹ
Có vầng trăng tròn thế
Lửng lơ khóm tre làng
Có bảy sắc cầu vồng
Bắc qua đồi xanh biếc
Có lời ru tha thiết
Ngọt ngào mãi vành nôi
Có cánh đồng xanh tươi
Ấp yêu đàn cò trắng
Có ngày mưa tháng nắng
Đọng trên áo mẹ cha
Có một khúc dân ca
Thơm lừng hương cỏ dại
Có tuổi thơ đẹp mãi
Là đất trời quê hương.
Thật vậy, bức tranh quê hương tươi đẹp, giản dị hiện lên gắn liền với tuổi thơ của chính tác giả. Quê hương có dòng sông xanh, vầng trăng tròn bên khóm tre, cầu vồng bảy sắc bắc qua đồi xanh biếc, cánh đồng xanh tươi, cánh cò trắng, ngày mưa tháng nắng, hương cỏ dại.
Bên cạnh những khung cảnh tuyệt vời ấy, trong tuổi thơ quê hương của tác giả còn có những giá trị hết sức quý báu đó là dòng sữa mẹ, lời ru tha thiết ngọt ngào bên nôi, hạt mưa đọng trên áo mẹ cha, khúc dân ca.
Biện pháp liệt kê được sử dụng đã góp phần khắc họa được bức tranh thiên nhiên bình dị và tình cảm sâu nặng dành cho quê hương. Từ láy được sử dụng: lửng lơ, tha thiết, ngọt ngào, ấp yêu đã tạo bức tranh quê hương thêm sinh động.
Từng lời thơ mềm mại, nhẹ nhàng, tha thiết và vui tươi cho thấy được sự trân trọng của tác giả đối với những giá trị và vẻ đẹp bất tận đi liền với tuổi thơ của quê hương mình.
-
Bài tham khảo số 3
Tác giả Nguyễn Lãm Thắng đã thành công phác họa nên một bức tranh quê hương tuyệt đẹp bằng ngòi bút miêu tả cảnh vật chân thật, giản dị và mộc mạc qua bài thơ “Nơi tuổi thơ em”. Đồng thời tác giả đã thể hiện tình yêu quý của ông dành cho quê hương mình.
Khung cảnh tuyệt đẹp của quê hương được tái hiện trong bài thơ, từ dòng sông xanh, vầng trăng tròn khuất sau khóm tre lửng lơ xanh ngắt, cầu vồng sắc qua hoa dại xanh biếc, đến cánh đồng xanh tươi, đàn cò trắng và hương cỏ dại thơm lừng. Những chi tiết hình ảnh này vẫn còn sống động trong ký ức tuổi thơ của tác giả.
Ngoài ra, quê hương của tác phẩm còn mang những giá trị vô giá như dòng sữa mẹ, lời ru ngọt ngào thơ ngây, những hạt mưa lắng đọng trên áo mẹ cha và khúc dân ca. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật liệt kê để khắc họa được bức tranh thiên nhiên bình dị và tình cảm sâu nặng dành cho quê hương. Các từ như “lửng lơ”, “tha thiết”, “ngọt ngào” đã tạo nên bức tranh quê hương thêm sinh động.
Những lời thơ mềm mại, nhẹ nhàng, tha thiết và vui tươi cũng thể hiện được sự trân trọng của tác giả đối với những giá trị và vẻ đẹp bất tận của quê hương trong tuổi thơ của mình.
-
Bài tham khảo số 4
“Quê hương” – đó là hai từ đầy cảm xúc, đã in sâu vào tiềm thức của mỗi người. Khi nhắc đến quê hương, chúng ta không thể không cảm thấy xúc động. Do đó, nhiều tác giả đã lựa chọn chủ đề này làm nội dung cho tác phẩm của mình.
Trong bài thơ “Nơi tuổi thơ em”, quê hương được miêu tả như một dòng sông xanh ngút ngàn, một vầng trăng tròn soi sáng cả làng, một khóm tre lửng lơ xanh ngắt,… Tất cả những hình ảnh quen thuộc đó đều là nơi gắn bó với tuổi thơ của chúng ta.
Quê hương còn là những cánh đồng xanh rợp trời với đàn cò trắng trên bầu trời khiến chúng ta nhớ lại những ký ức đẹp nhất của tuổi thơ. Nơi đó có bóng hình người mẹ hiền hiện lên trong bóng tối, là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng chúng ta lớn lên. Tiếng ru ngọt ngào từ mẹ, giúp chúng ta chìm vào giấc ngủ say. Những giọt nắng mưa rơi trên áo của cha mẹ là những kỷ niệm đẹp mãi trong tâm trí chúng ta.
“Quê hương” – đó là nơi mà mỗi chúng ta gắn bó với những ký ức đẹp, đó là nơi mà tình cảm thân thương nhất được gìn giữ và trân trọng.
-
Bài tham khảo số 5
Với giọng điệu hồn nhiên, trong trẻo, “Nơi tuổi thơ em” là món quà ý nghĩa mà nhà thơ Nguyễn Lãm Thắng gửi đến các bạn tuổi hoa. Bài thơ là bức tranh đẹp về quê hương, nơi có dòng sông xanh, có vầng trăng tròn, có khóm tre quen, có cầu vồng bảy sắc, có lời ru tha thiết, có cánh đồng xanh tươi, có đàn cò trắng.. Tất cả đều là những hình ảnh rất đỗi gần gũi, bình dị ở mỗi làng quê nhưng lại là cả bầu trời thương nhớ của mỗi con người.
Điệp từ “có” lặp lại nhiều lần trong bài thơ tạo ấn tượng về cảnh sắc phong phú, bất tận của quê hương.. Quê hương không chỉ là những gì hiện hữu, đó còn là bầu khúc dân ca vang vọng suốt đời người, là những kỉ niệm tuổi thơ không dễ gì quên lãng..
Kết lại bằng những cảm xúc lắng sâu, những câu thơ viết về tấm áo mẹ cha dãi dầu mưa nắng khiến người đọc rưng rưng. Nơi quê nhà yêu dấu, tuổi thơ ta bình lặng trôi qua trong biết bao nhọc nhằn của cha, của mẹ. Hình ảnh mẹ cha có thể nói là hình ảnh thân thương nhất trong dòng hoài niệm về quê hương của mỗi người.
Trong rất nhiều những bài thơ viết về quê hương, “Nơi tuổi thơ em” của nhà thơ Nguyễn Lãm Thắng vẫn tìm được tiếng nói riêng đong đầy cảm xúc.
-
Bài tham khảo số 6
Quê hương – hai tiếng thân thương. Là nơi mà chúng ta cất tiếng khóc chào đời cùng những bước đi chập chững gắn liền với tuổi thơ. Bài thơ Nơi tuổi thơ em đã nói lên những điều kì diệu không thể thay thế mà quê hương đem lại cho chúng ta. Chỉ qua vài câu thơ những nó đã mang lại dấu ấn sâu đậm trong tâm trí của mỗi người.
Có một dòng sống xanh
Bắt nguồn từ sữa mẹ.
Vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên sống mãi trong đất trời được ví như những dòng sữa ngọt lành của người mẹ dành cho con ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời. Những dòng sữa ngọt lành ấy ấm áp và trong trẻo biết bao như dòng sông xanh biếc mà mẹ thiên nhiên đã đem lại cho chúng ta.
Có lời ru tha thiết
Ngọt ngào mãi vành nôi
Lời ru của mẹ chính là những điều kì diện nuôi dưỡng tâm hồn của mỗi đứa trẻ, cũng như là nơi mà mẹ bầy tỏ tình yêu thương sâu sắc, sự quan tâm chăm sóc ân cần của mình gửi trọn qua những tiếng hát thân thương của lời ru ngọt lành trên những chiếc nôi như vòng tay ấm áp của mẹ.
Có tuổi thơ đẹp mãi
Là đất trời quê hương
Tuổi thơ là những kí ức êm đềm trên quê hương, là những cánh diều bay cao trên bầu trời rộng lợn, là những đàn có trắng cùng với cánh đồng lúa xanh tươi.
Nhờ những nghệ thuật đặc sắc mà tác giả Nguyễn Lãm Thắng sử dụng đã khắc họa tình yêu quê hương đất nước qua từng câu thơ đầy màu sắc và gợi cảm xúc trong lòng người đọc. Qua đó bài thơ Nơi tuổi thơ em nói lên vẻ đẹp của quê hương đất nước thật giản dị, mộc mạc, gần gũi, đong đầy tình yêu thương ấm áp...
