Bài văn phân tích bài thơ "Tiếng gà trưa" của Xuân Quỳnh số 7

Nhắc đến chiến tranh, chúng ta thường hình dung ra sự hiểm nguy, sự bạo tàn của khói lửa chiến tranh. Khi viết về đề tài chiến tranh, đề tài người lính thì các tác giả thường có xu hướng tái hiện lại không khí dữ dội, ác liệt của chiến tranh hay xây dựng hình tượng về những người lính anh hùng, quả cảm.


Cũng viết về đề tài chiến tranh, nhưng bằng tâm hồn nhạy cảm của người phụ nữ, Xuân Quỳnh không tái hiện lại cái dữ dội của chiến tranh mà khai thác ở khía cạnh nhạy cảm hơn, đó chính là đời sống tinh thần của con người khi ra lính. Bài thơ "Tiếng gà trưa" thể hiện sâu sắc điều này.


Ngay trong phần ở đầu của bài thơ, nhà thơ Xuân Quỳnh đã mở ra một không gian hành quân của những người lính, sau những chặng hành quân đầy mỏi mệt thì họ đã dừng chân bên một xóm nhỏ. Và tại đây, âm thanh của cuộc sống vọng lại khiến cho họ nhớ về những kí ức của tuổi thơ, cảm xúc về quê hương cũng chợt ùa về trong tâm trí:


“Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ

Cục…cục tác cục ta”


Tiếng gà nhảy ổ vọng lại từ xóm nhỏ đã có tác động mạnh mẽ đến tinh thần, cũng như tâm hồn của những người lính. Tiếng gà “Cục cục tác cục ta” quen thuộc mà vô cùng thân thương đối với mỗi con người- bởi vì nó gắn liền với cuộc sống đời thường, gắn liền với những kí ức của tuổi thơ. Bởi vậy khi nghe tiếng gà nhảy ổ thì những người lính cảm thấy những mỏi mệt của cuộc hành trình như bị xua tan, những kí ức của tuổi thơ cũng tràn về như thác lũ:


“Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ”


Không chỉ âm thanh tiếng gà thân quen mà cả những hình ảnh mà những người lính quan sát được cũng gợi lên bao cảm xúc, đó là hình ảnh của những ổ rơm đầy ắp những quả trứng hồng. Màu sắc rực rỡ của những con gà mái hoa mơ, hay màu lông vàng óng của những chú mái vàng khiến cho bức tranh trưa hiện lên sống động và gợi ra cho chúng ta một cảm nhận, đó chính là không khí chiến trường như bị đẩy lùi về phía sau, trước mắt người đọc là bức tranh về sự sống.


“Tiếng gà trưa

Ổ rơm hồng những trứng

Này con gà mái mơ

Khắp mình hoa đốm trắng

Này con gà mái vàng

Lông óng như màu nắng”


Xúc động hơn nữa, ấm áp hơn nữa đó chính là hình ảnh, âm thanh của tiếng gà đã gợi dậy trong tâm hồn của những người lính hình ảnh của người bà đầy thân thương cùng những kí ức , kỉ niệm của hai bà cháu:


“Tiếng gà trưa

Có tiếng bà vẫn mắng

Gà đẻ mà mày nhìn

Rồi sau này lăng mặt

Cháu về lấy gương soi

Lòng dại thơ lo lắng”


Hình ảnh người bà hiện lên đầy tự nhiên như một miền kí ức chợt được gợi mở. Cũng trong không gian trưa, trong tiếng gà ấy rộn không gian có tiếng của bà “Có tiếng bà vẫn mắng”, bà đã mắng yêu đứa cháu vì nhìn những con gà đang đẻ, theo quan niệm dân gian xưa thì nhìn gà đẻ sẽ bị lang mặt, trở nên xấu xí. Bà đã nhắc nhở đứa cháu khiến cho người cháu lo lắng mà về nhà lấy gương soi. Người bà hiện lên trong chốc lát nhưng lại khiến cho người đọc cảm động khôn nguôi. Bởi trong chiến tranh vẫn ấm lên thứ tình cảm đẹp như thế, đó là tình bà cháu, tình cảm gia đình.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy