Bài văn phân tích "Cảm hoài" của Đặng Dung số 3
Tự hào hai tiếng thiêng liêng – Việt Nam, nước Việt ta có bề dày lịch sử lâu dài trong suốt bao nhiêu năm dựng nước và giữ nước. Cứ khi có chiến tranh xảy ra thì dân tộc ta lại đoàn kết chống lại kẻ thù. Nếu như đã có một thời hào khí Đông A như vang vọng thì nguồn hào khí đó đã khiến cho Đặng Dung lấy cảm hứng viết ra tác phẩm đặc sắc “Cảm hoài”.
Đặng Dung là một vị tướng tài ba, có tài văn chương nhưng nhắc đến thơ thì dường như toàn bộ bức chân dung của con người ông dường như đã lột tả được một cách vô cùng sâu sắc. Bài thơ “Cảm hoài” cũng thể hiện khát vọng được cống hiến tài năng, sức lực cho dân, khát vọng được dân hiến cho đất nước của mình cho dù là tuổi đã cao.
Thế sự du du nại lão hà
Vô cùng thiên địa nhập hàm ca
Dịch:
Việc đời man mác, tuổi già thôi
Đất rộng trời cao chén ngậm ngùi
Đây chính là một con người luôn có ý thức trước trách nhiệm với đất nước, với dân tộc nên lúc nào tác giả Đặng Dung cũng mang trong mình khát khao được cống hiến. Ở ông luôn luôn khao của nhà thơ gặp những giới hạn nhất định chính là một giới hạn về tuổi tác
Thế sự du du nại lão hà
Thế rồi chính việc đời dù còn mênh mông, có biết bao nhiêu việc cần cống hiến cần dốc sức hoàn thành, thế nhưng chính bản thân mình dù mang những khát vọng, hoài bão có được dâng hiến nhưng mình đã biết được mình làm sao. Câu hỏi đó thì nhà thơ cũng đã tự vấn với chính mình và luôn luôn day dứt đối với tuổi già của chính mình.
Vô cùng thiên địa nhập hàm ca
Câu thơ này ý muốn nói cuộc đời rộng lớn vô cùng, đành thu cả vào cuộc say ca. Khi đứng trước những khát khao lớn thế nhưng vì bất lực trước tuổi già nên nhà thơ chỉ có thể tự thu mình vào những cuộc say ca. Giống như để tìm đến một thú vui mà tạm quên đi những nỗi khắc khoải trong lòng. Chính vì thế mà sự cố gắng ấy trở nên vô ích, chính bởi Đặng Dung chính là một người trách nhiệm cho dù có tự quên đi hay cố tình làm cho quên nỗi buồn trong lòng của ông dường như cũng cứ thật day dứt và tự vấn:
Thời lai đồ điếu thành công dị
Vận khứ anh hùng ẩm hận đa
(Gặp gỡ thời cơ may những kẻ
Tan tành sự thế luống cay ai)
Có thể nhận thấy được ở trong hai câu thơ này, nhà thơ Đặng Dung dường như cũng đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của thời cơ và sự tiếc nuối khi vận số đã hết. Tất cả những vấn đề nhà thơ nêu ra có liên quan đến tư tưởng định mệnh trong Nho giáo, nhà thơ cũng đã cho rằng khi thời cơ đến thì ngay cả những kẻ tầm thường nhất như người bán thịt, bán cá thì cũng sẽ dễ dàng đạt được những thành công nhất định. Thực sự đó cũng chính là yếu tố thời cơ, bởi nếu thời cơ không đến thì dù tài giỏi đến đâu hay anh hùng như thế nào đi nữa thì cũng khó có thể làm nên việc lớn. Chính bởi không có hoàn cảnh cụ thể, mục tiêu cụ thể để thể hiện tài năng. Thế nhưng chính vì ngược lại, nhà thơ cũng nêu ra sự bi đát, thất vọng của những bậc anh hùng dù mang trong mình những chí khí lớn nhưng cũng không thành công vì đã hết thời, đành nuốt hận. Thế rồi ở đây ta có thể thấy hình ảnh của chính Đặng Dung trong câu thơ này, nhà thơ tự chế giễu, mỉa mai mình đã hết vận số, dù có mong mỏi nhưng cũng không thể làm gì để có thể cống hiến cho dân, cho nước.