-
Dàn ý một bài văn phân tích về tác phẩm thơ
Mở bài:
- Tác phẩm và tác giả: Cung cấp thông tin về tác phẩm và tác giả, bao gồm tên tác phẩm, tên tác giả, thời kỳ sáng tác, và một số thông tin cơ bản về tác giả.
- Đề tài: Nêu rõ vấn đề hoặc câu hỏi nghị luận mà bạn sẽ thảo luận trong bài viết. Điều này có thể là một chủ đề cụ thể, một đặc điểm của tác phẩm, hoặc một phương diện của phong cách viết.
Thân bài:
- Thể thơ: Xác định thể thơ (lục bát, thơ tự do, sonnet, v.v.) và phân tích cách thể thơ ảnh hưởng đến nội dung và cảm xúc của bài thơ.
- Nhịp điệu và vần: Phân tích nhịp điệu, cách dùng vần, và sự kết hợp của chúng trong việc tạo ra âm hưởng và cảm xúc.
- Phân tích chủ đề: Xác định chủ đề của bài thơ và cách tác giả thể hiện chủ đề đó qua các hình ảnh, biểu tượng, và cảm xúc.
- Hình ảnh và biểu tượng: Phân tích các hình ảnh, phép ẩn dụ, và biểu tượng trong bài thơ. Giải thích ý nghĩa và vai trò của chúng trong việc xây dựng chủ đề.
- Đặc điểm nghệ thuật: Phân tích các yếu tố nghệ thuật như hình ảnh, biểu tượng, ngôn ngữ, và phong cách viết của tác giả. Đánh giá cách các yếu tố này đóng góp vào ý nghĩa tổng thể của tác phẩm.
- Ngôn ngữ: Xem xét cách tác giả sử dụng ngôn ngữ, từ vựng, và cấu trúc câu. Phân tích cách ngôn ngữ tạo ra cảm xúc và hình ảnh.
- Phong cách viết: Phân tích phong cách và kỹ thuật nghệ thuật của tác giả, chẳng hạn như việc sử dụng các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hóa, hoặc điệp từ.
- Ý nghĩa và giá trị: Đánh giá ý nghĩa và giá trị của tác phẩm đối với văn học và xã hội. Xem xét ảnh hưởng của tác phẩm và lý do tại sao nó vẫn quan trọng hoặc có giá trị.
- Tác động đến người đọc: Phân tích cách tác phẩm ảnh hưởng đến cảm xúc và suy nghĩ của người đọc. Điều này có thể liên quan đến cách tác phẩm tạo ra sự đồng cảm, kích thích tư duy, hoặc gợi mở các quan điểm mới.
Kết bài:
- Tóm tắt các điểm chính: Tóm tắt các điểm quan trọng đã thảo luận trong bài viết.
- Đánh giá tổng quan: Đưa ra đánh giá tổng thể về tác phẩm hoặc phong cách viết của tác giả dựa trên phân tích và giải thích của bạn.
-
Đôi nét về bài thơ "Nơi tuổi thơ em"
Bài thơ "Nơi tuổi thơ em" là một tác phẩm trong chương trình Ngữ văn lớp 7, được viết bởi nhà thơ Nguyễn Lãm Thắng. Bài thơ thể hiện một cách nhìn tươi sáng, gần gũi về tuổi thơ, mang đến cho người đọc những cảm xúc dịu dàng và trong sáng.
Nội dung: Bài thơ "Nơi tuổi thơ em" thường miêu tả về những kỷ niệm, cảm xúc và những khoảnh khắc đẹp của tuổi thơ của tác giả. Bài thơ thường đề cập đến những nơi, những sự kiện, những người thân yêu đã gắn bó với tác giả trong quá trình trưởng thành. Bằng cách này, bài thơ thường mang đến cho người đọc cảm giác ấm áp, nhớ nhung và thấu hiểu về giai đoạn quan trọng của cuộc đời mỗi người. Bài thơ muốn gửi gắm tới chúng ta những thông điệp về tình yêu quê hương, tình yêu thiên nhiên và lòng biết ơn cha mẹ. Bài thơ cũng muốn nhắc nhở chúng ta hãy trân trọng những điều bình dị mộc mạc của tuổi thơ và quê hương.