Bài văn phân tích "Cảm hoài" của Đặng Dung số 8

Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã trải qua biết bao thăng trầm. Song song với lịch sử phát triển của dân tộc là lịch sử của một nền văn học truyền thống, ở mỗi giai đoạn mỗi thời kì lịch sử khác nhau lại có những thế hệ nhà văn nhà thơ khác nhau góp tên mình vào bản đồ văn học nước nhà. Trong thời kì văn học Trung Đại Việt Nam ta không thể không nhắc tới Đặng Dung một tác giả trong thời kì hào khí Đông A, ông đã viết lên một tác phẩm mà đến tận bây giờ vẫn được người đời lưu truyền đó là tác phẩm “ Cảm hoài”.


Cảm hoài là một bài thơ tự sự bằng chữ Hán, được sáng tác trong hoàn cảnh khi ông đem quân giúp vua Trùng Quang Đế. Cảm hoài thể hiện ý chí tinh thần sắt đá của chân dung người anh hung tuy không gặp thời, gặp thế nhưng vẫn nuôi trong mình ý chí lớn. Đặng Dung không chỉ là một vị tướng tài ba mà còn có tài văn chương xuất trúng. Nhắc đến thơ của ông, dường dường như hiện lên cả chân dung con người ông được lột tả một cách sâu sắc qua từng câu thơ. Mở đầu bài thơ với hai câu thơ ngắn gọn nhưng đã thể hiện dc khát vọng của tác giả. Khát vọng được cống hiến tài năng, sức lực cho dân cho nước. Nhưng đồng thời cũng thể hiện sự bất lực của chính tác giả, bất lực trước tuổi tác đã cao mà trí lớn chưa thành.


Thế sự du du nại lão hà

Vô cùng thiên địa nhập hàm ca.


Luôn ý thức về trách nhiệm của bản thân mình trước đất nước và dân tộc thì tác gải lại càng thất vọng về hạn định về mặt tuổi tác, nhưng cũng không vì thế không vì tuổi tác mà quên đi khát khao trong chính bản thân tác giả. Theo tác giả việc đời dù có mênh mông bao nhiêu nhưng còn cống hiến được thì cần dốc hết sức để hoàn thành “ Thế sự du du nại lão hà”. Trong hai câu thơ đầu tiên này ta có thể thấy sự tài tình của tác giả khi đã đưa vào hai câu thơ trên thủ pháp tương phản, để làm đối lập những hình ảnh sự việc được nói đến cho thấy sự đối lập theo con mắt của tác giả. Trong câu thơ đầu tiên là sự đối lập giữa việc đời dằng dặc đối với hiện thực ta đã già rồi, ở câu thơ thứ hai là sự đối lập giữa trời đất mênh mông và cuộc rượu hát ca. Qua những hình ảnh đối lập này ta có thể thấy giới hạn của tự nhiên, sự mênh mông của trời đất “ vô cùng thiên tận” và “thế sự” là không bao giờ kết thúc chỉ có đời người và cuộc vui thì rồi cũng sẽ đến lúc tàn. Đó là sự đối lập giữa cái vô cùng của cuộc đời với cái hữu hạn của đời người. Cả hai câu thơ như lắng lại chút xót xa trong lòng người đọc như cũng đang xót xa cho chính mình. Từ đó ta có thể thấy được tâm trạng buồn bã và đau đớn của tác về nhân thế.


Thời lai đồ điếu thành công dị

Vận khứ anh hùng ẩm hận đa.


Biết chăng có mấy anh hung thời xưa gặp thời gặp thế? Nói đến thời thế khi gặp thời gặp thế thì kể cả những người bình thường cũng làm lên cơ nghiệp lớn. Còn bậc đấng anh hùng, nếu không gặp thời gặp thế thì cũng chẳng khác kẻ phàm nhân. Ở đây tác giả đã mượn chuyện Phàn Khoái bán thịt, Hàn Tín câu cá sau giúp hán Cao Tổ làm nên nghiệp lớn. Ở đây tác giả không muốn chê họ là những kẻ tầm thường, bất tài mà chỉ chủ yếu để nhấn mạnh rằng người anh hùng mà không gặp thời vận thì cũng chỉ biết ôm hận người bình thương nhưng gặp thời vận lại có thể làm nên nghiệp lớn. Tuy là một đấng anh hùng nhưng ở chính hai câu thơ này tác giả lại tự chế giễu mỉa mai chính mình đã hết vận số dù có mong mỏi cũng không thể làm được gì để có thể cống hiến cho dân cho nước. Đi từ những hạn định được chính ông xác định về mặt nhân thế, tác giả chuyển sang nhấn mạnh về tầm quan trong của thời thế trong việc giúp dân giúp nước. Ở hai câu thơ tiếp theo tác giả lại nói lên khát vọng lớn trong suốt cuộc đời minh.


Trí chúa hữu hoài phù địa trục

Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà.


Ở đây xuất hiện hai hình ảnh “ phù địa trục” và “ vãn thiên hà”, hai hình ảnh này đều là những hình ảnh đẹp có sức diễn tả khát vọng lớn lao. “ Phù địa trục” ở đây có nghĩa là xoay trục đất lại còn “ vãn thiên hà” có nghĩa là kéo tuột sông Ngân Hà xuống. Cả hai hình ảnh này đều mang tính phóng đại để thể hiện khát vọng cao cả của Đặng Dung đem hết sức mạnh, tài trí của mình để giúp cho đất nước mang lại nền thái bình cho nhân dân. Đồng thời nó cũng thể hiện sự bất lực của ông khi tuổi đã già, qua hai câu thơ ta có thể thấy tâm trạng bi tráng của nhà thơ. Trong thời Trung Đại đứng trước những biến cố của lịch sử các đấng anh hùng cũng không vì thế mà nguôi ngoai đi việc thực hiện trí lớn và Đặng Dung cũng vậy. Khát vọng của ông là dốc lòng giúp đỡ vua chúa những mong làm nên nghiệp lớn ví như chống đỡ được cả trục đất trời. Ta có thể thấy những khát vọng của nhà thơ thật đẹp, thật vĩ đại ông không chỉ là một người vừa có tài lại có trí lớn. Ông không mang những thế mạnh ấy để mưu nghiệp riêng cho bản thân mà luôn luôn trung thành với nhà vua cũng như là cả triều đại mà mình sinh sống. Khát vọng của ông mang tầm vóc vũ trụ, lớn lao muốn bảo vệ cho đất nước, giang san. Không chỉ là con người luôn nuôi trong mình trí lớn đối với sự nghiệp vận mệnh của quốc gia dân tộc mà ông còn luôn đề cao cuộc sống thanh bình không còn chiến tranh, lầm tham và những cuộc li biệt chết chóc. Khát vọng ấy được thể hiện rõ trong câu thơ “ Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà” có nghĩa là muốn rửa sạch binh giáp mà không có cách nào kéo được song Ngân Hà xuống. Rửa sạch giáp như muốn rửa đi sự đau thương trong binh đao loạn lạc. Bao giờ con người không còn phải đối mặt với chiến tranh thì cuộc sống mới bình yên và hạnh phúc. Khát khao đến cuộc sống không còn binh lửa chết chóc nhưng phần nào đó tác giả như đang nói lên sự bất lực của chính bản thân mình.


Quốc thù vị báo đầu tiên bạch

Kỉ độ Long Tuyền đới nguyệt ma.


Đến hai câu thơ cuối bài nhà thơ lại trở về với nỗi trân trở, buồn bã của bản thân,đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng được dâng hiến với giới hạn của đời người. Hai câu thơ thể hiện tráng trí của nhà thơ đó là hình ảnh của “ đầu tiên bạch” và “ Kỉ độ Long Tuyền”. Đây đều là những hình ảnh mang tính ước lệ tương trưng. Câu thơ đầu tiên ý muốn nói đến khát khao dân hiến còn thể hiện ở hành động quyết tâm “ Kỉ độ Long Tuyền đới nguyệt ma”, tức là bao phen đội trăng để mài gươm báu Long Tuyền. Hai câu thơ cuối vừa khắc họa được tâm trạng đau buồn của một kẻ lỡ vận ngậm ngùi nhìn cuộc đời trôi đi bao nhiêu hoài bão vẫn còn dang dở. Tuy nhiên điều làm cho bài thơ không mang tính bi quan là sự xuất hiện của hình ảnh bao phen mài gươm dưới nguyệt. Hình anh này tô đậm khí chất của đấng anh hùng hay cũng chính là tác giả.


Bài thơ là chuỗi dòng cảm xúc bộc lộ nỗi niềm của một con người nhập thế, hết lòng với dân với nước. Ông không chỉ nguyện đem hết tài trí sức lực của mình cho dân cho nước, cho sự nghiệp lớn mà còn thể hiện khát vọng cho nhân dân có được một cuộc sống thanh bình không có sự đau thương. Bài thơ mang âm hưởng bi tráng, triết lí sâu sắc, uất hận ngút trời, chí lớn không nguôi cùng với tấm lòng cao cả. Bài thơ không chỉ là bức chân dung về con người khí phách của tác giả mà còn thể hiện sự hào hùng của hào khí Đông A.

Hình minh hoạ
Hình minh hoạ

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy