Bài văn phân tích đoạn trích "Hai cây phong" số 8

Trong số các nhà văn của đất nước Liên Xô cũ, có lẽ Tsin-ghi-dơ Ai-má-tốp là người gần gũi với người đọc Việt Nam nhất. Truyện của ông, từ Ja-mi-li-a,..., Vĩnh biệt Gưn-xa-rư, đến Ngày dài hơn thế kỷ đều có bóng dáng của quê hương Cư-rơ-gư-xtan, đều phản ánh phong tục tập quán, đấu tranh cho cuộc sống tiến bộ, đạo đức và tình cảm tốt đẹp của con người... Một trong những tình cảm khiến truyện của Ai-ma-tốp gần gũi với người đọc Việt Nam có lẽ là tình cảm thầy trò mà truyện ngắn Người thầy đầu tiên là truyện tiêu biểu.

Truyện ghi lại hoạt động của một đoàn viên thanh niên chấp hành sự điều động của tổ chức, dù học lực chưa được là bao, về xây dựng một ngôi trường ở nơi người dân chưa hề biết đến con chữ. Cô bé An-tư-nai mồ côi sống trong gia đình chú thím ở làng Ku-ku-rêu, chẳng được học hành, và phải chịu sự giám sát, sai khiến hà khắc của bà thím. Đuy-sen được Đoàn Thanh niên Cộng sản cử về làng để mở trường, đã kịp thời cứu giúp, cho em đến trường học. Một hôm, Đuy-sen mang về trường hai cây phong non và bảo em: “Hai cây phong này thầy mang về cho em đây. Chúng ta sẽ cùng trồng. Và trong khi chúng lớn lên, ngày một thêm sức sống, em sẽ trưởng thành, em sẽ là một người tốt... Em bây giờ trẻ măng như một thân cây non, như đôi cây phong nhỏ này...”.

Bà thím ác nghiệt ép gả bán An-tư-nai làm vợ lẽ cho người ta. Một lần nữa, An-tư-nai được thầy Đuy-sen giải thoát, được lên tỉnh học, rồi đến học tiếp ở Mát-xcơ-va, sau trở thành nữ viện sĩ An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va. Còn thầy Đuy-sen, bấy giờ đã già, làm nghề đưa thư...

Đoạn văn mà chúng ta phân tích nằm ở phần đầu của truyện ngắn. Phần truyện này được viết bằng hai mạch văn lồng ghép vào nhau. Một mạch văn mà nhân vật kể là “tôi” - nhân danh bản thân của mình giới thiệu ngôi làng, vị trí của hai cây phong và nêu cảm hiểu của mình về chúng. Mạch văn khác nhân danh “chúng tôi” - do nhân vật “tôi” nhớ và kể lại như là hồi ức về một quãng đời đã từng sống cùng hai cây phong ở trong làng.

Sau khi giới thiệu vị trí và đặc tính về địa lý của ngôi làng Ku-ku-rêu, nhân vật “tôi”, giờ đã là họa sĩ, giới thiệu hai cây phong: “Phía trên làng tôi, giữa một ngọn đồi, có hai cây phong lân. Tôi biết chúng từ thuở bắt đầu biết mình”. Ấy là giới thiệu vị trí của hai cây phong, và mốc thời gian mà nhân vật “tôi” nhận biết được hai cây phong ấy. Thật thú vị khi đọc câu văn “Tôi biết chúng từ thuở bắt đầu biết mình”. Thú vị là ở chỗ nó vừa chính xác vừa mơ hồ, đồng thời cũng là thông báo cho người đọc biết hai cây thông ấy xuất hiện ở làng trước khi nhân vật “tôi” nhận biết được sự có mặt của mình. Và nhân vật “tôi” nêu cảm nhận về vị ưí của hai cây phong lớn ấy. Đấy là một vị trí mà bất cứ ai đi từ hướng nào “cũng đều trông thấy hai cây phong đó trước tiên”, rồi so sánh chúng “nhưnhững ngọn hải đăng đặt trên núi”. Nếu biết “hải đăng” là ngọn đèn biển, thường dựng ở một mũi đất hoặc một hòn đảo để hướng dẫn tàu thuyền đi lại ngoài khơi hoặc ra vào bến cảng thì sẽ nhận ra ý nghĩa trân trọng hai cây phong của nhân vật “tôi” qua sự so sánh ấy. Nó như cây đa đầu làng đối với người Việt Nam khi sống ở nơi xa có dịp trô về làng cũ.


Cảm nhận về hai cây phong càng lúc càng sâu sắc hơn là ở lời tâm sự “cứ mỗi lần về quê, khi xuống xe lửa đi qua thảo nguyên về làng, tôi đều có bổn phận đầu tiên là từ xa đưa mắt tìm hai cây phong thân thuộc ấy”. Tại sao việc đưa mắt tìm hai cây phong được nhân vật “tôi” coi là “bổn phận đầu tiên” mà không là một việc khác? Có phải là vì chúng giữ vị trí dẫn đường, vì những ấn tượng thời thơ ấu, hay vì chúng đẹp qua cái nhìn của nhân vật “tôi” nay đã là họa sĩ? Hình như ngoài những điều ấy, hai cây phong còn ẩn chứa điều bí ẩn nào đó cuốn hút tâm hồn nhân vật “tôi”, khiến nhân vật “tôi” cảm nhận hai cây phong sinh đôi ấy khác hẳn với các loại cây khác, “chứng có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu”.

Từ cảm nhận ấy, nhân vật tôi tập trung miêu tả tiếng lá reo của hai cây phong như hơi thỏ, tiếng nói cười của hai con người. Ai-ma-tốp không chỉ vận dụng thi giác để thấy cây nghiêng ngả, “lay động lá cành vận dụng thính xác để nghe được “tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau” mà còn vận dụng cả trí tưỏng tượng phong phú của người họa sĩ khi miêu tả hai cây phong sinh đôi giữa đồi cao lộng gió. Nhà văn đã sử dụng tối đa nghệ thuật so sánh để mô tả tiếng phong reo theo tâm trí tưởng tượng của nhân vật, lúc thì “tưởng chừng như một làn sóng thảy triều ”, lúc thì “lại cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào ”, lúc thì “reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực”. Rõ ràng với lối miêu tả hình ảnh thực xen lẫn với tâm trí tưồng tượng ây, nhà văn đã mang đến cho người đọc hai cây phong mang tâm hồn bí ẩn. Với nhân vật “tôi”, dù hiểu được điều bí ẩn của hai cây phong, nhưng đó chỉ là hiện tượng vật lý. Còn về tình cảm thì “Tuổi trẻ của tồi đã để lại nơi ấy, bên cạnh chứng như một mảnh võ cửa chiếc gương thần xanh..”. Nó đã là điều thuộc về tâm linh, sự gắn bố tự nhiên với hai cây phong từ thuở còn thơ đại mà đến tận ngày nay nhân vật “tôi” vẫn “Mong sao chóng về với làng, chóng lên đồi mà đến với hai cây phong”.

Một mạch văn xuyên suốt, nhân vật “tôi” đã nhân danh mình để nói lên tình cảm gắn bó với ngôi làng Ku-ku-rêu, nhất là với hai cây phong sinh đôi. Ấy là mạch văn miêu tả những gì thuộc về cá nhân. Nhưng khi nhắc đến “tuổi trẻ cửa tôi đã để lại nơi ấy” thì danh xưng và mạch văn thay đổi bằng lối văn hồi ức, miêu tả lại hoạt động của “bọn con trai chúng tôi trong đó có nhân vật “tôi”. Hình ảnh quá khứ, nhất là lần cùng với bạn chạy ào lên chỗ hai cây phong để phá tổ chim hiện về như cảnh phim quay chậm. Những đoạn văn hồi ức đã làm sống lại thời tuổi thơ trong sáng của nhân vật tôi cùng bạn bè với hai cây phong. Người và cây thật gần gũi, thật gắn bó trong những câu văn của Ai-ma-tốp. Người thì “reo hò, huýt còi ầm ĩ chạy lên đồi còn cây thì “nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời chúng tôi đến với bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền ”.


Hai cây phong như hai con người có tâm hồn hòa nhịp với tâm hồn tuổi trẻ. Và còn hơn thế là chắp cánh cho tuổi trẻ, khi ở trên những cành cao nhất “bỗng như có một phép thần thông nào vụt mở ra trước mắt chúng tôi cả một thế gỉớỉ đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng“. Nhờ hai cây phong mà bọn trẻ “chúng tôi” mở rộng tầm nhìn. Từ khoảng hẹp quanh đồi, quanh làng, nay ở trên cành cao nhìn quanh thấy trời đất rộng bao la mà kể từ lúc sinh ra cho đến giây phút trước khi trèo lên cành cây phong cao ngất “chứng tôi“ chưa hề thấy. “Chúng tôi cố giương hết tầm mắt nhìn vào nơi xa thẳm biêng biếc của thảo nguyên và nhìn thấy khổng biết bao nhiêu, bao nhiêu là vùng đất mà trước đây chúng tôi chưa từng biết đến, thấy những con sông mà trước đây chúng tôi chưa từng nghe nói”. Và điều quan trọng khác là những gì được nhìn thây ở chung quanh ấy đã gợi cho “chúng tôi” suy nghĩ về giới hạn của núi sông, cây cỏ, bầu trời và những đám mây...; lắng nghe tiếng gió ảo huyền và tiếng lá cây đáp lại lời gió. Mạch văn ghi lại hồi ức chấm dứt.

Truyện trở lại với mạch kể của nhân vật “tôi” nhân danh bản thân miêu tả hai cây phong và nêu cảm xúc, suy nghĩ một cách gần gũi, sâu xa về chung, kể cả điều mà giờ đây “tôi” mới nêu ra: “Ai là người đã trồng hai cây phong trên đồi này? Người vô danh ấy đã ước mơ gì, [...] đã ấp ủ những niềm hi vọng gì khi vun xới chúng nơi đây, trên đỉnh đồi cao này?”. Và một câu hỏi khác: “Quả đồi có hai cây phong ấy, không biết vì sao ở làng tôi họ gọi là “Trường Đuy-sen”.” Câu hỏi này đã hàm chứa câu trả lời kín đáo cho câu hỏi trên.

Đoạn truyện là lời kể và hồi ức về một quãng đời của nhân vật “tôi”. Qua ngòi bút của T.Ai-ma-tôp, hình ảnh người thầy đầu tiên không tách rời khỏi bao thế hệ học trò mà hai cây phong là biểu tượng của sự gần gũi ấy. Với bút pháp tượng trưng, lời văn trữ tình giàu chất thơ, hai cây phong được diễn tả như hai con người ẩn chứa cái đẹp, cái thiện, hy sinh luôn luôn bị thử thách, và cuối cùng đã chiến thắng, mà cụ thể là nhân vật “tôi", một học trò cũ đã thành danh dù đang ở nơi xa nhưng luôn tìm dịp quay về làng cũ để đến với hai cây phong “nghe mãi tiếng lá reo cho đến khỉ say sưa ngây ngất". Ai-ma-tốp được mọi người biết đến là nhờ cách viết khéo léo lấy.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy