Top 9 Bài văn phân tích bài thơ Hạt gạo làng ta (Ngữ văn 7) hay nhất

Thai Ha 6472 0 Báo lỗi

Năm 8 tuổi, Trần Đăng Khoa ra mắt tập thơ Góc sân và khoảng trời. Khi ấy, ông được xem như một hiện tượng của thi ca, thần đồng của thi ca Việt Nam. Mặc dù còn ... xem thêm...

  1. Trần Đăng Khoa là một nhà thơ với những áng ngôn từ giàu tình yêu với quê hương, đất nước và thiên nhiên. Nổi bật trong phong cách của Trần Đăng Khoa chính là ngôn từ trong trẻo, dễ gần. Tác phẩm Hạt gạo làng ta được xem là áng văn thơ nổi bật của ông. Phân tích bài thơ Hạt gạo làng ta để tỏ rõ được thông điệp về tình yêu đất nước, quê hương trong thơ văn của ông.


    Trần Đăng Khoa quê gốc tại Hải Dương. Từ thuở còn nhỏ, Trần Đăng Khoa đã được nhiều người biết đến với năng khiếu làm thơ. Chỉ mới 8 tuổi, Trần Đăng Khoa đã có bài thơ đầu tiên đăng báo. 2 năm sau đó, tác phẩm đầu tiên của ông cũng đã được Nhà xuất bản Kim Đồng thông qua, có tựa là “Góc sân và khoảng trời”. Điều này thể hiện được niềm say mê tự nhiên với văn học nghệ thuật của Trần Đăng Khoa.

    Trần Đăng Khoa đã có một khoảng thời gian nhất định làm việc trong quân ngũ. Ông cũng được xem là người rất ham học với khoảng thời gian du học tại Nga. Nhờ vào năng khiếu thiên bẩm cùng khoảng thời gian rèn luyện, học tập, Trần Đăng Khoa đã thể hiện được phong cách thơ văn tuyệt vời, thấm đượm tình yêu thương với quê hương.


    Việt Nam vốn dĩ là một quốc gia nông nghiệp, với nghề chính của người dân vẫn là nghề nông. Từ những xóm làng, địa phương trên khắp đất nước đều có sự xuất hiện của ruộng đồng. Hạt gạo sau khi thu hoạch được có màu sắc trắng sữa, tựa như những hạt ngọc của trời.


    Hạt gạo làng ta

    Có vị phù sa

    Của sông Kinh Thầy

    Có hương sen thơm

    Trong hồ nước đầy

    Có lời mẹ hát

    Ngọt bùi đắng cay


    Hạt gạo là nguồn lương thực quý báu cho con người, với những tâm hồn đầy chất thơ văn nghệ thuật của Trần Đăng Khoa. Hạt gạo còn mang trong mình hương vị Phù sa của sông Kinh Thầy. Phù sa là yếu tố quan trọng để trồng lúa nước, sự xuất hiện của hạt gạo có phần nhiều nhừ vào phù sa màu mỡ. Thêm vào đó, hạt gạo do Trần Đăng Khoa xây dựng nên còn được ướp trong mình hương sen thơm. Hình ảnh hạt gạo dường như gắn liền với những hình ảnh dung dị, quen thuộc nhất của làng quê Việt Nam.


    Những miêu tả của Trần Đăng Khoa về hạt gạo dường như thể hiện được sự trân quý của ông. Hạt gạo trắng sữa gắn liền với những chi tiết thân thuộc nhất, dân giã nhất, nhưng cũng quý báu nhất.


    Việc trồng được lúa nước là một trong những thành tựu nổi bật trong lịch sử loài ngược. Để lúa nước có thể thành hình với những hạt gạo trắng muốt, nuôi sống con người, là cả một quá trình đầy gian khổ và đắng cay.


    Hạt gạo làng ta

    Có bão tháng bảy

    Có mưa tháng ba

    Giọt mồ hôi sa

    Những trưa tháng sáu

    Nước như ai nấu

    Chết cả cá cờ

    Cua ngoi lên bờ

    Mẹ em xuống cấy..


    Thông qua những câu thơ đơn giản, tác giả đã làm nổi bật lên bức tranh khó khăn của việc trồng lúa gạo. Những cơn bão vào tháng bảy, cơn mưa vào tháng ba khiến những ruộng đồng ngập trong biển nước. Những ngày tháng sáu, trời trưa nắng nóng như chảy lửa, nước như “ai nấu”, khiến cho cá cờ chết, cua phải ngoi lên bờ. Nhưng vào thời điểm này, người mẹ vẫn xuống cấy láu. Điều này thể hiện được sự gian khổ, khó khăn, hy sinh của những người nông dân đối với công việc trồng lúa.


    Việc trồng lúa trong những năm tháng của cuộc chiến tranh còn thêm khó khăn bội phần.


    Những năm bom Mĩ

    Trút lên mái nhà

    Những năm khẩu súng

    Theo người đi xa

    Những năm băng đạn

    Vàng như lúa đồng


    Năm tháng chiến tranh đầy khó khăn khiến cho những cánh đồng trồng trọt của người nông dân chìm trong biển lửa. Những người nông dân trong thời điểm chiến tranh không chỉ phải tăng gia sản xuất, mà còn đóng vai trò hậu phương để quan đội ta tiếp tục cuộc trường kỳ kháng chiến.


    Thể thơ bốn chữ ngắn gọn với nhịp thơ được xây dựng uyển chuyển. Điều này giúp câu chuyện về hạt gạo làng ta dường như trở nên nhẹ nhàng, đơn giản nhưng cũng rất sâu sắc.


    Tác phẩm Hạt gạo làng ta là bài ca nhẹ nhàng về cuộc sống gắn liền với ruộng đồng và lúa gạo của người nông dân. Thông qua phân tích bài thơ hạt gạo làng ta, có thể thấy được tình yêu đất nước, non sông đến từng chi tiết nhỏ nhất của Trần Đăng Khoa.


    Quê hương không phải là những điều to lớn, bao la, mà còn là những điều bình dị, nhỏ bé hiện hữu trong cuộc sống này. Biết trân quý những giá trị thiên nhiên, con người, chúng ta dường như càng yêu quý và trân trọng cuộc sống này.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ

  2. Năm 8 tuổi, Trần Đăng Khoa ra mắt tập thơ Góc sân và khoảng trời. Khi ấy, ông được xem như một hiện tượng của thi ca, thần đồng của thi ca Việt Nam. Mặc dù còn nhỏ tuổi nhưng thơ của Trần Đăng Khoa thể hiện rằng đây là một cậu bé chín chắn. Cách ông làm thơ, cách ông lựa chọn từ ngữ và hình ảnh, mọi thứ đều rất sắc.


    Năm 11 tuổi, Trần Đăng Khoa sáng tác bài thơ Hạt gạo làng ta. Bài thơ ra đời tiếp tục gây được ấn tượng mạnh với độc giả. Hạt gạo vốn dĩ đã quen thuộc với người dân Việt Nam nay được đem vào trong thơ. Tuy đề tài không mới nhưng cách thể hiện, cách chiêm nghiệm của tác giả lại mới mẻ và đầy sức thuyết phục.

    Bài thơ bắt đầu với việc nói lên giá trị của hạt gạo. Việt Nam vốn là đất nước nông nghiệp đi lên từ cây lúa. Người dân Việt Nam đã quen với đồng ruộng, quen với cây lúa. Vì vậy mà những hạt gạo trắng tinh khôi vẫn được xem như hạt ngọc của đất trời. Hạt ngọc ấy không chỉ mang giá trị về vật chất, là nguồn lương thực chính của người dân Việt Nam mà nó còn mang một giá trị tinh thần vô cùng to lớn:


    Hạt gạo làng ta

    Có vị phù sa

    Của sông Kinh Thầy

    Có hương sen thơm

    Trong hồ nước đầy

    Có lời mẹ hát

    Ngọt bùi đắng cay


    Hạt gạo lớn lên nhờ đất phù sa màu mỡ, lớn lên nhờ nước của sông Kinh Thầy. Trong hạt gạo có hương thơm giống như hương của loài hoa sen trồng trong hồ nước đầy. Và hạt gạo đi vào trong những câu hát ngọt bùi mẹ vẫn hát mỗi ngày. Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã miêu tả hạt gạo với tất cả những gì đẹp đẽ nhất, tinh tế nhất. Hạt gạo vì thế đã gắn liền với đời sống tinh thần của con người. Và để có được những hạt gạo trắng thơm như vậy thì con người đã phải trải qua không ít những khó khăn, gian khổ:


    Hạt gạo làng ta

    Có bão tháng bảy

    Có mưa tháng ba

    Giọt mồ hôi sa

    Những trưa tháng sáu

    Nước như ai nấu

    Chết cả cá cờ

    Cua ngoi lên bờ

    Mẹ em xuống cấy


    Chỉ với vài câu thơ ngắn ngủi mà nhà thơ đã diễn tả được hết sự khắc nghiệt của thiên nhiên Việt Nam. Việc cày cấy đối với người nông dân chưa khi nào là thuận lợi. Từ gieo mạ cho tới lúc gặt lúa, ngày ngày người dân đều phải ra thăm đồng, phải tìm cách chống chọi lại với thiên nhiên khắc nghiệt.


    Tháng bảy thì trời nổi nhiều bão dông, tháng 3 thì trời mưa xối xả, thân cây lúa thì mềm và rỗng nên nếu không được bảo vệ chúng sẽ không qua nổi những tai ương. Chưa hết, tháng 6 trời nắng như đổ lửa. Người nông dân đã rơi biết bao nhiêu giọt mồ hôi để có được hạt lúa chín.


    Cách so sánh nước như ái nấu của nhà thơ đủ khiến người đọc cảm nhận được sự bỏng rát của nước. Nó làm chết những con cá cờ. Những con cua sống ở dưới nước cũng phải ngoi lên bờ. Vậy mà trong hoàn cảnh này, mẹ em lại xuống cấy. Mẹ em hay bất cứ một người nông dân nào khác đã phải vượt qua sự khắc nghiệt của thiên nhiên để có thể mang đến một mùa màng bội thu.


    Tuy vậy, sự khắc nghiệt của thiên nhiên không phải là tất cả những gì người nông dân trải qua. Có một thứ còn khủng khiếp hơn thiên nhiên đó chính bom đạn của giặc Mĩ:


    Những năm bom Mĩ

    Trút lên mái nhà

    Những năm khẩu súng

    Theo người đi xa

    Những năm băng đạn

    Vàng như lúa đồng

    Bát cơm mùa gặt

    Thơm hào giao thông


    Năm 1969 là năm mà giặc Mĩ đang tàn phá đất nước ta. Chúng ném bom, gieo tội ác trên mảnh đất Việt Nam. Biết bao nhiêu chàng trai, cô gái đã cầm súng lên đường ra nơi chiến tuyến để bảo vệ đất nước, bảo vệ nền hòa bình. Còn các bà, các mẹ ở nhà trở thành hậu phương vững chắc.


    Bên cạnh việc chiến đấu họ vẫn tiếp tục sản xuất và bảo vệ thành quả lao động của mình. Hình ảnh băng đạn của giặc vàng như lúa đồng cho thấy sức tàn phá khủng khiếp của chiến tranh nhưng người dân không vì thế mà run sợ. Khổ thơ đã ca ngợi ý chí của người nông dân, sẵn sàng đương đầu với thử thạch để bát cơm mùa gặt thơm hào giao thông.


    Đóng góp vào sự phát triển của cây lúa còn có công lao của các bạn nhỏ. Những đứa trẻ đang tuổi ăn, tuổi chơi nhưng đã biết giúp gia đình tưới nước chống hạn cho ruộng lúa, bắt sâu vào buổi trưa cho sâu khỏi ăn lúa, gánh phân để bón cho cây lúa phát triển:


    Hạt gạo làng ta

    Có công các bạn

    Sớm nào chống hạn

    Vục mẻ miệng gàu

    Trưa nào bắt sâu

    Lúa cao rát mặt

    Chiều nào gánh phân

    Quang trành quét đất


    Có thể thấy trong qua những câu thơ, các bạn nhỏ đã gặp phải nhiều khó khăn trong công việc nhưng họ vẫn làm việc với sự hăng say nhất. Đó chính là tuổi trẻ, là tương lai của đất nước. Chính họ đã góp phần làm nên những hạt gạo dẻo thơm. Để rồi khi lúa chín, mùa màng bội thu là niềm vui chung của đất nước. Hạt gạo được gửi đi đến muốn nơi, gieo nên sự sống, gieo nên niềm vui cho con người:


    Hạt gạo làng ta

    Gửi ra tiền tuyến

    Gửi về phương xa

    Em vui em hát

    Hạt vàng làng ta


    Đến câu kết của bài thơ, nhà thơ đã gọi hạt gạo là hạt vàng. Ở đây, hẳn tác giả muốn nói hạt gạo quý giá như hạt vàng. Đây là một sự so sánh rất đúng, thể hiện được cái nhìn tinh tế của nhà thơ.


    Bài thơ rõ ràng được viết với một sự chiêm nghiệm sâu sắc. Nhà thơ hẳn đã chứng kiến, đã trải qua, đã hòa mình vào cùng đám trả tát nước, bắt sâu, gánh phân mới có thể làm nên một bài thơ tuyệt vời đến vậy.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  3. Bài thơ Hạt gạo làng ta của Trần Đăng Khoa viết năm 1969 khi nhà thơ còn là một cậu bé 11 tuổi. Thế mà bài thơ lại có tầm suy nghĩ của người lớn: chín chắn, chững chạc làm sao. Tứ thơ của bài thơ được phát triển bắt đầu từ ý khái quát: hạt gạo được kết tinh từ những hương vị ngọt ngào của quê hương. Đó là hương đồng gió nội, là bài ca lao động, là lời ru của mẹ, là vị phù sa màu mỡ của đất đai quê nhà.


    Nhưng hạt gạo cũng còn được làm ra từ trong khó khăn của thiên tai, từ trong khói lửa của chiến tranh. Hạt gạo không chỉ là sản phẩm vật chất mà còn là sản phẩm tinh thần vô giá:


    “Hạt gạo làng ta

    Có vị phù sa

    Của sông Kinh Thầy

    Có hương sen thơm

    Trong hồ nước đầy

    Có lời mẹ hát

    Ngọt bùi đắng cay”


    Các khổ 2 và 3 của bài thơ tập trung thể hiện những “đắng cay”mới có được hạt gạo dẻo thơm. Trong một bài ca dao ông cha đã từng nhắc nhở:


    “Ai ơi bưng bát cơm đầy.

    Dẻo ngon một hạt đắng cay muôn phần”.


    Vị đắng cay mà Trần Đăng Khoa muốn nói đến là nỗi vất vả trong khắc phục thiên tai để sản xuất của người nông dân. Những bão lụt, hạn hán dồn dập… Điệp từ “có” kết hợp với số từ “bảy”, “ba”, “sáu”, nhà thơ đã thể hiện được sự tàn phá ghê gớm của thiên nhiên:


    “Hạt gạo làng ta

    Có bão tháng bảy

    Có mưa tháng ba

    Giọt mồ hôi sa

    Những trưa tháng sáu

    Nước như ai nấu

    Chết cả cá cờ

    Cua ngoi lên bờ

    Mẹ em xuống cấy”


    Bài thơ ca ngợi ý chí vượt khó của mẹ, của bà con nông dân trước sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Những năm 60, 70, giặc Mĩ leo thang bắn phá miền Bắc. Chúng hòng phá hoại những thành quả xây dựng ta, nhằm ngăn chặn sự chi viện của hậu phương lớn miền Bắc đối với tiền tuyến lớn miền Nam. Những trai làng phải lên đường đánh giặc:


    “Những năm bom Mĩ

    Trút lên mái nhà

    Những năm khẩu súng

    Theo người đi xa”


    Ở quê nhà là các bà, các chị. Họ vừa phải sản xuất vừa phải chiến đấu để bảo vệ thành quả lao động của mình, bảo vệ quê hương bình yên với đồng lúa thẳng cánh cò bay. Ngày ấy, hình ảnh các cô gái súng quàng vai, lưng đeo băng đạn cả khi cày khi cấy trở thành một biểu tượng đẹp của con người Việt Nam. Đó là sự kết hợp đẹp giữa chiến đấu và sản xuất:


    “Những năm băng đạn

    Vàng như lúa đồng

    Bát cơm mùa gặt

    Thơm hào giao thông”


    Những năm tháng gian khổ ấy, các em thiếu nhi cũng muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng đất nước:


    “Hạt gạo làng ta

    Có công các bạn

    Sớm nào chống hạn

    Vục mẻ miệng gàu

    Trưa nào bắt sâu

    Lúa cao rát mặt

    Chiều nào gánh phân

    Quang trành quết đất”


    Các em tham gia một cách tự giác, chăm chỉ. Sự chăm chỉ ấy được bài thơ thể qua các từ: sớm, trưa, chiều. Sự đối lập giữa sức vóc bé nhỏ với công việc người lớn mà các em tham gia được tác giả khắc họa một cách khá ngộ nghĩnh và xúc động.


    Khổ cuối, tác giả nâng giá trị của hạt gạo thành: “Hạt vàng làng ta“. Hạt gạo quý như hạt vàng. Điệp khúc “Hạt gạo làng ta” ở mỗi khổ thơ thể hiện được sự trân trọng tự hào của nhà thơ đối với quê hương. Ta có thể nhận ra những”hạt vàng” lấp lánh trong bài thơ.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  4. Những vẫn thơ cho bạn điều gì? Đọc thơ bạn cảm nhận được gì về ý nghĩa bên trong đó? Mỗi người khi cảm nhận về một tác phẩm nghệ thuật đều có những cái nhìn và góc độ đánh giá riêng, điều đó là trách nhiệm của độc giả khi đón nhận tác phẩm.


    Đã bao giờ bạn tự hỏi, những nhà văn, nhà thơ có trách nhiệm như thế nào trong tác phẩm do chính tác giả sáng tác như thế nào chưa? Tôi cũng như các bạn ở đấy để tìm hiểu về điều đó. Có lẽ chính vì tự ý thức được trách nhiệm trong tác phẩm của mình mà nhà thơ Trần Đăng Khoa – một trong những nhà văn, nhà thơ, chính trị gia đa tài của dân tộc Việt Nam đã sáng tạo ra những tác phẩm mang ý nghĩa sâu sắc.

    Nổi bật trong sáng tác của ông chính là Bài thơ Hạt gạo làng ta – tác phẩm hay về vần thơ và độc đáo về ý nghĩa, để lại một ấn tượng sâu sắc trong kí ức của tuổi trẻ, những độc giả được thưởng thức tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời này.


    Bài thơ Hạt gạo làng ta hiện lên với vẻ đẹp về vần điệu và cả ở ý nghĩa, được Trần Đăng Khoa sáng tác và rút trong tập thơ Góc sân và khoảng trời, trong cuộc kháng chiến gian khổ và đầy khốc liệt của dân tộc Việt Nam khi chống Mĩ cứu nước.


    Sáng tác bài thơ khi ở độ tuổi còn rất trẻ, với những suy nghĩ táo bạo và sáng tạo. Nhà thơ Trần Đăng Khoa sáng tác bài thơ Hạt gạo làng ta trong một hoàn cảnh cũng đặc biệt, trong những ngày tháng đó, những người nông dân dù trải qua ngày tháng khổ cực vẫn cố gắng tăng gia sản xuất.


    Những câu đầu của bài thơ, hạt gạo làng ta hiện lên với nguồn gốc thể hiện giá trị của hạt gạo:


    “Hạt gạo làng ta

    Có vị phù sa

    Của sông Kinh Thầy

    Có hương sen thơm

    Trong hồ nước đầy

    Có lời mẹ hát

    Ngọt bùi đắng cay.”


    Các bạn đã biết, Việt Nam – đất nước xinh đẹp của chúng ta là đất nước có truyền thống nền nông nghiệp lúa nước từ rất lâu đời, nó đã trở thành truyền thống, phong tục tập quán của dân tộc ta. Những hạt gạo trắng ngần, có hương vị của phù sa sông Kinh Thầy chảy qua bồi đắp, thoang thoảng hương sen thơm ngát và đâu đó có cả những lời ru ngọt ngào của mẹ trong hương thơm của sen.


    Hạt gạo là thứ quà thiên nhiên ban tặng cho con người, nuôi sống chúng ta từng ngày, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã khéo léo sử dụng các hình ảnh thân thuộc nhất của đồng quê Việt Nam để khắc họa hình ảnh hạt gạo manh vẻ đẹp mộc mạc, tinh khiết gắn bó với hoạt động của người lao động, của khung cảnh thân thương mà đẹp đẽ.


    Để làm nên hạt gạo phục vụ con người, người nông dân trải qua quá trình lao động vất vả gian khổ mới cho ra được những hạt gạo nhỏ bé mà tinh khiết đó:


    “Hạt gạo làng ta

    Có bão tháng bảy

    Có mưa tháng ba

    Giọt mồ hôi sa

    Những trưa tháng sáu

    Nước như ai nấu

    Chết cả cá cờ

    Cua ngoi lên bờ

    Mẹ em xuống cấy”


    Những câu thơ được Trần Đăng Khoa khắc họa mang vẻ đẹp của người lao động nhưng cũng thấy được những gian khổ của người nông dân. Khó khăn trong nông nghiệp chủ yếu là về thời tiết khắc nghiệt. Nỗi khó nhọc của người nông dân trước những hiện tượng thiên nhiên, biến đổi khí hậu có bão vào tháng bảy hàng năm, mưa như trút nước vào tháng ba và cái nắng chói chang giữa trưa của tháng sáu.


    Những người nông dân vẫn miệt mài dù cho giọt mồ hôi đã rơi nhiều trên khuôn mặt rám nắng da ngăm của những người nông dân tần tảo, những khắc nghiệt, biến đổi của thời tiết đã tạo ra nhiều những thách thức cho lao động của người dân và cho cây lúa của chúng ta. Nắng chiếu vào làm cho nguồn nước nóng bỏng, có hại cho cây lúa, những khó khăn đó không làm lùi bước đi sự chăm chỉ và cần cù của những người nông dân chịu thương, chịu khó.


    Tạo ra hạt gạo bé nhỏ trải qua nhiều quá trình, những gian khổ đổ mồ hôi, công sức có khi là cả nước mắt, cho chúng ta thấy được vẻ đẹp của người nông dân lao động trong hàng triệu người nông dân trên đất nước Việt Nam, ca ngợi những người lao động miệt mài, chăm chỉ đổi lấy hạt gạo và bát cơm ngọt đầy. Đó chính là những phẩm chất quý giá của con người lao động Việt Nam chịu khó, tần tảo. Dù trong bất kì hoàn cảnh nào cũng vượt qua khó khăn, những khắc nghiệt của thiên nhiên cũng không làm nản đi ý chí và nguyện vọng có cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc.


    Hạt gạo qua những năm tháng kháng chiến cũng vô cùng cực khổ được tác giả khắc họa qua các câu thơ:


    “Những năm bom Mĩ

    Trút lên mái nhà

    Những năm khẩu súng

    Theo người đi xa

    Những năm băng đạn

    Vàng như lúa đồng

    Bát cơm mùa gặt

    Thơm hào giao thông”


    Những năm kháng chiến gian khổ, hạt gạo đã nuôi dưỡng con người, bị những tàn phá do bom đạn, khung cảnh của cuộc kháng chiến chống Mĩ gian khổ, đạn bom tàn phá mọi nẻo đường, mọi sự vật trên đất nước chúng ta, nhưng chính vì những khó khăn đó mà tạo nên con người Việt Nam kiên cường, họ sẵn sàng ra đi bảo vệ tổ quốc, là những thanh niên yêu nước đi làm nhiệm vụ.


    Trong bất kì hoàn cảnh nào, họ luôn trong tâm thế chiến đấu bảo vệ tổ quốc, những người ra chiến trận là thế nhưng luôn có hậu phương vững chắc vẫn tăng gia sản xuất, làm ra những hạt gạo và nấu thành cơm để cung cấp, hỗ trợ cho chiến trường không ngại hiểm nguy những người nông dân ý chí và bản lĩnh kiên cường họ vẫn không chùn bước để sản xuất hạt gạo.


    Những người nông dân đã trở thành tấm gương và hậu phương vững chắc cho chiến trường để người lính vững bước cùng nhau hợp lực chiến thắng mọi kẻ thù.


    “Hạt gạo làng ta

    Có công các bạn

    Sớm nào chống hạn

    Vục mẻ miệng gàu

    Trưa nào bắt sâu

    Lúa cao rát mặt

    Chiều nào gánh phân

    Quang trành quét đất”


    Để có được hạt gạo chân quý không thể không kể đến công lao của mọi thế hệ các thanh niên Việt Nam cũng được tác giả khắc họa rõ nét, để có được thắng lợi trên mọi mặt trận cần có sự đồng lòng và giúp đỡ lẫn nhau.


    Qua những câu thơ có thể thấy những bạn nhỏ tuy còn nhỏ tuổi nhưng đã biết giúp đỡ vào công việc trồng lúa. Những miệt mài chăm sóc cây lúa, để cây lúa có thể phát triển tốt nhất có thể nói, hạt gạo có được cũng trải qua nhiều khó khăn nhưng những đóng góp của các bạn trẻ là rất đáng quý đó là đóng góp vào sự nghiệp chung trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.


    Mọi lứa tuổi, nhất là thanh niên đã đóng góp công sức của mình vào sự nghiệp chung của đất nước, chính nhờ vào bàn tay góp sức mà hạt gạo trắng thơm được gửi đi đến khắp muôn nơi và mang đến biết bao nhiêu niềm vui cho cả người cho và nhận:


    “Hạt gạo làng ta

    Gửi ra tiền tuyến

    Gửi về phương xa

    Em vui em hát

    Hạt vàng làng ta”


    Trong bài thơ tác giả nhấn mạnh đến từ “hạt gạo” để thấy được sự trân trọng đối với những tinh túy ông trời ban tặng và con người vất vả tạo ra, tác giả đã gọi đó là “hạt vàng” thể hiện tầm quan trọng của hạt gạo đối với con người không chỉ giúp cho sinh hoạt cuộc sống mà khó khăn lắm mới có thể nhận được những hạt gạo tinh khiết, qua đó ca ngợi cuộc sống lao động vất vả của người nông dân tạo ra hạt gạo.

    Bài thơ đã cho chúng ta thấy được vẻ đẹp và nguồn gốc của hạt gạo qua nhiều thời kì cùng với con người vượt qua những khó khăn, thăng trầm trong cuộc sống. Với thể thơ ngắn gọn, dễ hiểu 4 chữ, giọng thơ gần gũi, uyển chuyển, với nhiều hình ảnh đặc sắc về hạt gạo cũng như những người nông dân Việt Nam cần cù chịu khó.


    Bài thơ Hạt gạo làng ta được Trần Đăng Khoa khắc họa thật đẹp và sinh động thể hiện tài năng nghệ thuật của ông với suy nghĩ và sáng tạo không ngừng. Với những vẫn thơ đó, tác giả muốn gửi gắm thông điệp đến con người về tâm quan trong của hạt gạo với cuộc sống con người và hãy biết trân trọng thành quả của người lao động, yêu quý những người nông dân cần cù, mộc mạc.


    Từ đó, mỗi cá nhân sống trên đất nước Việt Nam hãy cố gắng lao động và góp công sức của mình vào sự nghiệp phát triển của đất nước đồng thời biết bảo vệ và trân trọng công sức lao động của con người góp phần xây dựng cuộc sống tươi đẹp và hạnh phúc.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  5. Trần Đăng Khoa được biết tới là một thi sĩ thần đồng với vô số những sáng tác rực rỡ viết về quê hương, tổ quốc, con người với giọng điệu trong trẻo, hồn nhiên. Trong số những tác phẩm của thi sĩ, có nhẽ “Hạt gạo làng ta” chính là bài thơ để lại nhiều những ấn tượng trong lòng độc giả. Bài thơ đã gợi lên tình yêu quê hương, tổ quốc, con người từ những hình ảnh rất đỗi bình dị và thân yêu của làng quê Việt Nam.


    Hạt gạo làng ta

    Có vị phù sa

    Của sông Kinh Thầy

    Có hương sen thơm

    Trong hồ nước đầy

    Có lời mẹ hát
    Ngọt bùi đắng cay…


    Việt Nam ta vốn là tổ quốc nông nghiệp với hình ảnh thân thuộc của ruộng đồng, thôn xóm, hạt gạo … Hạt gạo trắng sữa đã được xem như là hạt ngọc quý giá trời cho với vị phù sa nồng nàn của con sông Kinh Thầy thân thuộc, hương thơm thanh mát của hồ sen và xuất hiện trong cả những lời mẹ hát ru con với sự “ngọt bùi đắng cay” da diết.


    Chính những hạt lúa nhỏ nhỏ, trắng tinh khôi đó chính là thứ mang lại nguồn lương thực và cả trị giá ý thức vô cùng lớn lao dành cho mọi người. Hình như, thi sĩ Trần Đăng Khoa đã mô tả vẻ đẹp của những hạt gạo bằng những hình ảnh thân thuộc, gắn bó với nhân dân nhưng lại là những gì đẹp tươi nhất và tinh túy nhất.


    Hạt gạo làng ta

    Có bão tháng bảy

    Có mưa tháng ba

    Giọt mồ hôi sa

    Những trưa tháng sáu

    Nước như ai nấu

    Chết cả cá cờ

    Cua ngoi lên bờ

    Mẹ em xuống cấy…


    Qua những dòng viết của thi sĩ, ta thấy hiện lên biết bao nhiêu những trở ngại làm tác động tới việc canh tác, cấy cày. Trở ngại đó phần lớn tới từ sự khắc nghiệt của tự nhiên, khí hậu.


    Chắc hẳn ta vẫn nhớ một bài ca dao rất đỗi thân thuộc của ông cha: “Người nào ơi bưng bát cơm đầy” – “Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”. Cái “đắng cay” phải chăng chính là nỗi cực nhọc của người nông dân lúc phải đương đầu với những trở ngại của tự nhiên. Đó là bão giông lúc tháng bảy về, là mưa tuôn lúc tháng ba tới và trời nắng như cháy da bỏng thịt của những trưa tháng sáu. Những biến động đó của thời tiết là những thử thách rất lớn đối với cây lúa vốn là loại thân mềm lại rỗng ở phía bên trong. Thế nhưng những thử thách đó dù có lớn tới như thế nào thì cũng không thể làm khó được con người.

    Không đổ mồ hôi rơi nước mắt, nhưng mà người mẹ trong bài thơ cũng như rất nhiều những người nông dân khác đều phải trải qua rất nhiều những nặng nhọc chỉ mong có thể lấy công sức đó đổi lấy những hạt lúa căng tròn và chén cơm mát ngọt. Điều đó làm cho ta có thể cảm thu được những phẩm chất lao động đáng quý của người nông dân Việt Nam. Dù cho bão táp, mưa dầm, nắng rọi làm cho “nước như người nào nấu”, họ vẫn không quản nặng nhọc, vẫn chịu khó, siêng năng làm lụng chỉ để mong có một mùa thu hoạch thuận tiện, để cuộc sống được đủ đầy hơn, no đủ hơn,…


    Hạt gạo làng ta

    Những năm bom Mỹ

    Trút trên mái nhà

    Những năm cây súng

    Theo người đi xa

    Những năm băng đạn

    Vàng như lúa đồng


    Những câu thơ trên đã tái xuất hiện quang cảnh tổ quốc trong những năm cuộc kháng chiến chống Mĩ diễn ra vô cùng khốc liệt. Để tàn phá tổ quốc ta, chúng không ngại đổ xuống đất ta vô vàn những trận mưa bom, bão đạn với sức hủy diệt gớm ghê. Trước hoàn cảnh đó, bao lớp thanh niên đã đi theo tiếng gọi của tình yêu tổ quốc để xung phong vào trận mạc làm nhiệm vụ chống lại quân thù, bảo vệ nền hòa bình cho tổ quốc. Đó là nhiệm vụ rất đỗi lớn lao.


    Lúc này, những người ở lại đảm nhiệm một vai trò cũng lớn lao ko kém, là một hậu phương vững chắc bằng cách tăng gia sản xuất để có thể làm ra lúa gạo cung ứng cho quân nhân ta. Phân tích bài thơ Hạt gạo làng ta, người đọc cũng thấy quá trình làm ra hạt gạo đã ko hề dễ dàng vì sự xuất hiện của những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như đã nói, nhưng những người nông dân đã vượt qua rất xuất sắc.


    Đó vậy nhưng mà bao nhiêu thành tích lao động sắp được gặt hái thì lại đứng trước nguy cơ bị tàn phá không tiếc thương của bom đạn quân thù. Hình ảnh băng đạn của giặc “vàng như lúa đồng” đã cho thấy sức tàn phá vô cùng của chiến tranh. Vậy là người nông dân phải ra sức bảo vệ lấy chúng để rồi vẫn dành cho đời, nhất là những anh quân nhân chiến sĩ những thành tích ngọt ngào:


    Bát cơm mùa gặt

    Thơm hào giao thông…


    Hoàn cảnh của chiến tranh tuy có nghiệt ngã, khốc liệt nhưng lại là dịp để làm nổi trội lên ở người nông dân ý chí, lòng quyết tâm, sự can trường và ý thức sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn, thử thách. Dù có lúc sự nguy hiểm dọa nạt tới sinh mạng con người nhưng họ vẫn không hề lùi bước để có được “bát cơm mùa gặt” – “thơm hào giao thông”.


    Tương tự, họ thật sự đã trở thành tấm gương, là hậu phương vững vàng và đồng thời cũng là động lực để cho những người chiến sĩ nơi chiến trường có thêm lí do để quyết tâm đấu tranh và mang về thắng lợi. Và quả thực, cuộc kháng chiến chống Mĩ của ta đã đi từ thắng lợi này tới thắng lợi khác để rồi cuối cùng cả hai miền Nam – Bắc được vui thú vui thống nhất… Phân tích bài thơ Hạt gạo làng ta sẽ nhìn thấy thành tích đó đương nhiên được tạo nên không chỉ từ một cá thể, một tổ chức nhưng mà lại hợp sức và đồng lòng của cả tổ quốc, dân tộc.


    Như đã nói, để làm nên sự thắng lợi thì cần tới sự hợp lực của đông đảo mọi người, với công việc sản xuất cấy cày ở địa phương, không chỉ có người lớn nhưng mà trẻ em cũng có thể tham gia như một sự đóng góp cho công việc chung của tổ quốc:


    Hạt gạo làng ta

    Có công các bạn

    Sớm nào chống hạn

    Vục mẻ miệng gàu

    Trưa nào bắt sâu

    Lúa cao rát mặt

    Chiều nào gánh phân

    Quang trành quết đất


    Hình ảnh những bạn nhỏ xuất hiện tạo nên một ko khí mới cho đoạn thơ dù ở đoạn thơ trước đó tác giả trình bày sự căng thẳng, nguy hiểm của trận mạc. Phân tích bài thơ Hạt gạo làng ta, người đọc nhận thấy dù còn ở tuổi nhỏ nhưng những đứa trẻ đã biết phụ tạo điều kiện cho gia đình những công việc tuy nhỏ nhưng không kém phần quan trọng. Điều này đã giúp những cánh đồng có thể tăng trưởng tốt nhất: nào là tưới nước để lúa không bị khô cằn vì nắng hạn, nào là bắt sâu ban trưa để chúng không thể phá hoại cây và cả gánh phân chăm bón để cây lúa có chất dinh dưỡng và tăng trưởng được tốt nhất.


    Những bạn nhỏ đó đã làm việc với ý thức hăng say không khác gì người lớn. Điều đó khiến ta như cũng thấy thêm hoan hỉ, tự hào vì công cuộc xây dựng tổ quốc có cả sự góp sức của sức trẻ. Tương tự, có thể thấy thế hệ nào cũng có thể đóng góp một phần công sức của mình vào sự nghiệp chung của dân tộc, dù nhỏ thôi nhưng đã trình bày tấm lòng thật tình dành cho quê hương xứ sở. Riêng những bạn nhỏ trong bài thơ, chính nhờ vào bàn tay góp sức nhưng mà hạt gạo trắng thơm được gửi đi tới khắp muôn nơi và mang tới biết bao nhiêu thú vui cho cả người cho và nhận:


    Hạt gạo làng ta

    Gửi ra tiền tuyến

    Gửi về phương xa

    Em vui em hát

    Hạt vàng làng ta…


    Phân tích bài thơ Hạt gạo làng ta dễ dàng nhìn thấy tác giả nhắc nhiều tới từ “hạt gạo”, thế nhưng trong đoạn thơ này, tác giả đã gọi hạt gạo là “hạt vàng”. Thi sĩ dường như muốn trình bày sự trân trọng đối với trị giá vô cùng quý giá của hạt gạo đó. Nó ko chỉ quý vì có thể giúp con người ấm lòng no bụng nhưng mà còn quý vì chứa đựng biết bao nhiêu mồ hôi, nước mắt và sự nỗ lực của những người làm ra.


    Có thể thấy bài thơ “Hạt gạo làng ta” dù được sáng tác bởi một Trần Đăng Khoa nhỏ tuổi nhưng lại trình bày những suy nghĩ của một người chín chắn, trưởng thành. Sau những vần thơ ngắn gọn đó, ta cảm thu được sự quý giá của hạt gạo nói riêng và thành tích của người lao động nói chung. Từ sự cảm nhận đó, ắt hẳn thi sĩ cũng mong muốn mỗi người hãy biết góp sức xây dựng và đồng thời phải biết trân trọng những thành tích ngọt ngào được làm ra.

  6. Trần Đăng Khoa là nhà thơ thần đồng với nhiều sáng tác gắn liền với quê hương, đất nước, những điều bình dị, gần gũi với trẻ em. “Hạt gạo làng ta” là một tác phẩm như thế. Chỉ với một bài thơ nhỏ, tác tác đã gợi lên vẻ đẹp và tình yêu quê hương, đất nước cũng như phẩm chất chất phác của người nông dân cùng hình ảnh làng quê Việt Nam bình dị, thân thương.


    “Hạt gạo làng ta

    Có vị phù sa

    Của sông Kinh Thầy

    Có hương sen thơm

    Trong hồ nước đầy

    Có lời mẹ hát

    Ngọt bùi đắng cay.”


    Hình ảnh quen thuộc của đất nước nông nghiệp như nước ta là đồng ruộng, là thôn xóm, là lúa rơm, là hạt gạo. Hạt gạo được xem như hạt ngọc quý giá màu trắng sữa, là kết tinh của vị phù sa của sông Kinh Thầy – con sông quê hương của tác giả, của hương thơm của hoa sen và của lời mẹ hát với ngọt bùi lẫn đắng cay.


    Bởi thế, hạt gạo thật đáng quý. Những hạt gạo bé nhỏ ấy mang lại nguồn lương thực, nuôi dưỡng đời sống thể chất và tinh thần cho “làng ta”. Hạt gạo quý giá vì hạt gạo mang vẻ đẹp của những gì thân thuộc và tinh túy nhất của làng quê và cả tấm lòng của người nông dân chân lấm tay bùn.


    Hạt gạo không bỗng nhiên hay nhanh chóng có mặt với những gì bình dị mà tinh túy ấy. Mà để có được hạt gạo, con người phải trải qua nhiều khăn, gian khổ:


    “Hạt gạo làng ta

    Có bão tháng bảy

    Có mưa tháng ba

    Giọt mồ hôi sa

    Những trưa tháng sáu

    Nước như ai nấu

    Chết cả cá cờ

    Cua ngoi lên bờ

    Mẹ em xuống cấy”


    Đó là những cơn bão tháng bảy, những cơn mưa tháng ba, những tháng sáu khô hạn. Những điều kiện thời tiết ảnh hưởng nhiều đến đồng ruộng. Nhưng giữa những khắc nghiệt của thiên nhiên, những ngày nắng nóng đến “chết cả cá cờ”, “cua ngoi lên bờ” “mẹ em” phải xuống đồng để cày cấy.


    Đến đây hẳn ta vẫn còn nhớ từng được bà, được mẹ đọc cho câu ca dao: “Ai ơi bưng bát cơm đầy” – “Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”. Cái “đắng cay” trong bài ca dao và cái “đắng cay” trong lời hát của mẹ chính là nỗi cực nhọc ngày đêm của người nông dân, lao động là vinh quang, nhưng thiên nhiên gây ra trở ngại muôn phần. Cây lúa vốn là giống thân mềm, rỗng bên trong, nên những biến động thời thiết thực sự là thử thách lớn.


    Nhưng thiên nhiên khắc nghiệt là vậy, ý chí, sự kiên trì và siêng năng của người nông dân vẫn muôn lần chiến thắng và gặt được gạo dẻo thơm, để có bát cơm đầy, để ấm no, đủ đầy. Qua đây, ta thấy được phẩm chất quý giá của người nông dân Việt Nam, bão táp mưa sa, nắng nóng khô hạn họ vẫn không ngại khó khăn mà ra đồng.


    Điểm nhấn tiếp theo dễ thấy khi đọc bài thơ là tầm quan trọng to lớn của hạt gạo làng ta, khi nhân dân kiên cường bảo vệ hạt gạo trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm.


    Lúc này, ta thấy những gian khó của người nông dân phải đối mặt không chỉ là sự khắc nghiệt của thiên nhiên mà đáng sợ hơn, nguy hiểm hơn là bom đạn chiến tranh.


    “Những năm bom Mĩ

    Trút lên mái nhà

    Những năm khẩu súng

    Theo người đi xa

    Những năm băng đạn

    Vàng như lúa đồng”


    Đoạn thơ trên đã tái hiện bối cảnh đất nước trong cuộc chiến chống đế quốc Mỹ ác liệt. Tội ác chiến tranh với nào mưa bom, bão đạn đã tàn phá đất nước ta, hủy diệt bao làng mạc, giết hại bao người. Trước bối cảnh này, lớp lớp thanh niên xung phong ra trận mạc theo tiếng gọi của lòng yêu nước, của máu sôi lửa giận quân thù.


    Tiền tuyến là quan trọng nhưng giữ vai trò lớn lao không thể phủ nhận, là hậu phương, là nền sản xuất đảm bảo cho bộ đội có đủ lương thực lấy sức chống giặc. Vì vậy nắng mưa vất cũng không thể làm thoái lui ý chí chiến đấu kiên cường, lòng kiên trì, chịu khó của người nông dân.


    Thế nhưng, bao nhiêu công sức, bao nhiêu mồ hôi nước mắt, thành quả lao động sắp đến ngày thu hoạch thì lại bị đe dọa hủy hoại bởi bom đạn kẻ thù. Băng đạn mà “vàng như lúa đồng” thì mới thấy sức tàn phá, tội ác của chiến tranh thật khủng khiếp. Và một lần nữa, người nông dân lại ra sức bảo vệ, lại thầm lặng chiến đấu để mang cho quân dân những “hạt ngọc”, “hạt vàng”:


    “Bát cơm mùa gặt

    Thơm hào giao thông”


    Trong hòa cảnh chiến tranh khốc liệt, người nông dân trở nên can trường và quyết tâm hơn bao giờ hết. Vì tiền tuyến, vì cuộc chiến giành độc lập phía trước, họ luôn sẵn sàng đương đầu và vượt qua mọi gian khổ. Sự hiểm nguy rình rập, nhưng họ luôn tiến lên để có bát cơm mùa gặt, “thơm hào giao thông”.


    Mọi sự thắng lợi đều cần đến sự hợp lực, sự đồng lòng của mọi người. Các chiến sĩ cùng nhau chiến đấu nơi tiền tuyến, ở hậu phương, không chỉ người nông dân mà còn có các em nhỏ, những thanh thiếu thiên cùng góp sức tăng gia sản xuất.


    “Hạt gạo làng ta

    Có công các bạn

    Sớm nào chống hạn

    Vục mẻ miệng gàu

    Trưa nào bắt sâu

    Lúa cao rát mặt

    Chiều nào gánh phân

    Quang trành quét đất”


    Chính sự tham gia của những bạn nhỏ đã mang đến một “bầu không khí” khác cho bài thơ, làm dịu xuống những hiểm nguy, gian khổ trước đó. Như vậy, những em nhỏ cũng biết giúp gia đình, cha mẹ và không kém phần quan trọng. Như bác Hồ dặn dò, “tuổi nhỏ làm việc nhỏ/tùy theo sức của mình”.


    Tinh thần hăng say làm việc của các nhỏ đã làm sống dậy niềm hân hoan, niềm tự hào, sự tươi trẻ cho công cuộc xây dựng đất nước. Và hơn hết, ta hiểu rõ, dù ở lứa tuổi nào chúng ta đều có cùng một tình yêu quê hương xứ sở mình. Những bạn nhỏ trong bài thơ này của Trần Đăng Khoa với những bàn tay nhỏ xinh góp sức mang đến những hạt gạo trắng thơm, gửi đi khắp mọi miền đất nước:


    “Hạt gạo làng ta

    Gửi ra tiền tuyến

    Gửi về phương xa

    Em vui em hát

    Hạt vàng làng ta”


    Tong suốt bài thơ, tác giả nhắc nhiều đến “hạt gạo”, nhưng ở câu cuối cùng, hạt gạo được gọi là “hạt vàng”. Điều này thể hiện sự trân trọng đối với hạt gạo cũng như sự khẳng định giá trị quý giáo của hạt gạo. Bởi suốt chiều dài bài thơ ta thấy, để có được hạt gạo, để người dân được ấm bụng, để có nguồn lực chiến đấu, người nông dân phải đánh đổi bằng nhiều mồ hôi, nước mắt và cả những hiểm nguy từ bom đạn.


    “Hạt gạo làng ta” được sáng tác bởi một thi sĩ nhỏ tuổi, nhưng không vì thế mà bài thơ không có chiều sâu suy ngẫm. Hơn thế, bài thơ thể hiện những suy nghĩ trưởng thành, không chỉ gắn liền với một làng quê mà trải rộng ra tình yêu đất nước. Đặc biệt, bài thơ như một lời nhắc nhở chúng ta ngày nay, hãy biết trân quý những hạt gạo, bởi đó là thành quả lao động vất vả, cực nhọc của người nông dân.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  7. Trần Đăng Khoa sinh năm 1958, quê ở Nam Sách, Hải Dương. Ông biết đến là thần đồng thơ ca, khi chỉ mới 8 tuổi đã có tác phẩm được đăng báo và hai năm sau, tập thơ “Góc sân và khoảng trời” của ông được xuất bản bởi Nhà xuất bản Kim Đồng.


    Bài thơ ra đời trong cuộc chiến tranh chống Mĩ (1954-1975) viết bởi tác giả Trần Đăng Khoa vào năm 1971. Lúc ấy, nước ta còn nghèo, còn phải chịu đói nên hạt gạo rất quý.


    “Hạt gạo làng ta” là bài thơ nổi tiếng của Trần Đăng Khoa, in trong tập Góc sân và khoảng trời vào năm 1968. Tác giả sử dụng thể thơ bốn chữ. Ngôn từ giản dị, dễ hiểu, dễ tiếp nhận phù hợp với mọi đối tượng, mọi lứa tuổi. Hình ảnh “hạt gạo” trong bài thơ được tác giả sử dụng, miêu tả gần gũi, mộc mạc với người nông dân. Hạt gạo trong bài thơ biểu trưng cho hạt ngọc quê hương, tác giả bày tỏ tấm lòng biết ơn, yêu thương, trân quý đối với người nông dân lao động vất vả, nhọc nhằn ngày đêm.


    Tình yêu quê hương, đất nước được thể hiện thông qua hình ảnh: “Hạt gạo làng ta”. Hình ảnh ấy gắn liền với kí ức, tuổi thơ quê hương tươi đẹp, công sức lao động nhọc nhằn, vất vả của biết bao thế hệ đi trước chỉ để giữ gìn, bảo vệ hạt gạo khỏi chiến tranh, bom đạn đau thương, chết chốc, thảm khốc.


    Hạt gạo có ý nghĩa, đóng vai trò quan trọng trong mỗi bữa ăn để duy trì sự sống của con người. Mỗi khi ăn từng bát cơm, ta hãy luôn tâm niệm lòng biết ơn vô hạn, vì đó chính là sức lao động, mồ hồi, nước mắt của người dân đã cực khổ nắng mưa dãi dầu chỉ để mang đến cho ta hạt gạo thơm ngon.


    Đọc bài thơ tôi xúc động, nghẹn ngào vì tính giáo dục trong bài rất cao. Thiếu nhi khi đọc bài thơ này sẽ hình thành, suy nghĩ, nhân cách, lòng yêu, trân trọng những người nông dân. Giữa lúc chiến tranh, hạt lúa chín vàng nặng trĩu vẫn hiên ngang, dũng cảm không bao giờ chịu khuất phục. Cây lúa là biểu tượng cho sức mạnh, ý chí, kiên cường của người nông dân. Hình ảnh cây lúa mộc mạc, giản đơn nhưng đã nói lên được tâm tư, tình cảm của những người lao động.


    Câu hát mẹ ru con ngủ mang đậm tình thương yêu vô bờ bến được nhà văn ca ngợi. Những vẻ đẹp giản đơn, bình dị, người nông dân chân chất, thật thà luôn hiện hữu trong cuộc sống hàng ngày mà đôi khi ta vô tình không để ý hoặc bỏ quên. Bài thơ gợi nhắc ta hãy cảm nhận, tận hưởng vẻ đẹp nông quê, ta sẽ thấy thư thái và bình yên hơn.