Trí chủ hữu hoài phù địa trục
Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà
Dịch
(Phò vua bụng những mong xoay đất
Gột giáp sông kia khó vạch trời)
Thế rồi chính những câu thơ này nhà thơ Đặng Dung lại thể hiện khát vọng lớn trong suốt cuộc đời mình. Thực sự đó cũng chính là dốc lòng giúp đỡ vua chúa, những mong làm nên được nghiệp lớn, rồi như chống đỡ được trục quả đất “Trí chủ hữu hoài phù đại trục”. Thông qua đây ta cũng có thể thấy những khát vọng của nhà thơ thật đẹp, thật vĩ đại. Tác giả Đặng Dung là con người có tài năng lại có chí. Tác giả như không hề mang các thế mạnh ấy để có thể mưu nghiệp cho bản thân và trung thành với nhà vua. Chính với khát vọng ấy được thể hiện ngay trong câu thơ sâu sắc “Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà” tức nhà thơ muốn rửa sạch giáp binh nhưng lại chẳng có cách nào kéo sông Ngân xuống. Việc rửa sạch giáp binh là gột sạch những những đau thương, chết chóc còn in hẳn trên đó, nó là máu, là sự hi sinh. Có bao giờ con người không còn phải đối mặt với chiến tranh thì cuộc sống mới bình yên và hạnh phúc. Chính với cái khát khao đến một cuộc sống không còn binh lửa, chết chóc ấy nhưng nhà thơ cũng thể hiện sự bất lực khi không thể kéo sông Ngân xuống.
Quốc thù vị báo đầu tiên bạch
Kỉ độ Long Tuyền đới nguyệt ma
Dịch
(Đầu bạc giang san thù chưa trả
Long tuyền mấy độ bóng trăng soi)
Đọc đến hai thơ cuối cùng, nhà thơ Đặng Dung dường như cũng đã lại trở về với nỗi trăn trở, buồn bã của bản thâ. Thực sự đó cũng chính là sự mâu thuẫn giữa khát vọng được dâng hiến với giới hạn của đời người. Nhà thơ Đặc Dung cũng sẽ nhận thấy mối thù chung của dân tộc vẫn còn đó nhưng đầu cũng đã bạc đó là “Quốc thù vị báo đầu tiên bạch”. Thêm với đó chính sự khát khao của nhà thơ trong việc dâng hiến còn thể hiện ở hành động đầy quyết tâm bằng câu “Kỉ độ Long Tuyền đới nguyệt ma”. Câu thơ có ý nghĩa cũng đã bao phen đội trăng để mài gươm báu Long Tuyền.
Tóm lại bài thơ “Cảm hoài” dường như cũng chính là sự bộc lộ nỗi niềm, tâm sự của một con người nhập thế, luôn luôn hết lòng với dân tộc, với đất nước. Nhà thơ Đặng Dung cũng đã nguyện đem hết tài trí, sức lực hiến dâng cho sự nghiệp lớn, tiêu diệt quân thù đồng thời cũng mong muốn báo đền nợ nước. Bài thơ có âm hưởng bi tráng, triết lí sâu sắc ẩn chứa trong đó nỗi uất hận ngút trời, chí lớn khôn nguôi, tấm lòng vằng vặc. Bài thơ “Cảm hoài” được biết đến không chỉ là bức chân dung về con người cũng như khí phách của Đặng Dung mà còn là tác phẩm tiêu biểu cho hào khí Đông A một thời.