Bài văn phân tích nhân vật Cám trong truyện "Tấm Cám" số 7
Vốn là đất nước giàu truyền thống, giá trị đạo lý làm người, điều đó thấm dần vào trong mỗi áng văn, thơ của dân tộc. Dễ hiểu khi câu chuyện cổ tích Tấm Cám trở nên bất tử, mỗi nhân vật trong đó đều đọng lại trong ta nhiều suy nghĩ thiết thực. Cũng qua sự xây dựng nhân vật Cám đã đem đến cho chúng ta những suy nghĩ sâu sắc hơn về luật nhân quả trong đời sống, sâu trong đó chính là sự gửi gắm nỗi lòng khao khát mơ ước về cái ác luôn phải bị trừng trị và lên án và mơ ước về hạnh phúc công lý của nhân dân lao động Việt Nam xưa.
Với sự hiện diện của thế lực ác trái ngược, nhằm đẩy kịch tính câu truyện lên cao trào gây sự bức xúc mạnh trong lòng người đọc. Trong câu truyện, tác giả dân gian đã thể hiện những nhân vật dì ghẻ và Cám rõ nét về những điều xấu trong tâm hồn, sự ích kỷ, toan tính, xấu xa của họ. Câu truyện chủ yếu là sự mâu thuẫn chính diện của Tấm và Cám, vì Cám chính là người đã trực tiếp thực hiện những hành động xúi giục của người Mẹ, luôn muốn hãm hại Tấm- người con gái đại diện cho sự nhân hậu, hiền lành, xinh đẹp, nết na.
Người đời đã nói rằng “Khác máu tanh lòng”. Điều đó có vẻ đúng với câu truyện của cuộc đời Tấm đang phải trải qua. Do Mẹ mất sớm, Bố Tấm đã đi lấy vợ hai, hai người có con riêng là Cám được nuông chiều bởi mẹ mình từ trong bọc. Đáng tiếc, cô lại thừa hưởng những nét xấu xa trong tâm hồn người mẹ mình.
Sau khi người bố ra đi, Dì ghẻ và Cám càng ngày càng thể hiện rõ đã rắp tâm của mình chiếm trọn tài sản gia đình, còn đối xử với Tấm không ra gì. Qua năm tháng, họ chẳng thay đổi, vẫn ám ảnh, thậm chí muốn chôn vùi luôn cuộc đời Tấm.
Từ sự việc lần bắt cá để tranh phần thưởng từ người Mẹ, cho thấy rằng Cám nhỏ tuổi hơn, nhưng ranh ma, biết lừa lọc chị để cướp công nhằm che đậy sự lười biếng của mình chỉ mải hái hoa, bắt bướm ngoài đồng cả ngày trời, rồi chạy về trước. Bỏ mặc cô Tấm đáng thương, chăm chỉ, vất vả, thật thà cùng con cá bống ở ngoài đồng.
Lủi thủi Tấm đau khổ, mà khóc, nghe theo lời bụt giúp, cô đã tận tụy chăm sóc giúp Bống lớn lên trông thấy ở cái giếng sau nhà. Lần này, Bống đã không thể hãm chân được sự thâm độc, ghen ghét của mẹ con Cám, Bống bị hai người đàn bà đó giết làm thịt không nương tay.
Cũng là lúc Tấm lại phải cất tiếng khóc ai oán. Nhưng sự việc chưa hết, một cơ hội nữa lại đến với Tấm, như một sự giúp đỡ, cảm thông xứng đáng của Bụt đồng hành mỗi lúc cô cần. Hội lớn đã đến, ngày mà nhà vua tuyển chọn vợ, sự ích kỷ của Cám lại nổi rõ hơn, cô nhanh chóng chọn váy vóc đẹp, xúng xính đi trước, dì ghẻ còn hãm chân Tấm bằng mẻ thóc và đậu lẫn lộn, chỉ khiến cô thêm lo sợ, tủi nhục mà khóc nấc.
Mẹ con Cám độc ác tưởng chừng đã khỏi bận tâm về mối lo thêm một người tranh chức Hoàng Hậu. Tấm thiệt thòi đủ đường, nhưng lại được nguồn động lực từ một thế lực thần tiên thấu hiểu và nâng đỡ, sự may mắn vô bờ như một phần thưởng lớn cho cô, Tấm đường hoàng trở thành vợ của nhà Vua, cùng tình yêu đẹp đẽ bù đắp phần nào những tháng ngày vất vả cho cô. Lại một lần nữa, điều này đã nhân đôi sự hận thù trong lòng mẹ con Cám.
Cám vẫn chẳng bao giờ có thể hiểu được những hành động của cô sẽ ảnh hưởng đến tương lai sau này của cô và mẹ mình, nên vẫn lập ra những kế hoạch để giết hại chị để thỏa lòng đố kị, ghen ghét của mình. Cám bỗng trở nên xấu xa vô độ, gây bao sự uất ức đối với người đọc tự khi nào vì sự vô tâm, ác độc của cô.
Sau cái ngày giỗ cha định mệnh ấy là cả sự khóc thầm thương thay cho cô Tấm xấu số, Cám lại thản nhiên tiến cung vua thế chị. Sự trở về của Tấm lần này mạnh mẽ hơn bao giờ hết, bởi “tác giả dân gian” luôn tin trong trái tim họ tồn tại cái thiện ắt sẽ chiến thắng cái ác dù có bao lâu, cũng đã đánh dấu cho sự bắt đầu những chuỗi ngày đầy lo lắng trong Cám và người Dì ghẻ
Sự xuất hiện của Tấm trong sự hóa thân làm chim Vàng Anh quanh quẩn bên Vua, cùng câu nói ám ảnh, làm Cám trở tay không kịp, ngày càng tức giận, cùng Mẹ hãm hại như con cá bống năm xưa. Nhưng lần này đâu phải là hết, vì Cám chưa nhận được bài học nào, hai cây Xoan đào mọc lên, vươn tán rộng từ những chiếc lông chim kia. Điều đó lại lọt vào mắt Cám, họ lại lập mưu, mỗi lần như vậy lại càng lấn sâu vào vũng bùn tội lỗi. Cây đã bị chặt, nhưng khung cửi từ gỗ xoan ấy, lại làm cho Cám e sợ, vì mỗi khi dệt lại nghe lời đe dọa đanh thép từ Tấm.
Điều đó, ta đã thấy được rõ nhưng Cám đã quá bướng bỉnh, muốn rắp tâm tiêu diệt Tấm đến cùng. Một lần nữa, khung cửi bị đốt hóa thành tro bụi, để thỏa mãn ước vọng xấu xa, chà đạp sự sống người khác của Cám. Tấm lại phải trở về, nhưng lần này trong cây thị to lớn nhưng chỉ có đúng một quả. Bà lão bán nước tốt bụng, đã xin được quả thị, cũng đồng thời xin được người con gái hiếu thảo, đảm đang như Tấm.
Hai người sống cuộc sống bình thản, êm ấm cho đến một ngày nhà vua đi vi hành, nhân duyên đã đưa đôi vợ chồng hàn gắn. Tấm được tỏ lòng sau bao xa cách, và cùng trở về bên vua bằng con người xác thịt, và lại còn làm vua ngạc nhiên, vì nàng càng ngày càng xinh đẹp ra.
Có thể nói, bên trong Tấm là suy nghĩ của nhân dân, là người tốt nên được hưởng điều tốt lành nhất, được tái sinh thành người, được hưởng hạnh phúc trọn đời. Còn bên trong Cám chỉ toàn là điều xấu xa vô độ, xấu cả người cả nết từ lúc sinh ra cho đến khi trưởng thành không hề thay đổi mà chỉ chất chồng, đến mức không thể cứu vãn được nữa, nên phải chịu nhận sự “Ác giả, ác báo”.
Ở chi tiết cuối truyện cho ta thấy rõ điều đó, điều đó đã làm cho hai con người kia căm ghét tột độ, cũng bởi họ vì quá ghen tị để được xinh đẹp giống như Tấm mà đã mù quáng, mất đi cả lý trí khi nghe lời Tấm tự đào hố đổ nước sôi để tắm, , để rồi tự đẩy mình đến con đường chết, có lẽ đó như một sự trả giá cay đắng bằng cả mạng sống của mình cho những điều sai lầm cả về nhân cách, cách đối xử của họ với người khác.
Và khi nói về vấn đề mâu thuẫn giữa hai người con gái này, sự gay gắt của Tấm cũng như đại diện cho công lý, cho toàn xã hội.Cám chết, điều đó đọng lại trong mỗi chúng ta những bài học vô giá về luật nhân quả, lời cảnh báo cho những ai đang còn sống ích kỷ, sự “ghen ăn tức ở” với người khác, không chịu khó tìm hiểu, yêu thương đùm bọc những người trong gia đình.
Cũng vì Cám được sinh ra bởi người mẹ đầy mưu mô, xảo trá, độc đoán, sự sai lầm trong cách dạy con, chỉ chăm chăm lo lắng cho con mình, mà không quan tâm đến người khác, đã vô tình biến Cám trở thành kẻ sát nhân.
Cám bất đắc dĩ vừa đáng thương, vừa đáng trách. Đáng trách bởi cô không hề tỉnh táo trong suy nghĩ đến hành động, không biết phân biệt, việc nào nên làm, việc nào không, đã làm ảnh hưởng đến nhân cách, luôn vòi vĩnh, làm theo răm rắp những tội ác mà Mẹ cô đưa ra, sự ngây ngô của cô đã trở thành công cụ tay sai đắc lực cho người Mẹ của mình làm điều xấu tổn hại đến Tấm không nương tay.
Dù cái thiện đã thắng cái ác, nhưng đâu đó vẫn có những suy nghĩ về sự khoan hồng, chủ nghĩa nhân đạo vẫn đầy ắp trong lòng người dân. Có lẽ nếu như công lý có mặt, cũng như được Bụt xem xét, có lẽ Cám sẽ không phải chịu những thứ cay nghiệt - cái chết kia, mà sẽ được hoàn lương, giảm nhẹ tội, giác ngộ, thức tỉnh con người, bởi người cần phải trừng trị thích đáng làm gương cho người đời có chăng chỉ là người Mẹ Cám, cũng là người dì ghẻ của Tấm, người chủ mưu đứng sau toàn bộ câu truyện.
Câu chuyện đã khép lại, văng vẳng lên trong ta vẫn là bài học về sự làm người tử tế, thiện lương, biết tu cái nhân, cái đức để làm mục tiêu sống cao thượng. Biết chia sẻ ngọt bùi với nhau, sống bằng tình người, thấu hiểu, để đưa xã hội càng ngày càng tốt đẹp lên. Và xin đừng giống như một cô Cám thứ hai, bởi nếu ta tham lam, ích kỉ, độc đoán thì ta sẽ nhận lại được những điều như vậy, thậm chí còn cay nghiệt hơn, vì ở đời phải luôn tin rằng luôn tồn tại luật nhân quả