    Phải có tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, con người lớn lao tác giả mới sáng tác nên bài thơ: “Hạt gạo làng ta”. Một bài thơ mà bất kể ai đọc cũng cảm nhận được tình yêu thương, thêm trân quý thành quả hạt gạo chứa đựng biết bao công lao, hy sinh của người nông dân trong công cuộc giữ gìn bảo vệ quê hương, đất nước. Và hạt gạo là thức ăn nuôi ta lớn lên hàng ngày, nên nhất định ta phải luôn ghi nhớ công ơn người nông dân đã không quản ngày đêm, nắng mưa chỉ để nuôi dưỡng, mang đến hạt gạo thơm ngon cho bao người.


    Những miêu tả chân thực của tác giả về hạt gạo làng ta khiến bao người đọc không khỏi xúc động và thêm yêu thương người nông dân tần tảo, tay lấm chân bùn. Những câu hát ru của mẹ đậm tình quê hương chân chất, thật thà. Chính tình cảm, tình yêu thương xuất phát từ bên trong nên nhà thơ đã sáng tác nên bài thơ này thật sâu sắc, ý nghĩa, giúp ta thêm trân quý hạt gạo, thấu hiểu công sức người nông dân đã góp phần tạo nên hạt gạo.


    Tác giả muốn củng cố tình yêu thương quê hương, đất nước cho bao thế hệ thiếu nhi để cùng giữ gìn, nâng niu hạt gạo mà tác giả ví là “hạt vàng làng ta”. Tác giả so sánh hạt gạo quý giá như hạt vàng. Điều đó làm nổi bật ý nghĩa, tầm quan trọng của hạt gạo đối với đời sống của người nông dân. Tác giả đã chứng kiến, trải qua cảnh tát nước, bắt sâu, gánh phân nên thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ bao khó khăn, vất vả của người nông dân. Đây là bài thơ vô cùng xúc động nhưng không kém sâu sắc, triết lý khi tác giả miêu tả cụ thể từng chi tiết, hình ảnh, nội dung tinh tế, chân thực, gần gũi.


    Thông điệp ý nghĩa tác giả gửi đến độc giả, hãy luôn yêu thương quê hương, đất nước, con người. Quê hương luôn là nơi mang đến sự thoải mái trong tâm trí. Nếu như hôm nay ta cảm thấy mệt mỏi, bi quan, chán nản thì hãy ngồi xuống ngắm nhìn cảnh vật thiên nhiên hữu tình, quan sát cuộc sống của người nông dân lao động, ta sẽ có thêm sức mạnh, nguồn năng lượng tích cực và ta sẽ nhận ra, hạnh phúc không ở đâu xa xôi mà hạnh phúc nằm ở ngay hiện tại, bây giờ và ở đây.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  8. Trong những nhà thơ gần gũi, gắn liền với quê hương, đất nước, không thể không nhắc đến nhà thơ Trần Đăng Khoa. Thơ của ông thấm đượm tính giản dị, gần gũi với nhân dân Việt Nam lúc bấy giờ. Trong những tác phẩm của ông, bài thơ “Hạt gạo làng ta” đã gửi gắm thông điệp sâu sắc cho người đọc.


    Bài thơ đã cho thấy sự trân quý, giữ gìn hạt gạo của nhà thơ. Từ đó, nhà thơ bày tỏ lòng biết ơn, sự yêu quý đến những người nông dân đã làm ra hạt gạo để mỗi bữa cơm chúng ta có được những hạt cơm thơm ngon để ăn. Những người nông dân ấy vất vả, một năng hai sương mới có thể trồng lên những hạt lúa thơm ngon như vậy.


    Hạt gạo làng ta không chỉ mang giá trị vật chất, phục vụ đời sống còn người mà nó còn mang cả giá trị tinh thần vô giá, thể hiện sự trân trọng và nâng niu những thành quả do con người làm ra.


    Như vậy, khi đọc xong bài thơ, dư âm của nó vẫn còn âm vang và để lại nhiều ý nghĩa trong lòng độc giả.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  9. Có những tác phẩm đọc xong gấp sách lại ta quên ngay, cho đến khi xem lại mới chợt nhớ là mình đã đọc rồi. Nhưng cũng có những tác phẩm như dòng sông chảy qua tâm hồn ta, để lại những ấn tượng chạm khắc khó quên. Bài thơ “Hạt gạo làng ta” của một tác giả có rất nhiều người hâm mộ, đó chính là nhà thơ Trần Đăng Khoa, được viết năm 1968 khi nhà thơ vừa tròn 10 tuổi.


    Trong bài thơ có một đoạn thơ:


    “Hạt gạo làng ta

    Có vị phù xa

    Của sông Kinh Thầy

    có hương sen thơm

    Trong hồ nước đầy

    Có lời mẹ hát

    ngọt bùi đắng cay”


    Được viết theo lối thơ hiện đại với ngôn từ phóng khoáng, không hề gò bó, tứ thơ kiểu mới giàu cảm xúc, dễ thể hiện thình cảm. Ở khổ đầu bài thơ, tâm hồn của tác giả hòa quyện với hình ảnh hạt gạo đầy sâu sắc từ những cảnh vật thân thiện trong quê nhà.


    Hạt gạo là kết quả của sự kết tinh những gì tinh túy nhất hình thành nên, là vị phù sa của sông Kinh Thầy, là hương sen thơm trong hồ nước đầy, thậm chí còn có cả tình cảm của những người mẹ trong đó, là lời mẹ hát ngọt bùi đắng cay.


    Những ngày này, miền Bắc đang phải chịu thời tiết rất khắc nghiệt: trời nắng nóng và thời tiết rất khô. Ngồi trong phòng điều hòa, tôi bỗng nhớ tới những người lao động đang vất vả mưu sinh ngoài kia đặc biệt là các bác nông dân, những ngày này đang phải vất vả thu hoạch những hạt gạo.


    Với một đất nước nông nghiệp như Việt Nam, hình ảnh hạt gạo là một hình ảnh rất thân thuộc trong đời sống hàng ngày. Bài thơ đã cho mọi người hiểu cảnh khổ cực của nông dân thời bao cấp, để mọi người luôn nhớ ơn người nông dân đã làm ra những hạt gạo trắng trong chắt lọc tinh hoa của đất trời nghìn năm muôn thuở.


    “Ai ơi bưng bát cơm đầy

    Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”.


    Đó là cách phát biểu trực tiếp, có tính chất luân lí, hơi nghiêng về lí trí. Còn trong bài thơ này, Trần Đăng khoa để thực tế nói lên. Bão dập, nắng lửa, mưa dầm, thiên nhiên của đất nước Việt Nam đới khắc nghiệt này đã đổ vào đầu bà con nông dân bao nhiêu nhọc nhằn để làm ra hạt gạo, mà cụ thể nhất là bà mẹ của mình. Bà phải đổ mồ hôi sôi nước mắt để có hạt gạo nuôi chúng ta ăn học.


    Hình ảnh những hạt gạo còn gắn liền với lịch sử xa xưa lâu đời cùng theo người ra chiến trường, là quà, tình cảm của hậu phương gửi ra tiền tuyến, hạt gạo dẻo thơm là sức sống, để tăng cường sức khỏe cho người lính tiếp tục đứng vững chiến đấu kiên cường.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy