Bài văn phân tích nhân vật Cám trong truyện "Tấm Cám" số 1

Trong kho tàng truyện cổ tích dân gian của nước ta có nhiều truyện cổ hay nhưng truyện cổ tích Tấm Cám luôn có sức sống vô cùng mãnh liệt, gắn liền với tuổi thơ của mọi thế hệ Việt Nam. Truyện cổ tích Tấm Cám thể hiện cuộc chiến không khoan nhượng giữa cái thiện và cái ác trong cuộc sống xã hội thời xưa.


Trong đó có hai nhân vật chính đại diện cho hai phe thiện và ác. Phe thiện chính là nhân vật Tấm người luôn chịu áp bức, bóc lột người chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống. Nhân vât Cám là nhân vật đại diện cho tầng lớp bóc lột, cho những cái xấu cái ác tồn tại trong xã hội. Là một nhân vật luôn tìm cách cướp đi công sức thành quả lao động của người khác.


Những trang viết của truyện cổ tích Tấm Cám thể hiện tinh thần nhân văn sâu sắc của chuyện. Nó thể hiện sự chiến thắng tuyệt đối của cái thiện với cái ác. Những cái ác cuối cùng sẽ bị tiêu diệt, còn cái thiện sẽ được gặp nhiều may mắn, gặt hái được thành quả và hạnh phúc. Đồng thời nó thể hiện sự vùng lên mạnh mẽ của của tầng lớp bị áp bức bóc lột, của những người dân thấp cổ bé họng luôn luôn bị đè nén, cướp bóc.


Nhân vật Cám là một nhân vật đại diện cho cái ác, Cám có mọi đức tính xấu, lười lao động, thích hưởng thụ, thường xuyên nghĩ ra những mưu mô xảo quyệt để bóc lột thành quả của những người lương thiện tốt bụng như Tấm. Khi mẹ của Cám sai Tấm và Cám đi mò cua bắt ốc, nhưng Cám vốn ỉ lại, lười làm nên chỉ mải chơi không chịu mò cua bắt tép, nên khi trời tối trong giỏ của Cám chẳng có gì cả. Nhưng Cám vốn đa mưu túc kế, nên Cám đã nói với Tấm rằng: Chị Tấm ơi chị Tấm đầu chị lấm. Chị hụp cho sâu kẻo về mẹ mắng.


Thể hiện sự khôn ngoan, mưu mô thâm hiểm của Cám. Khi Tấm xuống ao tắm, Cám đã trút giỏ tôm tép của Tấm vào giỏ mình rồi chạy về nhà lấy công với mẹ, để mặc Tấm ngơ ngác, lo lắng với cái giỏ rỗng. Mọi tội trạng Tấm phải gánh chịu, phải nghe những lời chửi bới đánh đập của mẹ kế.


Khi Tấm được nhà vua để ý rồi cưới làm Hoàng Hậu, do đố kỵ với hạnh phúc của Tấm rồi lòng tham nổi lên Cám đã có âm mưu táo bạo hơn, không chỉ là việc cướp một giỏ tôm tép bình thường nữa, mà nó là một tội ác lớn lao hơn. Cám âm mưu giết Tấm để cướp vị trí hoàng hậu của nàng.


Ngày giỗ cha, Tấm về giỗ cha báo hiếu với gia đình nhưng Tấm hiền lành không thể ngờ rằng Cám đang chờ cô với âm mưu lớn. Khi Tấm trèo lên cây cau hái quả thì Cám và mẹ mình ở dưới chặt gốc cây cau khiến cho Tấm ngã xuống ao mà chết.


Cuộc chiên đấu với cái thiện và cái ác chính thức bắt đầu. Sau khi chết Tấm hiểu ra mọi vấn đề, do chết oan nên cô không siêu thoát đầu thai kiếp khác mà linh hồn hóa thành chim vàng anh. Cám do sự thông minh, quỷ quyệt của mình nên sớm nhận ra con chim vàng anh kia chính là linh hồn Tấm. Cám âm mưu giết chim vàng anh ăn thịt.


Điều này cho thấy Cám vô cùng độc ác không hề ân hận trước hành động giết chị cùng cha khác mẹ, mà ngược lại còn ác tới tận cùng không quay đầu hối cải. Cám âm mưu giết chim vàng anh là giết Tấm lần hai. Cám không chỉ giết Tấm một lần mà giết Tấm tới hai ba lần, từ chim vàng anh, khung cửi, cây xoan đào… hễ Tấm hóa thân thành cái gì thì Cám đều âm mưu giết hại. Sự độc ác của Cám là điều không thể chối cái, Cám không bao giờ biết sai, không bao giờ cảm thấy lương tâm cắt dứt ân hận, mà tội ác chồng chất lên nhau.


Chính vì vậy, để tồn tại bắt buộc cái thiện trong cuộc sống phải tìm cách mạnh mẽ vươn lên. Chính vì vậy, Tấm đã tìm cách để lấy lại những gì mình đã mất, tìm lại công lý, cho mình. Sau mỗi lần bị Cám giết hại, Tấm không còn yếu đuối, ngồi khóc nức nở chịu nhịn nhục nữa mà đã kiên cường đứng lên, chống trả lại cái ác, đòi lại công bằng cho chính mình.


Cuối cùng thì Tấm đã lấy lại được vị trí của mình, đòi lại được sự công bằng trong cuộc sống. Còn Cám phải chịu quả báo, chịu thiệt mạng bởi những tội ác mà cô ta gây ra. Cám là một kẻ cho tới chết vẫn không đền hết tội, không chịu hối cải, sống lương thiện mà cô ta vẫn luôn độc ác, độc ác tới tận lúc chết. Vì vậy, việc Tấm trả thù Cám, lừa Cám tìm tới cái chết là một kết quả xứng đáng cho con người mưu mô, nham hiểm, luôn muốn cướp đoạt thành quả hạnh phúc của người khác.

Trong cuộc chiến đấu giữa cái thiện và cái ác, cái thiện luôn luôn chiến thắng, thể hiện niềm tin mong muốn của người nông dân ta thời xưa luôn đứng về phía công lý, lẽ phải.

Bài văn phân tích nhân vật Cám trong truyện
Bài văn phân tích nhân vật Cám trong truyện "Tấm Cám" số 1
Bài văn phân tích nhân vật Cám trong truyện
Bài văn phân tích nhân vật Cám trong truyện "Tấm Cám" số 1

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy