Bài văn phân tích đoạn trích "Cảnh ngày xuân" của Nguyễn Du số 4

Nguyễn Du sinh năm 1820, là một người con của làng quê Tiên Điền, Hà Tĩnh. Vốn là con của một gia đình có truyền thống văn học qua bao đời nên Nguyễn Du được thừa hưởng khả năng văn học từ gia đình cùng với tấm lòng gắn bó, yêu thương với con người đã mang đến màu sắc nhân đạo đặc sắc trong thơ Nguyễn Du. Sống trong thời kỳ xã hội loạn lạc, từng đến nhiều nơi và có trải nghiệm gắn bó với cuộc sống của người dân nên ông hiểu hơn ai hết những vất vả, khổ cực mà những người dân phải gánh chịu, vì lẽ đó là lòng ông luôn hướng về những người khốn khổ, thương cảm và dành họ họ sự yêu thương, cảm thông sâu sắc.


Truyện Kiều là kiệt tác của Nguyễn Du viết về cuộc đời và số phận của người con gái tài hoa bạc mệnh Thúy Kiều, không chỉ xuất sắc trong việc khắc họa chân dung, số phận của nàng Kiều mà Nguyễn Du còn có tài năng miêu tả thiên nhiên bậc thầy, ta có thể thấy rõ điều này qua đoạn trích Cảnh ngày xuân.


Không chỉ thành công trong việc khắc hoạ nhân vật, Nguyễn Du còn mang đến cho ta những câu thơ viết về thiên nhiên đầy gợi cảm, xinh đẹp và êm đềm. Đoạn trích "Cảnh ngày xuân" là một trong những đoạn trích miêu tả cảnh thiên nhiên hay và mượt mà nhất của tác phẩm. "Cảnh ngày xuân" nằm sau đoạn miêu tả chị em Thúy Kiều, được mở đầu bằng bốn câu thơ mượt mà giới thiệu cảnh xuân:


"Ngày xuân con én đưa thoi

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi

Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa"


Nếu hè đến có phượng thắm ve kêu, đông sang có tuyết rơi, bàng trơ trọi lá thì khi xuân về có cánh én chao nghiêng. Chim én chính là đại diện của mùa xuân, đại diện của đất trời ngày xuân. Lúc này đây, trời những áng mây trời xanh thẳm, có "thiều quang" - bầu ánh sáng diệu kỳ, đẹp tươi và ấm áp, có cánh én bay lượn giữa không gian.



"Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa"


Những bãi cỏ non xanh kéo dài như những thảm, xa tít "chân trời" mở ra một không gian rộng lớn, màu xanh mang sức sống mới, mang cả niềm hy vọng của sự an bình, của may mắn và niềm thương. Nếu trên mây trời có bóng dáng những nàng chim én yêu kiều thì dưới chân trời có những thảm cỏ xanh tươi, bát ngát.


Và còn đây nữa cánh hoa lê trắng tinh khôi, được điểm xuyết tự nhiên mà hài hòa nên nền xanh của lá, sắc trắng hoa lê mang nét gợi cảm đầy hấp dẫn, thu hút. Trong thơ cổ Trung Quốc cũng có những câu thơ miêu tả xuân tiết tháng ba bằng những câu thơ rất hay: "Phương thảo niên bích Lê chỉ số điểm hoa".


Nguyễn Du trong tác phẩm này cũng đã vận dụng một cách đầy sáng tạo để viết về nét xuân của dân tộc, nét xuân của Việt Nam, thiên nhiên mang cả hồn đất Việt. Nếu câu thơ cổ gợi xuân bằng hương vị, đường nét, trong thơ Nguyễn Du không chỉ có màu sắc, đường nét và còn thấy cả cái nhịp vận động khẽ khàng nhưng đầy tinh tế của những cánh hoa lê qua nghệ thuật đảo ngữ, đẩy "trắng" lên trước từ "điểm", khiến cho hoa lê như đang bừng nở trong không khí mùa xuân.


Có thể thấy, chỉ bốn câu thơ đầu ấy thôi, mà Nguyễn Du đã vẽ nên một bức hoạ , vừa khoáng đạt, thanh bình lại vừa sinh động, tươi vui. Dường như, lòng người cũng đang thư thái hạnh phúc xốn xang tận hưởng thứ thiên nhiên tuyệt diệu lúc này.


Mùa xuân là mùa của niềm vui sum họp, của những cuộc dạo chơi, những lễ hội vui tươi. Ở Việt Nam, vào tiết tháng ba âm lịch, có lễ hội đạp thanh, tảo mộ truyền thống. Nguyễn Du cũng đã tái hiện lại khung cảnh của lễ hội này qua những câu thơ:


"Thanh minh trong tiết tháng ba

Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh"


Hội đạp thanh là nơi diễn ra cuộc du xuân của mọi người, đặc biệt là những chàng trai, cô gái đang độ xuân thì, đó là những ngày vui mà người ta háo hức mong đợi nhất. Lễ tảo mộ là dịp mà mọi người trong gia đình trở về, cùng nhau ra dọn dẹp mộ ông bà, thắp lên những ngôi mộ nén hương để tưởng nhớ những người quá cố như một sự biết ơn, tri ân sâu sắc. Nguyễn Du bằng sự cảm nhận tinh tế, đã tái hiện lại khung cảnh lễ hội này qua những câu thơ tiếp:


"Gần xa nô nức yến anh

Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân

Dập dìu tài tử giai nhân

Ngựa xe như nước, áo quần như nêm"


Nghệ thuật ngôn từ được sử dụng một cách tài tình qua sự kết hợp hệ thống các tính từ láy và danh từ ghép để vẽ nên khung cảnh đi hội thật vui tươi, phấn chấn, háo hức. "Chị em" ai cũng sắm sửa cho mình những bộ cánh áo thật đẹp để dự hội, gần xa nô nức những" giai nhân, tài tử " dắt tay nhau đi chơi, rủ nhau hò hẹn, trên đường là những "ngựa xe" đông đúc, trên những quần áo lộng lẫy, họ ríu rít như những đàn chim bay về nơi vui chơi tụ họp.


Và đâu đây, ta thấy có bóng hình chị em nàng Kiều tuyệt sắc trong đó, họ cũng đang hòa mình trong niềm vui, sức sống của tuổi trẻ, của những đẹp đẽ thanh xuân lúc này. Sau phần hội vui chơi là đến phần lễ đầy thiêng liêng, long trọng:


"Ngổn ngang gò đống kéo lên

Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay”


Đứng trước linh hồn của những người đã khuất, lòng người cũng không khỏi buồn thương, nhung nhớ, những " ngổn ngang" sâu thẳm tâm hồn. Nhịp thơ chầm chậm buồn như để bày tỏ sự sẻ chia, nỗi niềm của người nơi chốn trần gian vẫn luôn cầu nguyện, mong những điều an ổn nhất gửi đến tổ tiên mình.


Rồi cuộc vui nào cũng đến lúc phải kết thúc, cuộc gặp gỡ nào cũng có lúc chia xa, mời vừa sớm bình minh còn vui chơi, cười nói thì giờ cũng đã thấm thoắt chiều tà, mọi người phải ra về trong niềm tiếc nuối, nỗi bâng khuâng:


"Tà tà bóng ngả về tây,

Chị em thơ thẩn dan tay ra về

Bước dần theo ngọn tiểu khê

Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh

Nao nao dòng nước uốn quanh

Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”


Khi ánh chiều buông cũng là lúc lòng người nhiều những tâm trạng ưu tư. Nếu không gian xuân ở những câu đầu được mở rộng, khoáng đạt thì lúc này đây, không gian dường như bị thu hẹp hơn, cảnh êm đềm có chút buồn vương nhè nhẹ. Chị em Kiều lòng "thơ thẩn" dắt nhau về mà lòng còn tiếc nuối cuộc vui.


Cảnh xuân khi chiều xuống nhẹ nhàng, yên ả nhưng không vui tươi và sinh động như trước. Những từ láy "nhỏ nhỏ", " thanh thanh" ,"nao nao" lại càng gợi cảm giác xuyến xao, lưu luyến. Trong đoạn cuối này, tác giả đã sử dụng nghệ thuật "tả cảnh ngụ tình" đầy độc đáo, cảnh mang màu của tâm trạng, gợi tâm trạng của người về lúc bấy giờ.


Thơ hay không chỉ đẹp thôi đâu mà nó còn có tình trong đó. Thơ hay đâu chỉ nói lên giấc mộng, nỗi lòng người thi sĩ mà còn nói lên khát khao, mơ ước của những người thưởng thức. Đoạn trích "Cảnh ngày xuân" đã cho thấy một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tài năng xuất chúng của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy