Bài văn phân tích "Cảm hoài" của Đặng Dung số 9
Đặng Dung là danh tướng đời Hậu Trần, theo Trần Trùng Quang chống giặc Minh, lập được nhiều chiến công rất oanh liệt, về sau ông bị giậc bắt, giải về Trung Quốc, dọc đường nhảy xuống sông tự tử. Ông chỉ để lại một bài thơ duy nhất, bài “Cảm hoài” được coi là bài thơ bi hùng nhất trong nền văn thơ cổ điển Việt Nam đầu thế kỉ XV. Nguyên tác bằng chừ Hán, viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật:
“Thế sự du du nại lão hà,
Vô cùng thiên địa nhập hàm ca.
Thời lai dồ điếu thành công dị,
Vận khứ anh hùng ẩm hận đa.
Trí chủ hữu hoài phù địa trục,
Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà.
Quốc thù vị báo đầu tiên bạch,
Kỉ độ long tuyền đái nguyệt ma”.
Cuối thế kỉ XIV, nhà Trần suy vong. Hồ Quý Ly đã cướp ngôi nhà Trần lập ra triều đại mới. Nhưng chẳng bao lâu, nhà Minh đem quân sang xâm lược nước ta: “Quân cuồng Minh đã thừa cơ gây họa – Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh” (Bình Ngô đại cáo). Nước ta bị quân giặc chiếm đớng, thành Thăng Long bị chúng đổi thành Đông Quan. Dân tộc ta chìm trong đau thương tang tóc. Cha con Hồ Quý Ly bị giặc bắt đưa về Trung Quốc. Một bộ phận quý tộc nhà Trần tổ chức kháng chiến, tiêu biểu là Trần Ngỗi và Trần Quý Khoáng. Nhưng đại sự không thành, nhiều anh hùng bị giặc bắt, bị giặc giết, trong đó có Đặng Dung. Bài thơ “Cảm hoài” được Đặng Dung viết trong những năm tháng cầm quân đánh giặc cứu nước. Bài thơ là tiếng nói, là nỗi lòng của một thế hệ anh hùng cay đắng trước cảnh nước mất, nhân dân lầm than, quyết chiến đấu phục thù rửa hận.
Hai câu đầu phản ánh “thế sự” nước ta vào những năm 1407, 1408, 1409… khi quân “cuồng Minh” như sóng dữ ngập tràn non sông Đại Việt. Như một tiếng than khi đứng nhìn thời cuộc: “Việc đời thì dằng dặc mà ta đã già rồi, biết làm thế nào..:”. Đúng là lòng dạ bối rối. Và đó là bi kịch của, người anh hùng: “Thế sự du du nại lào hà – Vô cùng thiên địa nhập hàm ca” (Việc đời bối rối tuổi già vay – Trời đất vô cùng một cuộc say). Nói rằng “thiên địa nhập hàm ca” là biểu lộ một thái độ về sự đảo điên trong cuộc đời. Câu 1 và câu 2 tương phản về mặt ý nghĩa đã nói lên “nỗi lòng” cảm hoài của nhà thơ. Hai câu trong phần “thực” đối nhau nêu bật “gặp thời” và “thất thế” đối với người anh hùng. Như một chiêm nghiệm lịch sử đầy cay đắng:
“Thời lai đồ điếu thành công dị,
Vận khứ anh hùng ẩm hận đa
Đồ điếu là đồ tể, mổ thịt; điếu: câu cá. Gặp thời, những kẻ “đồ điếu’ cùng dễ dàng làm nên công trạng, sự nghiệp lớn. Câu thơ gọi nhớ đến những nhân vật như Phàn Khoái bán thịt chó, Hàn Tín câu cá, về sau giúp Lưu Bang mà làm nên sự nghiệp lớn. Trái lại, nhiều anh hùng thất thè (vận khứ) phải nếm, phải uống nhiều hận (ẩm hận đa). Lịch sử từ bao đời nay đà cho ta thấy rõ điều nhà thơ cảm hoài. Trong câu thơ như có nhiều lệ. Đây là lời thơ dịch khá hay của Phan Kế Bính:
“Trí tiện gặp thời, nên củng dễ,
Anh hùng lỡ bước, ngẫm càng cay”.
Sau trăm năm đã trôi qua, biết bao vật đổi sao dời, “phế, hưng mây lớp” mà ba chữ “ẩm hận đa” vẫn làm nhức nhối lòng người. Đó là nỗi cảm hoài vậy… Đó là nỗi cay đắng của người anh hùng thất thế, lỡ bước. Phần “luận” nói lên chí lớn của người ạnh hùng. Hình tượng thơ kì vĩ tráng lệ:
“Trí chủ hữu hoài phù địa trục,
Tẩy bỉnh vô lộ vãn thiên hà”.
Trên đường mưu đồ nghiệp lớn, cha bị Trần Ngỗi giết oan, ông đặt quyền lợi dân tộc lên trên hết, vẫn dãi gió dầm sương, xông pha trận mạc, để phò chúa, cứu nước, mong đem lại thái bình cho dân tộc. “Phù địa trục” (nâng trục đất), “vãn thiên hà” (lôi sông ngân hà xuống) là hai hình ảnh kì vĩ, mang kính thước và tầm vóc vũ trụ, nói lên chí khí và khát vọng anh hùng trong thời loạn. Hai câu thơ hô ứng, đối chọi nhau, tạo nên giọng điệu anh hùng ca đầy ấn tượng. Câu thơ dịch khá hay, lột tả được ý vị cổ điển, trang trọng của vần thơ tráng lệ.
“Vai nghiêng trái đất mong phò chúa,
Giáp gột sông trời khó vạch máy”.
Hình ảnh người anh hùng mài gươm dưới ánh trăng đã “mấy độ”, trải qua nhiều năm tháng, mái tóc nay đã bạc, gợi lên màu sắc bi tráng. Trăng đã tà. Tuổi đã già. Thế mà “quốc thù” vần đè nặng tâm hồn nhà thơ:
“Quốc thù vị báo đầu tiên bạch,
Kỉ độ long tuyền đái nguyệt ma”.
“Long tuyền” là gươm báu, thanh gươm để giết giặc, trả mối thù nuớc, đem lại thái bình cho đất nước và nhân dân. Đây là hai câu thơ đẹp nhất trong thơ văn Lí Trần, chói sáng “hào khí Đông A”. Đúng như Lí Tử Tấn, một danh sĩ đầu thời Lê đã viết: “Phi hào kiệt chi sĩ bất nâng” (Khóng phải là kẻ sĩ hào kiệt thì không thể làm nổi). Không thể lấy sự thành, bại để luận anh hùng, Đặng Dung là một anh hùng hào kiệt. Bài thơ thấm đượm một tình yêu nước, nhức nhối nỗi đau của người anh hùng lờ bước. Cốt cách thi sĩ lồng trong cốt cách anh hùng.
Đó là tư thế hiên ngang lẫm liệt, cho đến chết vẫn mang nặng mối thù nước không nguôi. Đặng Dung đã “ẩm hận đa”, sự nghiệp “quốc thù vị báo” không thực hiện được. Nhưng khí phách lẫm liệt, lòng yêu nước thiết tha của người anh hùng mãi mãi trường tồn cùng sông núi Đại Việt. Bài thơ “Cảm hoài” cùng với tên tuổi Đặng Dung mãi mãi là bài ca yêu nước chống xâm lăng:
“Thù trả chưa xong, đầu đã bạc,
Gươm mài bóng nguyệt biết bao rày!”.
Đó là “di hận” của người anh hùng vận khứ - lỡ vận. Nửa thế kỉ sau, Nguyễn Trãi trong bài thơ “Quan hải” cũng nói về môi “di hận” ây. Đó là nỗi đau muôn thuở:
“Họa phúc hữu môi phi nhất nhật,
Anh hùng di hận kỉ thiên niên”.
(Họa phúc có mang mối, đâu phải một ngày,
Anh hùng để mối hận mấy nghìn năm sau).